Âm mưu thao túng nền kinh tế lương thực toàn cầu

Thứ Tư, 02/11/2011, 15:08
Giá lương thực đang tăng cao song song với nhu cầu cồn cào về an ninh nông nghiệp. Vào tháng 3/2011, Quỹ Lương nông thế giới của Liên hiệp quốc (FAO) đã báo cáo về những mức giá cao kỷ lục mới, thậm chí còn vượt qua mức giá của cuộc khủng hoảng lương thực cuối cùng vào thời điểm năm 2008.

Theo Chỉ số giá lương thực (FPI) của FAO, giá lương thực tổng thể đã tăng 39% chỉ trong vòng 1 năm. Giá ngũ cốc đã tăng 71% cũng như giá dầu ăn và chất béo. FPI đã đạt đến mốc 234 điểm trong tháng 7/2011. Alan Knuckman dự báo: "Thời đại của thực phẩm giá rẻ đang lùi xa. Người Mỹ hiện nay ăn rất nhiều, ăn bất kỳ khi nào".

Bên cạnh đó cây trồng để khai thác nhiên liệu sinh học đang cạnh tranh gay gắt với sản xuất thực phẩm truyền thống, hiện tại nó chiếm khoảng 6% thu hoạch ngũ cốc toàn cầu. Theo WB, nhiên liệu sinh học đóng một vai trò nhỏ hơn trong việc tăng giá. Mới đây, vào tháng 6/2011, Quốc hội Mỹ đã bỏ phiếu chống lại trợ cấp cho sản xuất nhiên liệu sinh học. Điều tương tự cũng ứng dụng cho thịt trong các nền kinh tế mới nổi.

Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế (IFPRI) tại Washington D.C cho hay rằng các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia có thể thoả mãn nhu cầu của họ mà không cần tăng việc nhập khẩu thịt. Sau tất cả, mỗi bong bóng tài chính cần một câu chuyện.

Đó là câu chuyện của một "Nền kinh tế mới" dường như mất hiệu lực của các quy luật kinh tế truyền thống. Thực tế rằng bánh mì và bơ đã biến đổi thành một đối tượng đầu cơ cho phố Wall, một trong những xu hướng mà Hội nghị Thương mại và Phát triển của Liên hiệp quốc (UNCTAD) đã miêu tả trong một nghiên cứu xuất bản gần đây rằng các biến thái của thị trường lương thực đã chuyển hóa vào thị trường tài chính.

Số lượng các nhà đầu cơ phát triển

Miễn là thị trường không ra các quy định thì số lượng các nhà đầu cơ kiếm tiền dựa trên hoàn cảnh nghèo đói của người nghèo sẽ càng có cơ hội phát triển, chuyên gia kinh tế Flassbeck từ UNCTAD lên tiếng quan ngại. Hậu quả là sẽ dẫn đến sự tàn phá. Theo cảnh báo của Ngân hàng thế giới (WB), chỉ cần tăng 10% giá lương thực trên toàn cầu thôi cũng sẽ làm cho khoảng 10 triệu người trượt dưới mức nghèo khổ. Ngay cả khi đã có đủ thức ăn thì nhiều người vẫn chết vì đói chỉ bởi đơn giản là họ không có đủ tiền để trang trải thực phẩm.

"Để khôi phục đúng mức chức năng của các thị trường hàng hoá, cần một hành động chính trị nhanh chóng trên quy mô toàn cầu", nghiên cứu của UNCTAD đã đưa ra lời kết luận trên. Nó kêu gọi để tăng tính minh bạch trong các thị trường hàng hoá và thắt chặt các quy định người tham gia vào thị trường.

Các chuyên gia tin rằng nó sẽ hữu ích cho các chính phủ để giới thiệu dự trữ hàng hoá của riêng họ, khiến cho họ có thể tung dự trữ lương thực ra thị trường nhằm tạo ra sự đột biến về giá, từ đó dập tắt phần nào sự đầu cơ lương thực trên toàn cầu. Họ cũng cho rằng sự ra đời của Thuế Giao dịch "có thể làm chậm lại các hoạt động thị trường tài chính" và hạn chế đầu cơ.

