10 dự án tình báo siêu bí mật của quân đội Mỹ

Thứ Hai, 27/06/2011, 15:53
Từ quyển sách mới nhất được tiết lộ mang tựa đề "Khu vực 51 - Lịch sử bí mật hàng đầu về khu căn cứ quân sự tuyệt mật nhất nước Mỹ" của nữ tác giả Annie Jacobsen đã cho thấy có một căn cứ quân sự siêu bí mật đang nằm tọa lạc trong lòng hoang mạc Nevada. Ngoài khu vực 51, trong bài viết này xin đề cập đến 10 dự án tình báo siêu bí mật từng và đang được tình báo Mỹ triển khai trong nhiều sứ mạng khác nhau:

Chiến dịch Argus

Trong giai đoạn 1 của Chiến dịch Argus, các tên lửa hạt nhân được khai hoả từ các tàu trên biển. Trong các ngày 27 và 30/8 và 6/9/1950, các đầu đạn hạt nhân được bắn thẳng vào không gian bởi các tên lửa X-17 từ boong của một chiếc tàu chiến Mỹ neo đậu ở ngoài khơi Nam Phi. Những tên lửa này đã bay 300 dặm ra ngoài không gian.

Lý do của những vụ thử hạt nhân ngoài không gian là gì? Một nhà khoa học lý giải rằng vụ nổ bom hạt nhân trong từ trường Trái đất (bên trên khí quyển Trái đất) có thể tạo ra một xung điện tử làm vô hiệu hoá các loại Tên lửa liên lục địa (ICBM) của Nga. Mặc dù vậy dự án này không tạo ra xung điện từ đủ lớn để làm vô hiệu hoá các ICBM. Dự án trở nên công cốc và tốn kém. 

Dự án Teak và Orange 

Dự án Teak và Orange là 2 thiết bị hạt nhân siêu lớn, nặng khoảng 3,8 Megaton sẽ được cho phát nổ trong bầu khí quyển của Trái đất ngay bên trên đảo san hô vòng Johnston, nằm cách quần đảo Hawaii khoảng 750 dặm về phía Tây. Teak phát nổ ở độ cao 50 dặm và Orange phát nổ ở độ cao 28 dặm bên tầng trên của khí quyển.

Mục đích của những thử nghiệm này là cung cấp cho Mỹ một thước đo áng chừng nếu như Liên Xô có các vụ thử nghiệm tương tự. Những vụ nổ này đã được "bật đèn xanh" vào thời Chiến tranh Lạnh, thập niên 50 và 60 của thế kỷ trước. Sức ảnh hưởng của vụ nổ lên tới 3,8 tấn đầu đạn hạt nhân trong các khoảng cách 18 dặm đến 50 dặm sẽ như thế nào? Bất cứ ai nhìn lên bầu trời mà không có kính bảo hộ sẽ bị mù. Từ Guam đến Đảo Wake đến đảo Maui, bầu trời đang xanh trong chuyển sang đỏ rực, trắng và xám, tạo ra một vầng hào quang kéo dài 2.100 dặm.

Dự án Kempster - Lacroix

Trong sự phát triển của thế hệ máy bay tàng hình đầu tiên của Mỹ, gọi bằng cái tên là "Oxcart", tất cả các ứng dụng công nghệ mới đã được tạo ra tại Khu vực 51 đều được ứng dụng khiến cho máy bay có thể "tàng hình" trước rađa, hay ít nhất chỉ là một hình ảnh nhỏ để lại trên màn hình rađa, nhưng Oxcart vẫn không thể tàng hình tốt lắm.

Dự án Kemper-Lacroix gắn 2 khẩu súng điện khổng lồ nằm ở 2 bên thân máy bay. 2 khẩu súng này sẽ bắn ra một đám mây ion rộng 7,62 mét toả ra phía trước máy bay (Máy bay vẫn bay với tốc độ đạt Mach 3). Đám mây ion vẫn sẽ tiếp tục hấp thụ sóng rađa của đối phương từ dưới đất, làm tăng thêm khả năng tàng hình cho máy bay. Các nhà nghiên cứu té ngửa ra rằng bức xạ có thể tiêu diệt cả phi công. Vì vậy các kỹ sư đã phát triển ra loại lá chắn tia X mà các phi công có thể mặc nhằm bảo vệ chống lại bức xạ. Nhưng rắc rối vẫn cứ xảy ra khiến cho dự án Kemper-Lacroix bị hủy bỏ giữa chừng.

