Kiểm định các nhà máy điện hạt nhân ở Đức:

Các cơ sở dễ bị tấn công và khó chống đỡ

Thứ Hai, 06/06/2011, 15:56
Là một quốc gia giàu có và hiện đại, nhưng chính phủ và người dân Đức luôn đặt câu hỏi: Liệu những lò phản ứng hạt nhân có chống đỡ được vụ tấn công của khủng bố? Kết quả "kiểm tra độ an toàn" với 17 lò phản ứng hạt nhân của Đức sẽ trả lời cho câu hỏi này. Những nhà bình luận chính trị Đức cho rằng, rõ ràng các lò phản ứng rất dễ bị tấn công nhưng quyết đinh của bà Merkel chỉ nhằm chuẩn bị một chiến lược phát triển năng lượng hạt nhân.

Tạm thời đóng cửa để kiểm định

Trong tất cả các cuộc tranh luận chính trị bàn về quyết định tạm thời đóng cửa 7 lò phản ứng hạt nhân cũ, Thủ tướng Đức - bà Angela Merkel tuyên bố, lý do cho động thái trên là "để kiểm tra độ an toàn" - việc thường bị thoái thác trước đây. Mới đây, Ủy ban An toàn hạt nhân đã ban hành "1 bản liệt kê những yêu cầu" nêu ra những điều kiện mà cả 17 lò phản ứng hạt nhân của Đức sẽ phải thực hiện trước khi tiếp tục đi vào hoạt động.

Quyết định của bà Merkel ngưng tạm thời các lò phản ứng hạt nhân để kiểm định là nhằm  kéo dài thời gian hoạt động của các lò phản ứng hạt nhân được xem như 1 mốc thay đổi quan trọng, chứng tỏ hiệu quả làm việc của Chính phủ Đức. Việc kéo dài hoạt động của các lò phản ứng hạt nhân thực chất là hủy bỏ một bộ luật phi hạt nhân vào năm 2022 của Thủ tướng Gerhard Schrder. Động thái trên đã bị nhiều người chỉ trích và bị xem như nỗ lưc cuối cùng để tránh bị thất cử trong cuộc bầu cử khu vực mới đây.

Các lò phản ứng năng lượng hạt nhân ở Đức nguy cơ bị tấn công rất cao.

Dư luận hiện rất quan tâm về việc, liệu những lò phản ứng hạt nhân Đức có trụ được vụ tấn công của khủng bố như vụ 11.9.2001 ở Mỹ hay không. Qua khảo sát, dư luận nhanh chóng kết luận rằng, hầu hết lò phản ứng hạt nhân đều dễ bị tấn công. Thực tế là, vài lò phản ứng hạt nhân cũ của Đức đã được ngụy trang bằng một loại "máy phun khói" thiết kế bao bọc các cơ sở hạt nhân. Việc kiểm tra độ an toàn một lần nữa tập trung vào các lò phản ứng phòng khi bị tấn công bằng máy bay cũng như các giả thuyết về các cuộc tấn công khủng bố khác.

Khi thời hạn 3 tháng ngừng hoạt động để kiểm tra hết hiệu lực, những kết quả đầu tiên từ việc kiểm tra mức độ an toàn của các lò phản ứng hạt nhân sẽ được báo cáo trong vòng 6 tuần. Ủy ban kiểm định sẽ kiểm tra kết quả và xem xét những mối nguy hiểm từ lò phản ứng hạt nhân mà người dân Đức sẽ phải đối mặt.

Các chính trị gia đã rất mong muốn đảm bảo cho người dân Đức rằng, những cơ sở hạt nhân không an toàn sẽ bị dừng hoạt động ngay lập tức. 7 lò phản ứng hạt nhân cũ của thủ đô Berlin sẽ được ưu tiên di dời. Những nhà bình luận chính trị Đức đã sát cánh cùng các nhà kiểm tra độ an toàn của lò phản ứng hạt nhân.

Khó chống lại được các vụ tấn công bằng máy bay

Hiện tại, một Uỷ ban Kiểm tra đã bắt đầu tiến hành thanh sát những chỗ dễ bị tấn công của các nhà máy năng lượng hạt nhân, kết quả lại khá rõ ràng là: những lò phản ứng hạt nhân đã được trang bị an ninh có thể hoạt động bình thường và có thể xử lý một số sự cố. Tuy nhiên, mục tiêu của các vụ tấn công từ bên ngoài - dù bằng máy bay, súng chống xe tăng hay dùng virus máy tính - cũng sẽ gây thiệt hại cho các lò phản ứng hạt nhân.

Kết quả của cuộc kiểm tra là bước đệm cho phần 2 của giai đoạn ngừng hoạt động của các lò phản ứng: Sự xuất hiện của Ủy ban Đạo đức chuyên môn chứng tỏ chính phủ của bà Angela Merkel coi trọng như thế nào độ rủi ro từ những lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động trên lãnh thổ Đức.

Biểu tình phản đối năng lượng hạt nhân ở Đức.

Như vậy, Ủy ban này sẽ bận rộn với việc tìm các chuyên gia và sẽ không thể coi thường bất cứ rủi ro nào. Khi những thông tin cụ thể về những điểm dễ bị tấn công của các lò phản ứng rò rỉ ra ngoài, Chính phủ Liên bang rất bối rối. Sự an toàn của các lò phản ứng hạt nhân đang trong quá trình điều tra và thu thập những bằng chứng để chứng tỏ rằng, chúng không gặp vấn đề như người ta tưởng tượng. "Chính phủ phải đặt an toàn của người dân Đức lên hàng đầu. Những nguy hiểm cấp bách nhất lúc này sự đe dọa của tổ chức Al - Qaeda đối với chính quyền liên bang và các lò phản ứng hạt nhân tại Đức."

"Vụ tấn công của bọn khủng bố ngày 11.9.2001 là hồi chuông cảnh báo về sự nguy hiểm đối với các lò phản ứng hạt nhân. Nhưng chỉ đến lúc này, khi mà thảm họa hạt nhân ở Nhật gây ra những thiệt hại lớn, và bị thất cử trong cuộc bầu cử liên bang, Chính phủ Đức mới lo ngại mạng lưới khủng bố như một lời bào chữa cho những chính sách về hạt nhân.

Giám đốc của những công ty năng lượng trên trở nên bức xúc bởi họ không còn được đầu tư vốn nên các lò phản ứng của họ không thể hoạt động. Hiện tại, họ đang lo ngại khi phải chi ra những khoản đầu tư tốn kém và phức tạp mà có thể mất vài năm nữa mới có thể hoàn lại, cũng như lo ngại về việc có thể bị công chức nhà nước và dân chúng đưa đơn kiện

Nguyễn Văn (theo Spiegel) - CSTC tuần số 61
.
.
.