Chương trình nghiên cứu “thuốc thông minh” của quân đội Mỹ

Thứ Bảy, 01/01/2011, 10:43
Một nhà thần kinh học khá nổi tiếng đang thúc giục quân đội Mỹ nghiên cứu các ảnh hưởng của những ảnh hưởng dược phẩm nhằm nâng cao khả năng nhận thức, được gọi chung là "thuốc thông minh", áp dụng cho các binh lính Mỹ trên các chiến trường.

Những phiền muộn từ cuộc chiến đã dẫn đến hành vi tội ác, lạm dụng ma tuý và tự sát

Theo một nghiên cứu nội bộ liên quan đến khủng hoảng của quân đội Mỹ thì quân đội Mỹ dưới những tích tụ dồn ứ trong suốt 9 năm chiến tranh, đang phải chịu những tổn thương của hậu tâm lý chiến tranh bao gồm nạn lạm dụng ma túy, tội phạm và cả nạn tự tử đang có chiều hướng lan rộng và rất khó kiểm soát. Một số lượng nhỏ nhưng đang có dấu hiệu lan nhanh các quân nhân Mỹ trở về cố hương từ chiến trường, họ đang có những dấu hiệu chuyển hoá hành vi khác với người thường bao gồm việc lạm dụng ma túy và các chất kích thích, say sưa rượu chè, phóng xe máy phân khối lớn với tốc độ cao, có hành vi thù hằn tội phạm và cả xung khắc và bạo lực gia đình.

Kết quả là nhiều quân nhân Mỹ phục viên đã "tử trận" trong thời bình bằng việc dùng thuốc quá liều, tai nạn giao thông và tự tử cao hơn là khi họ đang trong thời gian tham chiến. Tự tử hiện tại đang đứng hàng thứ 3 trong nguyên nhân gây nên cái chết cho các quân nhân. Theo cuộc điều tra nội bộ lính Mỹ được thực hiện bởi chính Tướng Peter Chiarelli: "Theo một cách hiểu đơn giản thì rõ ràng là chúng ta thường trở nên nguy hiểm hơn là việc khi chúng ta kháng cự lại kẻ địch".

Nghiên cứu trên toàn quân Mỹ thì các nhà lãnh đạo đã đánh mất tầm nhìn và trách nhiệm đối với các binh sĩ của họ, trong nhiều trường hợp họ đã không biết rằng binh sĩ của mình đang lạm dụng ma túy, có hành vi gây hấn tội phạm và cả tâm lý bi quan dẫn đến tự vẫn. Thêm nữa việc xét nghiệm thuốc chỉ được thực hiện một cách rời rạc, và không có các kho dữ liệu trung tâm để chứa đựng các dữ liệu tội phạm.

Thuốc thần kinh Ritalin được sinh viên Mỹ sử dụng nhằm cải thiện khả năng học hành, thi cử.

Những hành vi tương tự còn liên quan đến vụ 5 binh sĩ từ Lữ đoàn Stryker Brigade 5 của Fort Lewis, Washington, những người này bị cáo buộc tội đã thảm sát vô tội vạ dân thường Afghanistan vô tội vào mùa Xuân năm 2009. Nhiều câu hỏi nghi vấn đã được đưa ra tranh luận trong đó có nhắc đến có lẽ các cấp chỉ huy của những quân nhân này đã "bỏ quên" những dấu hiệu cảnh báo về việc lạm dụng ma túy - một số quân nhân bị cáo buộc là đã thường xuyên hút thuốc lá Hasit (một loại thuốc lá chế từ lá thuốc lá non và đọt gai dầu ở Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Ấn Độ) ngay trong phòng của họ - từ việc lén lút này khiến cho họ ngày càng lấn sâu hơn trở thành chứng nghiện khó bỏ. Không ai nghĩ rằng những lầm lạc và những hành vi phạm pháp không đẹp đó có thể bắt nguồn từ các ảnh hưởng của chứng trầm cảm. Nhưng Peter Chiarelli đã lên tiếng thừa nhận điều đó, những chỉ dẫn về các trục trặc đang diễn ra trong quân đội Mỹ là mang tính "gây phiền hà".