Dự án Kiwi

Trong thập niên 60 của thế kỷ trước, Mỹ đang trên đường chinh phục Mặt Trăng. Ít người biết rằng tại Khu vực 25 (cũng quan trọng không kém Khu vực 51) thuộc Khu thử nghiệm Nevada, các nhà khoa học NASA và AEC đang bắt tay thực hiện một dự án hết sức tham vọng: một chuyến đi đến Sao Hoả bằng tên lửa hạt nhân. Dự án này gọi là "Dự án Tên lửa động cơ hạt nhân" (hay NERVA). Cao 16 tầng, tên lửa mang tên gọi Orion, sẽ đưa 150 thành viên lên Sao Hoả chỉ trong vòng 124 ngày.

Khi chạy lấy đà với tốc độ mạnh nhất, động cơ hạt nhân hoạt động ở nhiệt độ 3.680 độ F, nó có thể làm lạnh bằng khí hoá lỏng. Khi thử nghiệm, động cơ NERVA được bắn thẳng vào bầu khí quyển với một luồng khí Hydrogen đi xuyên qua một lò phản ứng phân hạch siêu nóng. Từ những phản ứng này khiến các nhà khoa học tại Los Alamos nảy sinh ra dự án Kiwi.

Vào ngày 12/1/1965, một động cơ tên lửa hạt nhân, mã danh là Kiwi, được làm nóng. Tại nhiệt độ 4.000 độ C, lò phản ứng phát nổ, nhiên liệu phóng xạ bắn thẳng vào bầu khí quyển, tạo nên một vầng cầu vồng tuyệt đẹp. Chùm phóng xạ bay cao đến 792 mét, gió đẩy bụi phóng xạ bay qua Los Angeles và ra biển. Mặc dù vụ thử nghiệm Kiwi được xem là "thử nghiệm an toàn" nhưng việc giải phóng bức xạ hạt nhân đã vi phạm Hiệp ước giới hạn thử vũ khí hạt nhân (LTBT) ban hành vào năm 1963, cấm nổ bom nguyên tử trên không.

Chiến dịch Ánh sáng Thái Dương

Đây cũng là một dự án làm sạch các vật liệu phóng xạ, nhưng không phải phóng xạ của Mỹ mà là Nga. Vào ngày 18/9/1977, Liên Xô phóng Cosmos 954 - vệ tinh gián điệp hoạt động bằng điện hạt nhân. Cosmos 954 dài 14 mét và nặng hơn 4 tấn. Chỉ trong vòng vài tháng sau khi phóng, Mỹ biết vệ tinh này gặp trục trặc.

Tháng 12/1977, các chuyên gia phân tích xác nhận rằng vệ tinh Cosmos 954 đã trượt ra khỏi quỹ đạo và nếu Liên Xô không can thiệp, vệ tinh này sẽ rơi xuống Trái đất. Họ cũng quả quyết rằng Liên Xô không thể kiểm soát được vệ tinh và nó đã rơi xuống tại nơi nào đó ở Bắc Mỹ. Bị sức ép của chính quyền Jimmy Carter, Liên Xô thừa nhận vệ tinh Cosmos 954 đã mang theo 110 cân Anh uranium được làm giàu.

CIA đã thực thi nhiệm vụ dò tìm vệ tinh Liên Xô bị rơi ở Bắc Mỹ, còn công chúng Mỹ bị giữ bí mật tuyệt đối. Không ai biết chính xác vệ tinh tại đâu ở Bắc Mỹ, cuối cùng Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Zbigniew Brzezinski phải thông cáo trước công chúng rằng Mỹ đang đối mặt với "Khó khăn của thời đại không gian". Thực sự Cosmos 954 đã rơi xuống vùng băng hà ở Canada. Sau vài tháng, 90% mảnh vụn của vệ tinh Cosmos 954 được thu hồi.

Dự án Tiến sĩ Freezelove

Không phải là một dự án thực sự mà là một sứ mạng. Vào ngày 21/1/1968, một đám cháy nổ ra trên chiếc máy bay ném bom B52G trong suốt một sứ mạng bí mật bên trên Greenland. Hầu hết phi hành đoàn nhảy dù an toàn, còn máy bay B52G bị rơi xuống vùng băng hà ở Greenland. Ít nhất, 3 quả bom nguyên tử trên chiếc máy bay này đã phát nổ, phóng xạ plutonium, tritium và uranium lan truyền trên một diện tích lớn.

CIA và quân đội Mỹ hiện tại đang có dự án 57 trên tay họ. Lửa làm tan băng và ít nhất 1 quả bom nguyên tử bị rơi xuống Vịnh Sao Bắc, chìm bên dưới lớp băng bao phủ. Mỹ cố gắng trục vớt quả bom này nhưng không thành công.