Cái chết lặng lẽ

Trong một thời gian, có vẻ như cơ hội đột biến về giá lương thực chỉ có thể được thực hiện bởi các chính trị gia. Những hình ảnh phản đối chính sách tăng giá lương thực ở Bắc Phi đã tấn công vào trái tim của những nhân vật quyền lực đang trong cơn sợ hãi. Có câu chuyện đề cập đến "những cuộc nổi dậy của người đói".

Nhưng ý tưởng đó bây giờ có thể chuyển thành chuyện huyền thoại. Bà Bettina Engels, chuyên gia nghiên cứu về hoà bình và xung đột tại Viện Khoa học chính trị Otto Suhr (IPS) ở Berlin (Đức) giải thích: "Nhu cầu dầu cũng khơi dậy những cuộc đấu tranh về dầu. Những cuộc đấu tranh này chủ đích là sự tham gia chính trị và tái phân phối của cải".

Thực tế là tầng lớp trung lưu, chứ không phải là người nghèo nhất trong số những người nghèo, đã xuống đường ở Tunis, Cairo và Tripoli nhằm củng cố thêm lập luận của mình. "Người nghèo có những thứ khác hơn là phải chứng minh dài dòng văn tự", dẫn lời phát ngôn của ông Ralf Südhoff, người đứng đầu văn phòng của Chương trình lương thực thế giới (WFP) của Liên hiệp quốc tại Berlin (Đức).

Theo ông Ralf Südhoff, những người nông dân nhỏ chính là những người chết kín đáo và lặng lẽ tại các khu vực nông thôn. Tuy nhiên, chủ đề của giá lương thực đã dần dần tiến lên hình thành chương trình nghị sự chính trị. Ngay cả người theo tư tưởng "thị trường tự do" Guido Westerwelle, Bộ trưởng Ngoại giao Đức và là cựu lãnh tụ của đảng Dân Chủ Tự Do (FDP) thì nay đã mạnh miệng chỉ trích "sự đầu cơ vô trách nhiệm" trong các sản phẩm thực phẩm.

Ông Alan Knuckman là một chuyên gia hàng tiêu dùng tại Ủy ban Thương mại Chicago. Ông nói rằng: "Tôi chỉ tin vào thị trường, và thị trường luôn luôn chính xác".

Ông Guido Westerwelle nói trong một sự kiện tại Bộ Ngoại giao Đức được tổ chức vào tháng 5/2011: "Trong khoảng giữa năm 2006 và 2009, hàng triệu người đàn ông, phụ nữ và trẻ em bị ảnh hưởng vì đói, bởi vì việc bán các sản phẩm tài chính không rõ ràng là nguyên nhân khiến giá lương thực tăng cao phi mã".

Cướp đất 

Mặc dù dân số thế giới đã không tăng nhanh như nó đã làm trong vòng 40 năm qua, dự kiến dân số thế giới sẽ tăng 30% vào năm 2050 nghĩa là có hơn 9 tỷ người cần phải có thức ăn để sống. Trong những trường hợp này, việc "cướp đất" đã không còn bị chỉ trích tồi tệ như ở thời kỳ đầu. Ngay cả WB lúc đầu cũng có sáng kiến đầu tư ở những quốc gia kém phát triển, với hy vọng rằng tất cả mọi người sẽ được hưởng lợi một khi cơ sở hạ tầng được phát triển và công ăn việc làm được tạo ra.

Tuy nhiên ý tưởng kết hợp với sự tham lam của những nhà đầu tư thay vì trợ giúp cho người nghèo đói như là một liên doanh cùng có lợi thì đã quay sang chịu thất bại thảm hại. Một hội nghị tại Đại học Sussex (Anh) và một cuộc nghiên cứu bởi WB đã cùng đưa ra kết luận rằng ý tưởng từ tốt đẹp ban đầu đã trở thành sự phá giá khi đến phút chót.

Các nhà nghiên cứu mô tả các tầng lớp tham nhũng đã quay sang bán đấu của nông dân, khiến người nghèo bị tước mất quyền lợi của mình, hứa hẹn công việc đã trôi như bong bóng xà phòng; hệ thống thủy lợi đã làm cạn kiệt nguồn nước ngọt của người dân địa phương; nạn phá rừng bừa bãi, hủy hoại môi trường sống và nền nông nghiệp độc canh đã bị ô nhiễm trầm trọng bởi thuốc trừ sâu; và buộc phải di dời. Theo WB, khoảng 80 triệu hécta đất đã rơi vào tay các nhà đầu tư nước ngoài trong vài năm gần đây.

