Châu Phi âm ỉ nhuốm máu vì cuộc chiến ở Sudan

Thứ Tư, 04/05/2011, 10:49
Một văn kiện ngoại giao của Hoa Kỳ mới đây làm sáng tỏ một trong những vấn đề về vũ khí gây tranh cãi trong những năm gần đây. Năm 2008, bọn hải tặc Somalia đã cướp được một con tàu chở đầy xe tăng và quân dụng. Kenya dường như có ý đồ muốn gửi những vũ khí này tới miền Nam Sudan, tuy vậy, điều mà họ không ngờ tới chính là những phản ứng từ phía Hoa Kỳ.

Khi kẻ buôn lậu làm giàu cho kẻ cướp

Đôi khi sự việc trở lên tệ hại tới mức nực cười. Như trong trường hợp này,  khi mà bọn tội phạm đã bắt tay với bọn buôn lậu, và khi những chính trị gia sau đó đã nói dối và bị bỏ rơi bởi chính những người mà họ đã tưởng là bạn. Thậm chí, chính họ một cách bí mật cũng làm những điều tương tự .

Điều trên hoàn toàn chính xác với những gì đã xảy ra trong vụ việc có tên Faina. Một trong những vụ buôn lậu vũ khí được đặt nhiều dấu hỏi trong thời gian gần đây. Một vụ việc chỉ bây giờ mới được sáng tỏ bởi sự rò rỉ thông tin từ những văn kiện ngoại giao Hoa Kỳ .

Theo Văn kiện,  ngày 25/9/2008, hải tặc Somalia đã cướp tàu Faina, có vẻ ngoài tưởng chừng vô hại, trong khi nó đang trên đường từ Ukraina tới bến cảng của KenyaMombasa. Bọn cướp biển đã rất ngạc nhiên khi nhìn vào khoang tàu và phát hiện ra những gì chất trong đó. Cả một "kho tàng" từ Ukraina, bao gồm 33 xe tăng T-72, mỗi cái nặng gần 40 tấn - đủ giành thắng lợi cho một cuộc chiến nho nhỏ ở châu Phi. Bọn cướp biển Somalia theo cách đó, đã thổi bay tấm màn bí mật của một phi vụ làm ăn thậm chí còn đen tối hơn cả những gì chúng đang thực hiện.

 

Con tàu Faina chất đầy vũ khí lậu bị cướp biển Somalia trấn áp đòi tiền chuộc.

Sau gần 5 tháng, tàu Faina đã được thả với khoảng tiền chuộc 3,2 tỷ USD (2,4 tỷ euro) và sau đó đã cập cảng Mombasa vào ngày 12/2/2009. Chính phủ Kenya bác bỏ tất cả các ý kiến cho rằng, những chiếc xe tăng này là dành cho Chính phủ tự trị ở miền Nam Sudan nơi mà dân chúng đa số theo đạo Thiên chúa, vẫn đang đấu tranh đòi tách rời khỏi phần lãnh thổ phía Bắc nơi chủ yếu theo Hồi giáo. Kenya khăng khăng rằng, những chiếc xe tăng này là để dành cho quân đội của họ.

Phản ứng của Hoa Kỳ

Nhưng giờ đây, những văn kiện ngoại giao của Hoa Kỳ đã cho thấy những điều trên thực không phải vậy. Trong khi tàu Faina còn đang trong tay bọn cướp biển, thì ở cách đó rất xa, nhiệm kỳ thứ 2 của Tổng thống G. Bush đã kết thúc và nhường chỗ cho sự tiến bước vào Nhà Trắng của tân Tổng thống Obama. Ngày 27/11/2009, một văn kiện mật đã được gửi tới Đại sứ quán Mỹ tại Nairobi mang theo một chỉ dẫn rõ ràng: "Vụ buôn lậu trên của Chính phủ Kenya đã đem đến cho Hoa Kỳ cũng như cộng đồng quốc tế những quan ngại về  nguy cơ bất ổn mà việc vận chuyển những vũ khí bí mật hạng nặng này có thể gây ra những rối ren trong khu vực.

Về phía Chính phủ Kenya, việc vận chuyển những vũ khí quân sự trên tới Sudan sẽ có thể khiến nước này hứng chịu những biện pháp trừng phạt từ phía Hoa Kỳ. Ngày 15 và 16/12/2009, Đại sứ Michael Ranneberger và một vị quan chức quân đội cấp cao của Đại sứ quán Mỹ tại Kenya đã đến làm việc với những quan chức của Chính phủ Kenya.

Trong buổi gặp với Thủ tướng Kenya, Raila Odinga, nhà lãnh đạo trên đã cho biết: "Chính phủ Kenya đã cam kết hỗ trợ GOSS (tên viết tắt của chính phủ miền Nam Sudan) và GOSS đã gây áp lực khá căng thẳng đòi Kenya vận chuyển những chiếc xe tăng này".

Thủ tướng Odinga đã đề nghị  Chính phủ của ông đưa những chiếc xe tăng tới Uganda, từ đó chúng có thể tìm được đường tới miền Nam Sudan. Đại sứ Mỹ Ranneberger đã cho vị thủ tướng trên biết rằng: Washington sẽ không tha thứ cho một hành động như vậy. Việc vận chuyển bất cứ một chiếc xe tăng nào tới Sudan dù quá cảnh qua Uganda hay bất cứ một quốc gia nào khác, đều sẽ mang đến cho Kenya sự trừng phạt từ phía Hoa Kỳ .

Vũ khí vẫn tìm đường đến Sudan

Những người Kenya đã rất ngạc nhiên khi chứng kiến những động thái trên. Chính quyền của Tổng thống Bush đã luôn được thông báo về sự vũ trang mà Kenya dành cho phiến quân nổi loạn SPLA, nhưng họ chưa từng bao giờ phản đối.

Thậm chí trên thực tế, lại còn ủng hộ điều này. Khi tùy viên quân sự Mỹ David McNevin có cuộc hội đàm với Jeremiah Kianga, tham mưu trưởng của quân đội Kenya cùng với Philip Kameru, Cục trưởng Cục Tình báo quân sự của Kenya, giữa họ đã xảy ra một cuộc trao đổi căng thẳng: Kameru nói rằng, theo quan điểm của Chính phủ Kenya, những chiếc xe tăng này thuộc về GOSS….

Trong suốt cuộc hội đàm, Kianga cho biết rằng, Chính phủ của Kenya đã rất lo lắng về tình trạng của họ… từ khi vụ vận chuyển này được Hoa Kỳ đảm nhận việc điều tra. Kianga đã hỏi về điều gì sẽ xảy ra với bản thân ông ta với tư cách là người thay đổi chính sách chính và đã yêu cầu Hoa Kỳ giải thích một cách trực tiếp với Chính phủ Nam Sudan về việc tại sao họ đình chỉ việc vận chuyển những chiếc xe tăng này". Trong khi chính Hoa Kỳ cũng đang tiếp tục vũ trang cho những khu vực quân sự của SPLA"

Minh Nguyễn (theo Pradva) – CSTC tuần số 54
.
.
.