Gia đình cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak qua con mắt của AP

Thứ Năm, 24/02/2011, 18:52
Thời gian trôi qua, sau 20 năm, Mubarak, gia đình của ông và những cố vấn thân cận trong bộ máy quyền lực của ông đã vụt sáng trở thành những người con người có tiền và địa vị trong hệ thống các công ty Ai Cập hùng mạnh, theo rất nhiều báo cáo đủ tin cậy thì những người trên đã thu được rất nhiều tiền của từ sức mạnh chính trị của cá nhân họ.

Một khách du lịch khi đặt chân đến thủ đô Cairo hoa lệ của Ai Cập đã nhìn thấy 3 bức ảnh được dán trên vách tường của một nhà hàng: một bức là của Nasser, bức khác là của Sadat và tấm ảnh còn lại là của Hosni Mubarak. Người khách hỏi người chủ nhà hàng giải nghĩa xem người đàn ông Nasser là ai, người chủ nhà hàng nói với khách rằng Nasser là người đã lật đổ nền chuyên chế tồn tại ở Ai Cập và phục vụ cho đất nước như là Tổng thống. "Thế còn người thứ hai?", vị khách vẫn không thôi. Ông chủ nhà hàng nói: "À đó là Anwar Sadat, Tổng thống kế tiếp của chúng tôi" và nói thêm "Ông ấy muốn hoà bình với Nhà nước Israel nhưng lại bị ám sát vào năm 1981". Chỉ vào tấm hình thứ 3, người khách hỏi: "Còn ông ta?". Người chủ nhà hàng cười: “Đó là Tổng thống đương nhiệm của chúng tôi”. Vậy ông là ai?

Hosni Mubarak thâu tóm Ai Cập

Trong bài phát biểu đầu tiên của mình đối với đất nước, vị Tổng thống mới của Ai Cập đã đưa ra lời hứa hẹn rằng: "Không cam kết bản thân mình với những gì mà tôi không thể thực hiện được, che giấu sự thật trước nhân dân, hoặc không được khoan dung với nạn tham nhũng và rối loạn". Đó chính là Hosni Mubarak vào năm 1981, người đàn ông này đã bày tỏ quan điểm của mình sau vụ cố Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat bị ám sát và thể hiện riêng cái cách mà ông Mubarak muốn lèo lái đất nước Ai Cập đi theo một phương hướng mới. 

Thời gian trôi qua, sau 20 năm, Mubarak, gia đình của ông và những cố vấn thân cận trong bộ máy quyền lực của ông đã vụt sáng trở thành những người con người có tiền và địa vị trong hệ thống các công ty Ai Cập hùng mạnh, theo rất nhiều báo cáo đủ tin cậy thì những người trên đã thu được rất nhiều tiền của từ sức mạnh chính trị của cá nhân họ. Vị lãnh đạo 82 tuổi và 2 người con trai của mình đã rất tài tình trong việc vận dụng các đòn bẩy của chính phủ bao gồm cả sức mạnh quân sự và sự ưu việt của các đảng phái chính trị, để trọng thưởng cho bạn bè và phạt thật nặng những đối thủ đối lập quan điểm của họ.

Ông Hosni Mubarak, người vừa từ chức vào thứ sáu (11/2/2011) trong một làn sóng những người biểu tình khổng lồ đã làm tắc nghẽn mọi hoạt động tại thủ đô Cairo và thủ phủ Alexandria trong suốt nhiều tuần. Một số nguồn tin báo chí gần đây đã tiết lộ con số ấn tượng rằng tổng khối tài sản của đại gia đình Hosni Mubarak dao động trong khoảng từ 40 tỷ USD, con số 70 tỷ USD chỉ là sự thổi phồng quá cỡ.

Đại gia đình Hosni Mubarak.

Cách kiếm lời của gia đình Hosni Mubarak

Phần lớn tài sản của đại gia đình Hosni Mubarak được đầu tư chủ yếu vào các lĩnh vực ngân hàng ở nước ngoài, như tại châu Âu, lĩnh vực đầu tư mạnh nhất là vào các dự án bất động sản cao cấp. Vào thứ sáu (11/2/2011), Chính phủ Thụy Sĩ tuyên bố "đóng băng" các tài khoản được cho là của Mubarak và gia đình của ông ta, người phát ngôn của Ngân hàng Thụy Sĩ đã nói với hãng tin Reuters, dựa theo đạo luật đấu tranh chống các tài sản do thu lợi bất chính mà có. Tháng trước, Thụy Sĩ cũng cho "đóng băng" các tài khoản thuộc những đồng minh thân cận của ông Mubarak, trục xuất Tổng thống Tunisia Zine El Abidine Ben Ali, nguồn cảm hứng của các cuộc biểu tình ở Cairo.