Và áp lực không ngừng gia tăng. Trong vòng 12 tháng kế tiếp, quân đội Mỹ đang có kế hoạch đẩy khoảng 66.000 binh lính ra khỏi nhà và gia đình của họ để chuyển họ đến chiến đấu tại chiến trường Afghanistan, nhiều người trong số các binh lính này thì đây là lần nhập ngũ thứ 2 hoặc thứ 3. Tại Afghanistan, 66.000 lính tân binh sẽ thay cho cũng bằng ấy lính Mỹ cũ quay trở về nước, quy trình này lặp đi lặp lại sau mỗi 12 tháng. Tổng quát sẽ có khoảng 200.000 lính Mỹ nhập ngũ trong năm 2011 để đảm bảo duy trì quân số tại những mặt trận nhạy cảm của Mỹ ở nước ngoài như Hàn Quốc, Kosovo, bán đảo Sinai (Ai Cập), Iraq… Hiện tại, khoảng 45.000 lính Mỹ đang hiện diện tại Iraq sẽ rút quân về lại Mỹ vào tháng 12/2011, trừ phi có một hiệp định sửa đổi cho phép các huấn luyện viên và cố vấn Mỹ ở lại lâu hơn tại Iraq.

Và tại Afghanistan, trừ phi Tổng thống Mỹ Barack Obama quyết định giảm quân số vào mùa hè 2011, một điều đang được cân nhắc, thì những đội quân luân phiên sẽ tiếp tục duy trì quân số khoảng 69.000 lính tại Afghanistan. (Khoảng 31.000 lính là lính thủy, Hải quân và Không lực cũng sẽ phục vụ ở Afghanistan). Thậm chí mặc dù một số binh sĩ đã rút quân khỏi Iraq, quân đội Mỹ vẫn đang rất căng thẳng trong việc “điền” thêm quân số để lấp vào những "lỗ hổng" ở nước ngoài. Những khủng hoảng đã dẫn đến hiện tượng đào ngũ gia tăng, tuy nhiên số lượng hiện tại không cao hơn thời bình ở thời điểm thập niên năm 1990, và số lượng binh sĩ dự bị đang có chiều hướng tái tòng quân, dự kiến vượt chỉ tiêu của quân đội Mỹ. Nhưng đằng sau những con số này là một sự thật khá đen tối.

Ngày nay, hơn 100.000 binh lính Mỹ đang dùng thuốc chống trầm cảm vượt quá mức độ cho phép, và khoảng 40.000 lính Mỹ đang sử dụng thuốc lậu mỗi ngày. Lỗi vi phạm được ghi nhận là khoảng 5.000 trường hợp/năm. Với nhu cầu nhân lực bức xúc, quân đội Mỹ sẽ "giữ lại" hơn 25.000 binh sĩ - những người đã bị cáo buộc có những hành vi sai phạm, bao gồm 1.000 lính bị dính từ 2 hay nhiều hơn các trọng tội. Nguy hiểm nhất là những binh nhất quân đội, những người vừa rời nhà để gia nhập quân ngũ, các huấn luyện quân phải rất vất vả trong việc đào tạo loại này kể cả công tác rèn luyện về đạo đức và mọi thứ chỉ trở lại bình thường sau 2 năm huấn luyện. Họ - những binh nhất - thiếu sự cứng rắn cũng như khả năng tái phục hồi như các lính cũ vốn đã dày dạn sương gió và kỹ năng tác chiến, và thường không ở đủ lâu trong quân ngũ để phát triển các mối quan hệ với các binh lính và những bậc chỉ huy khác.