Mặc dù dự án 57 cung cấp nhiều các dữ liệu điều gì sẽ xảy ra một khi đầu đạn hạt nhân phát nổ và mức độ bức xạ lan trên một vùng rộng nhưng CIA và quân đội Mỹ vẫn không được trang bị hay huấn luyện kỹ lưỡng về cách xử trí các vụ nổ bom bẩn. Một nhóm các nhà khoa học và chuyên gia quân sự được gửi tới Greenland trong một chiến dịch xử lý bom bẩn tốn kém nhất lịch sử Mỹ. Chưa đầy 50% vật liệu phóng xạ được thu hồi. Họ đã đào bới 10.500 tấn băng, tuyết và các mảnh vụn nhiễm phóng xạ, sau đó gửi tới Nam Carolina để xử lý .

Dự án 57

Đây là một "thử nghiệm an toàn" được thực hiện tại Khu thử nghiệm Nevada nhằm mô phỏng chuyện gì sẽ xảy ra nếu như một máy bay mang theo quả bom nguyên tử bị nổ tung và giải phóng ra vật liệu phóng xạ vào môi trường. Dự án 57 trở thành dự án thử nghiệm "bom bẩn" đầu tiên của Mỹ. Các nhà khoa học đặt ra giả thuyết về một vụ nổ đầu đạn hạt nhân sẽ phát tán plutonium ra môi trường. Nhưng họ không chắc chắn, liệu plutonium sẽ phát tán như thế nào, bụi plutonium bay bao xa…

Quân đội Mỹ và CIA cảm thấy một cuộc thử nghiệm về các đầu đạn hạt nhân là cần thiết nhất là nó sẽ được các máy bay đem theo. Khu vực 13 tại Khu thử nghiệm Nevada được đưa vào tầm ngắm, các công nhân hì hục lắp đặt hàng ngàn "chảo dính" - loại chảo này có khả năng thu giữ các hạt Plutonium một khi bay vào không khí bởi vụ nổ bom hạt nhân. 9 con lừa, 109 con chó săn, 10 con cừu và 31 con chuột được nhốt trong lồng nhằm thẩm tra phản ứng vật lý một khi plutonium bị phát tán.

Lúc 6:27 sáng ngày 24/4/1957, một đầu đạn hạt nhân bị nổ trên máy bay. Khi bụi phóng xạ phát tán, 895 mẫu Anh đã bị nhiễm độc. Plutonium là một trong những chất độc nguy hiểm nhất đối với con người, 1 phần triệu gram Plutonium có thể gây nên cái chết nếu hít phải. plutonium vẫn còn có khả năng gây chết người ít nhất là trong suốt 20.000 năm. Sau 1 năm nghiên cứu, dự án 57 bị đình chỉ, khu vực xung quanh chưa bao giờ được làm sạch.

Dự án Chim và Côn trùng máy

Đây là một cố gắng lớn của NASA trong việc bắt chước vương quốc động vật, nhằm phát triển các cỗ máy bay điều khiển từ xa. Dự án Chim máy nhằm thiết kế ra con chim máy có thể sống hoà lẫn vào thiên nhiên, nó có thể vỗ cánh trông như chim chóc thật sự. Một mô phỏng nhỏ hơn có dáng dấp của một con quạ đậu trên cửa sổ và có thể chụp ảnh, nó có thể ghi nhận mọi di biến động bên trong một toà nhà khi nhìn qua cửa sổ.

Dự án Côn trùng máy có thể mô phỏng một con chuồn chuồn. Ngoài ra, CIA còn sử dụng chính động vật sống để gián điệp gồm cả cách gắn camera do thám vào cổ con Bồ câu. Nhưng có lẽ dự án kỳ lạ nhất là Dự án Mèo Âm Học, bằng cách đặt thiết bị nghe âm thanh vào cơ thể con mèo nhà. Tuy nhiên dự án mèo này bị hủy bỏ vì lũ mèo có thể chạy xa tìm kiếm thức xa hoặc lạc trong xe hơi.

Dự án chim ưng

Dự án chim ưng, bao gồm một số thử nghiệm máy bay điều khiển từ  xa đầu tiên, sau đó đã phát triển thành loại máy bay  không người lái Predator hoạt động ở Trung Đông ngày nay. Loại máy bay này được mô phỏng như con chim Ưng hoặc chim Ó.

Dự án Nhục Đậu Khấu

Là dự án gián điệp có tầm quan trọng vì nó thuộc hàng dự án siêu bí mật, đã khai sinh ra Khu huấn luyện và thử nghiệm Nevada.Khu thử  nghiệm Nevada là nơi nổi tiếng nhất, nơi bí ẩn nhất trên đất Mỹ

Nguyễn Thanh Hải (theo WM) – CSTC tuần số 63
.
.
.