Theo nguồn tin mật, gia đình Hosni Mubarak hiện đang sở hữu rất nhiều khối tài sản trên khắp thế giới từ London, Paris đến New York và địa danh Beverly Hills. Ngoài những ngôi nhà sang trọng trong khu nghỉ mát Hồng Hải thuộc đặc khu du lịch Sharm al-Sheikh hoa lệ và khu phố cao cấp Heliopolis ở Cairo, họ cũng còn có một biệt thự 6 tầng lầu tọa lạc ở khu Knightsbridge (London), một ngôi nhà gần Bois de Bologne (Paris) và 2 chiếc du thuyền đắt tiền. Nhưng đáng chú ý nhất là 2 người con trai của Hosni Mubarak là Gamal và Alaa, gia đình họ đã kiểm soát mạng lưới các công ty, những "con tàu" kiếm tiền này thông qua các cuộc tranh cãi ầm ĩ từ các công ty nước ngoài đang làm ăn ở Ai Cập.

Trong thập niên 80 của thế kỷ trước, Hosni Mubarak dường như tỏ lòng chân thành của mình trong việc chấn chỉnh vấn nạn tham nhũng với một nỗ lực nhằm khiến cho công luận nhìn thấy ở ông ta một đường lối hoạt động khác hẳn với cố Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat, theo lời của một doanh nhân người Mỹ gốc Ai Cập, ông này thường xuyên có mối quan hệ làm ăn tại Ai Cập, tiết lộ: "Lúc đầu Hosni Mubarak cũng có một số nỗ lực đáng khích lệ. Nhưng khi thời gian trôi qua, các thân hữu xung quanh ông ta bắt đầu tận dụng lợi thế của một hệ thống chính quyền. Và một yếu tố khác là khi các con của Mubarak bắt đầu tham gia vào thương trường, họ trực tiếp thu tiền ở mỗi công ty và mọi công ty nước ngoài khi muốn đặt chi nhánh làm ăn ở Ai Cập buộc phải chi tiền "hoa hồng" cho họ. Cách mà họ có được số tiền đó không phải là bị quy kết cho tội ăn cắp mà là luật bất thành văn cho bất kỳ ông chủ nào muốn có công ty hoạt động ở Ai Cập đều buộc phải chi từ 5% đến 20% tiền hoa hồng cho một công ty được hình thành bởi một trong những người con trai của Hosni Mubarak là Gamal Mubarak. Tôi biết rõ những ông chủ doanh nghiệp buộc phải chung chi làm ăn theo kiểu này".

Một số của cải trong gia đình của Hosni Mubarak được tin là có ít nhiều mối quan hệ đối tác với các công ty quốc tế - dựa theo luật pháp Ai Cập, các doanh nghiệp nước ngoài buộc phải chi cho một đối tác địa phương khoảng 51% tiền đặt cọc khi hoạt động ở Ai Cập. "Chiếu theo luật này, bất kỳ công ty đa quốc gia nào cũng cần phải có sự ủng hộ từ phía nhà tài trợ địa phương, và nhà tài trợ địa phương thường sẽ thông qua các thành viên của gia đình Hosni Mubarak hoặc là may mắn thì diện kiến với người nắm quyền lực tối cao trong canh bạc chính trị", theo lời của ông Aladdin Elaasar, tác giả của quyển sách "Vị Pharaoh cuối cùng: Mubarak và Tương lai không bền vững". Người phát ngôn của đại sứ quán Ai Cập đã không trả lời điện thoại để lấy ý kiến, và do đó các thành viên trong gia đình của Hosni Mubarak không bao giờ biết đến những lời phàn nàn này.

Gia đình Hosni Mubarak liệu có đối mặt với phiên toà?

Các tổ chức tư nhân được tài trợ bởi Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) và Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) bị cáo buộc tội thiên vị. Khi một số khách sạn mang tầm vóc lịch sử đã được chính phủ Mubarak đem bán cho những người bạn của ông ta, báo chí địa phương đã lên tiếng phàn nàn về cái gọi là "Mùi của tham nhũng".