Trong số những vụ tự tử đang ngày càng tăng cao trong quân đội Mỹ - năm ngoái tỷ lệ tăng lên đến 239 trường hợp, những cái chết oan uổng này thường rơi vào những binh lính chưa đủ 2 năm trong quân ngũ. Khoảng 1/3 số vụ tự tử trong quân đội Mỹ là rơi vào những binh lính chưa bao giờ được ra trận dù chỉ 1 lần. Ngoài các vụ tự tử, quân đội Mỹ còn ghi nhận những vụ tử vong do tai nạn trong lúc thi hành công vụ và 50 trường hợp bị mưu sát, khoảng 100 người bị giết trong năm 2009. Phần lớn những người lính có dấu hiệu bệnh trầm cảm sẽ được giảm thiểu thời gian tại ngũ. Nhưng theo một cuộc điều tra của phía quân đội Mỹ thì những binh sĩ thuộc đủ các cấp bậc đã không có đủ thời gian ở nhà giữa các đợt triển khai quân đội để phục hồi sức khoẻ của họ.

"Mỗi lần tôi trở lại nhà, tôi phải mất một khoảng thời gian khá lâu để trở lại bình thường như gia đình và bạn bè của mình. Nhưng vết thương thường để lại những di chứng thảm khốc", theo lời của anh Bayer, người vừa hoàn thành 3 đợt tham chiến ở Iraq và hiện tại đang làm việc tại Lầu Năm Góc.

Thực vậy, phải mất từ 24 đến 36 tháng để trở thành "người bình thường" từ những tần suất chiến đấu dài ngày - trong khi đó nhiều binh lính về nhà chỉ có thời gian là 18 tháng hoặc ít hơn giữa các đợt triển khai quân sự. Trên thực tế, quân đội Mỹ đang có một chương trình chống gây hấn tự tử theo thời gian, và bây giờ đang bắt đầu giải quyết các trục trặc một khi đã được xác định. Hiện tại, quân đội Mỹ đang thắt chặt kiểm tra các tân binh nhằm loại trừ những người có tư tưởng cực đoan, yếu đuối trước các điều kiện ngoại cảnh. Nhưng nghịch lý ở chỗ là có đến 75% thanh thiếu niên Mỹ không đủ tiêu chuẩn của quân đội do bởi tình trạng thừa cân hay những trục trặc khác về hình thể đã không thể vượt qua kỳ thi sát hạch ban đầu, hoặc họ cũng dính vào các vụ tội phạm khác.

Để chắc ăn hơn trong công tác tuyển dụng tân binh, quân đội Mỹ đã chú trọng các các hồ sơ y tế. Tuy nhiên các sĩ quan cao cấp của quân đội Mỹ đã thừa nhận rằng tất cả những vấn đề này sẽ gây ám ảnh cho quân đội khi mà tốc độ triển khai quân vẫn còn ở mức quá cao. "Qủa là tin tức tốt lành, khi trong mùa hè này số lượng các thanh niên đi kiểm tra sức khoẻ có chiều hướng gia tăng", Peter Chiarelli lạc quan nói.

Quân đội Mỹ đang nghiên cứu "Thuốc thông minh" áp dụng cho các binh lính

Một nhà thần kinh học khá nổi tiếng đang thúc giục quân đội Mỹ nghiên cứu các ảnh hưởng của những ảnh hưởng dược phẩm nhằm nâng cao khả năng nhận thức, được gọi chung là "thuốc thông minh", áp dụng cho các binh lính Mỹ trên các chiến trường. Việc mở rộng nhanh chóng của các liều "thuốc thông minh" áp dụng cho tất cả mọi người từ sinh viên cho đến các nhà khoa học đã gây ra một cuộc tranh luận sôi nổi về ảnh hưởng sức khoẻ của các dược phẩm thần kinh, và vấn đề đang gây tranh cãi nhất là liệu những loại thuốc này một khi sử dụng cho người có thể tạo ra một lợi thế "không công bằng".