Vấn đề này đặc biệt nhìn thấy ở Ethiopia, cái tên quốc gia này còn gắn liền đối với nạn đói cho nhiều người. Mặc dù 5,7 triệu dân Ethiopia sống phụ thuộc vào các khoản cứu trợ lương thực quốc tế thì quốc gia này vẫn bán hoặc cho thuê phần lớn diện tích đất đai màu mỡ cho các nhà đầu tư nước ngoài. Lần lượt họ đã xuất khẩu phần lớn lương thực do sản xuất được sang các nước khác.

Kể từ năm 2007, chính phủ Ethiopia đã phê duyệt 815 dự án nông nghiệp do nước ngoài tài trợ. Các công ty Arab, các công ty nông nghiệp đa quốc gia và các công ty quản lý quỹ của Anh là những nhà đầu tư chính ở Ethiopia. Khoảng 3,6 triệu hécta đất nông nghiệp đã bị chia năm xẻ bảy, phần lớn số đất này nằm ở vùng Gambela, nơi đang đề xuất việc thành lập một vườn quốc gia.

Hiện tại, các khu rừng nguyên sinh ở Ethiopia đang được phát quang để sản xuất lương thực cho các quốc gia khác. 50km (khoảng 31 dặm) bên ngoài thủ đô Addis Ababa, là lãnh địa của Công ty Jittu Horticulture, một nhánh của Tập đoàn nông nghiệp Tây Ban Nha, đã sản xuất khoảng 180.000kg rau các loại/tuần. Sản phẩm được xuất sang Trung Đông, cung cấp hàng cho các công ty dầu hỏa đa quốc gia và các khách sạn 5 sao ở Dubai, Qatar, Bahrain và Arab Saudi.

Quản lý người Hà Lan của Jittu Horticulture, ông Jans Brins nói với tờ Tagesspiegel (Berlin) rằng: "Chúng tôi đem ngoại tệ cho họ (ám chỉ Ethiopia), giúp chính phủ mua lúa mì phân phát cho dân đói kém. Đó là trách nhiệm của chính phủ Ethiopia phải mua thức ăn cho dân khi họ không thể mua được thứ gì để làm no cái dạ dày của mình".

Đầu tư vào những thứ sai lầm

Đó chính xác là cả vấn đề: Có đủ thức ăn, nhưng với nhiều người việc để mua chúng là cả một gánh nặng khó khăn. Các nhà đầu tư không tin rằng trách nhiệm của mình là sản xuất ra những thực phẩm với giá cả phải chăng. Họ chỉ nghĩ đơn giản và ích kỷ là kiếm càng nhiều tiền càng tốt. Công ty quản lý quỹ của Anh, Emergent Asset Management, là một ví dụ, họ đang mong sẽ kiếm được 25% trên lợi nhuận thu hoạch và sự gia tăng trong chi phí đất nông nghiệp.

Tuy nhiên nhiều lợi nhuận có thể không khả thi khi mà đất trồng trọt nằm xa đường giao thông và nguồn nước tưới. Các nhà đầu tư thường vẽ nên bản đồ về những vùng quy hoạch với đất đai màu mỡ, nơi mà họ theo đuổi các phương pháp thâm canh công nghiệp có xu hướng làm trầm trọng hơn chứ không phải là vấn đề sản xuất thực phẩm để nuôi sống thế giới trong dài hạn. Hậu quả là, những thiệt hại gây ra sự thiếu ăn trên thế giới lại xuất phát từ các nhà đầu tư và đầu cơ không giới hạn việc tăng giá sản phẩm.

Báo cáo: "Đánh giá quốc tế về tri thức nông nghiệp, khoa học  và công nghệ phát triển" của Liên hiệp quốc (IAAKSTD) được công bố vào năm 2009, là một bản cáo trạng về sự tàn phá của nông nghiệp công nghiệp, trong đó như nghiên cứu kết luận, chịu trách nhiệm chính cho sự thay đổi khí hậu, sự tuyệt chủng loài, ngộ độc môi trường, thiếu hụt nguồn nước, bệnh tật và nghèo đói

Thanh Hải (theo Der Spiegel) – CSTC tuần số 80
.
.
.