Theo một báo cáo gần đây của Cơ quan Nghiên cứu của Quốc hội Ai Cập (ECRS) thì sự giàu sang của gia đình Hosni Mubarak và các gia đình cố vấn cao cấp khác dường như tương phản với thực trạng của một đất nước, nơi đang có đến hàng triệu người lao động vất vả nhưng mức thu nhập khá thấp, tỷ lệ lạm phát cao đã làm khó khăn thêm cho một bộ phận người trung lưu và người thất nghiệp, khiến phân hoá giàu nghèo có chiều hướng gay gắt trong xã hội: gần một nửa nam giới Ai Cập không có việc làm ổn định và 90% nữ giới bị thất nghiệp trong 2 năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp từ các trường học.

Người con thứ của Hosni Mubarak: Gamal, người được xem là có triển vọng làm Tổng thống mới của Ai Cập sắp tới đây, nếu như không bị vấp phải cuộc biểu tình khổng lồ của nhân dân Ai Cập. Gamal từng học trường Đại học Cairo và trải qua 6 năm làm việc trong vai trò của một nhân viên đầu tư ngân hàng tại Mỹ. Sau đó Gamal bắt tay thành lập công ty tư vấn đầu tư của riêng mình tên là Med Invest Partners, có chức năng chính là giúp các nhà đầu tư phương Tây tìm kiếm cơ hội để mua các cổ phiếu và các công ty ở Ai Cập.

Alaa, người con trưởng của Hosni Mubarak, là một doanh nhân, người này làm chủ một công ty dịch vụ hàng không ở Ai Cập. Cũng theo ông Aladdin Elaasar, mặc dù Alaa nói là cảm thấy không còn hứng thú chuyện kinh doanh nhưng mặt khác Alaa cũng bị cáo buộc việc hưởng một khoản tiền kếch xù từ các thành phần kinh tế tư nhân. Một trong những tin đồn khá dai dẳng là Chính phủ Ai Cập đã ban hành một đạo luật vào năm 2001, đó là chế tạo dây đai an toàn trong xe hơi là bởi Alaa đã có một sự nhượng bộ với các ông chủ nước ngoài trong việc nhập khẩu dây đai an toàn. Những bạn bè thân cận trong chính phủ của Hosni Mubarak cũng được phát tài khi kết thân với nhà lãnh đạo.

Taher Helmy, cố vấn của Gamal và Hosni và là chủ tịch của Phòng thương mại Mỹ (ACC), gần đây đã mua một căn hộ trị giá đến 6,1 triệu USD, căn hộ hướng mặt ra công viên Central Park ở thành phố New York City. Một cá nhân khác là Ahmed Ezz, vốn là ông trùm thép và là cánh tay thân cận của Gamal, đã bị cáo buộc lợi dụng mối quan hệ của mình để giành thế độc quyền trong thị trường thép. Một số cựu thành viên chính phủ của Mubarak đã phải ra trước công chúng vì những cáo buộc tham nhũng.

Tuần trước, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Ibrahim Yosri và 20 luật sư đã đệ đơn kiện Abdel Meguid Mahmoud, tổng công tố viên của Ai Cập, đặt Hosni Mubarak và gia đình của ông ta ra trước vành móng ngựa vì tội ăn cướp tài sản của công. Tuy nhiên, Ibrahim Yosri không tiết lộ các email nhận xét của mình.

Vào năm 2005, một quan chức cao cấp của Ai Cập do bị chỉ trích khuyết điểm trong nhiều thập kỷ đã chạy trốn tới Thụy Sĩ và bắt đầu một chiến dịch nhằm đưa Hosni Mubarak ra xét xử tại Toà án Tư pháp quốc tế Bỉ (BICJ) vì những cáo buộc tội tham nhũng và vi phạm nhân quyền. Theo ông Mohammad Ghanam, cựu chủ tịch của đơn vị nghiên cứu pháp lý thuộc Bộ Nội vụ Ai Cập (EIM) cho biết: Họ đã tham nhũng cực kỳ nghiêm trọng, trực tiếp tạo nên diện mạo hiện tại của Ai Cập chúng ta, như là tất cả mọi người đều nhìn thấy!"

Nguyễn Thanh Hải (theo AP) – CSTC tuần số 46
.
.
.