Lính Mỹ tại Iraq.

Nhưng đối với các binh lính Mỹ đang tham chiến, những lợi ích nhất có thể nhìn thấy lại đang gây bất lợi cho sức khoẻ của họ - các loại thuốc tạo ra tác dụng phụ như thế chỉ đơn giản là nó đã không được nghiên cứu kỹ, ông Paul Glimcher, một nhà thần kinh học từ Đại học New York, đã từng nói với các khán thính giả tại một hội nghị khoa học quân đội Mỹ gần đây.

Ông Paul Glimcher, người đã từng tham gia giảng dạy tại Học viện Khoa học Quốc gia Mỹ (NAOS) đang tìm kiếm các cơ hội cho quân đội trong ngành khoa học thần kinh, đã thúc giục các nhà khoa học quân đội tài trợ ngân sách cho dự án nghiên cứu này. Paul Glimcher nói: "Người ta không thể không tự hỏi liệu có phải chúng ta đang tụt hậu phía sau không", ông Glimcher viện dẫn việc sử dụng các loại thuốc như Ritalin và Modafinal đang được ứng dụng cho các tân sinh viên cao đẳng và thậm chí trong số các nhà khoa học hàng đầu.

Ý tưởng của việc tạo ra "siêu chiến binh" bằng cách sử dụng các loại thuốc thông minh giúp cho binh lính Mỹ làm việc dài hơn mà không cần ngủ không phải là thông tin mới mẻ gì. Một báo cáo vào năm 2008 bởi nhóm cố vấn an ninh quốc gia Mỹ (JASON) đã kêu gọi Lầu Năm Góc nên triển khai cái gọi là "giám sát các hoạt động của đối phương thông qua giấc ngủ của họ" và nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc thần kinh về tình trạng thiếu ngủ.

Bên ngoài lĩnh vực quân sự, việc sử dụng thuốc thần kinh hay "Doping não" đã thật sự lan rộng, và Paul Glimcher, người đã trích dẫn một cuộc thăm dò vào năm 2008 được đăng trên tờ Tự Nhiên rằng khoảng 20% các nhà khoa học đã nghiên cứu về việc sử dụng một số loại thuốc thông minh để cải thiện khả năng làm việc của họ. Paul Glimcher cũng nói rằng tại trường đại học của ông có từ 50% đến 60% các sinh viên đại học đã sử dụng thuốc Ritalin trong những chặng thi cuối cùng của mình để giúp họ trụ vững và đạt thứ hạng cao hơn.

Ông Paul Glimcher phát biểu: "Những em bé sử dụng loại thuốc này dù hợp pháp hay bất hợp pháp, đều có kết quả rằng nó đã cải thiện đáng kể trí não của những em bé này. Tuy nhiên binh lính không cần ngủ hoàn toàn khác với các sinh viên uống thuốc thần kinh chỉ để học tập. Bây giờ có những lý do khá lạc quan rằng tại sao chúng ta lại đề phòng việc quân đội Mỹ trao thuốc thần kinh cho binh lính của mình. Tôi không có ý định nói rằng chúng ta nên đi tắt theo một hướng nào đó. Tôi chỉ liên hệ đến khía cạnh văn hoá trong đời sống của chúng ta, đó là làm cách nào để chữa lành căn bệnh thiếu ngủ, và quân đội đã ứng phó với chuyện thiếu ngủ của binh lính như thế nào. Chúng tôi cũng biết rằng các phi công của Không lực Mỹ đã sử dụng thuốc thần kinh mà không cần phải xin phép. Xa hơn, các nhà khoa học thần kinh đã làm việc cùng với nhau để hiểu tốt hơn về những ảnh hưởng của những loại thuốc này"

Nguyễn Thanh Hải (theo Politic Daily/ Science) - CSTC tuần số 39
.
.
.