Nước Nga phấn đấu trở thành siêu cường vũ khí trong thế kỷ 21

Chủ Nhật, 06/11/2011, 11:34
Ông Dmitry Medvedev tuyên bố: "NATO không ngừng mở rộng cơ sở hạ tầng quân sự theo từng ngày. Tất cả những hành động này khiến chúng tôi gia tăng việc hiện đại hoá các lực lượng quân sự và tái thiết lại hình ảnh của chính mình… chúng tôi cần tái vũ trang toàn diện".

Liên minh Á Âu sẽ là thách thức lớn với phương Tây

Nga đang gây chú ý trước con mắt của thế giới khi một lần nữa người ta liên tưởng đến Nga sẽ trở thành một nhà nước siêu cường vũ khí và quân sự trong thời gian gần đây. Tuần qua, Thủ tướng Nga Vladimir Putin - từng là cựu Tổng thống và tương lai cũng sẽ trở thành Tổng thống của nước Nga - đã đề xuất ý tưởng thành lập cái gọi là "Liên minh Á Âu" trong số những nhà nước thuộc Liên Xô cũ.

Động thái này được cho là một thách thức mới đối với phương Tây, đồng thời nó cũng tái hình thành một nhà nước cường quốc. Ông Putin thả nổi ý tưởng của mình trong bối cảnh của một thời kỳ phục hưng quân đội Nga.

Moscow mong muốn tái thiết lại lực lượng quân sự, thực tế, Nga đã cam kết tài trợ khoản ngân sách tương đương 730 tỷ USD để trang bị những loại vũ khí hiện đại của thế kỷ 21 cho lực lượng quân sự của mình đến năm 2020. Theo kế hoạch, quân đội Nga sẽ nhận khoảng 1.000 máy bay trực thăng mới, 600 máy bay chiến đấu và 100 tàu chiến - bao gồm các loại hàng không mẫu hạm và 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân được gắn các loại tên lửa đạn đạo. Đồng thời Nga cũng tăng tốc xây dựng những hệ thống phòng thủ không quân tiên tiến nhất cũng như những thế hệ mới nhất của các loại tên lửa liên lục địa.

Một loại máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên của Nga mang tên T-50 đã được trình diễn tại MAKS-2011, Hội chợ triễn lãm Không gian và Hàng không quốc tế (IASS) ở Zhukovsky, ngoại ô Moscow, vào ngày 17/8/2011.

Với những trang bị hùng hậu trên đã khiến người trong cuộc và ngoài cuộc cũng phải giật mình ớn lạnh. Nhưng hơn tất cả, Moscow đang muốn đòi lại quyền thống trị ảnh hưởng trên toàn cầu phụ thuộc nhiều vào tương lai của quân đội nước này, đó là những chiếc máy bay chiến đấu "thế hệ thứ 5" ấn tượng nhất của Nga. Và câu hỏi lớn đặt ra ở đây là, liệu với số lượng trang thiết bị hùng hậu đó, Nga có sẵn sàng đương đầu thử nghiệm một khi xảy ra chiến tranh ?

Moscow chưa bao giờ sai trong việc đoán định tình hình. Tổng thống Nga đương nhiệm, ông Dmitry Medvedev đưa ra lời giải thích vào tháng 2/2011 rằng Nga cần bắt kịp NATO và Mỹ, sau 2 thập kỷ đứng ở cường quốc thứ 3. Ông Dmitry Medvedev tuyên bố: "NATO không ngừng mở rộng cơ sở hạ tầng quân sự theo từng ngày. Tất cả những hành động này khiến chúng tôi gia tăng việc hiện đại hoá các lực lượng quân sự và tái thiết lại hình ảnh của chính mình… chúng tôi cần tái vũ trang toàn diện".

Putin và kế hoạch tái thiết vũ trang toàn diện

Chi tiêu cho quốc phòng Nga đã tăng gấp 10 lần kể từ thời ông Putin lên nắm quyền vào năm 2000. Cựu Bộ trưởng tài chính Nga, Alexei Kudrin cho biết trong tháng 9/2011 rằng nếu các chi phí quy hoạch đi trước, nó có thể tăng gấp đôi trong vòng 2 năm tới, từ 3% lên 6% trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Tiền và động lực là hai yếu tố quan trọng nhất cho bất kỳ siêu cường nào nhắm tới.

Vì vậy, khả năng công nghiệp là tiên quyết. Các chuyên gia an ninh ngờ rằng cụm công nghiệp quân sự bị mục rã của Nga là nơi có thể cho ra lò các loại hàng hoá. Họ nói có một mạng lưới rộng lớn các nhà thầu nhỏ cho phép Liên Xô (USSR) sản xuất ra mọi thứ từ các viên đạn cho đến các loại tên lửa liên lục địa, chủ yếu là vài ngành công nghiệp xuất khẩu vũ khí sẽ không thể xử lý cho kịp sự gia tăng các đơn đặt hàng, dự kiến sẽ rót cho các tổng hành dinh quân sự Nga ở Moscow vào cuối năm 2011 này. Chương trình tái thiết vũ trang này là một chiến dịch chính trị, làm nên niềm tự hào cho ông Putin. Bản chất của T-50 là một tiện ích chính trị".

Ông Putin dường như đã nhận thức ra những rào cản. Vào ngày 7/10/2011, ông Putin loan báo rằng Moscow sẽ chi hơn 13 tỷ USD trong vòng 3 năm tới để hiện đại hoá hơn 1.700 xưởng chế tạo vũ khí. Theo hãng tin AP, Thủ tướng Putin lập luận rằng: "Nếu chúng ta muốn có vũ khí theo xu thế cuộc chiến đấu ngày nay thì chúng ta cần tân trang lại các cụm công nghiệp quân sự". Nếu T-50 có thật, nó sẽ là một chiếc máy bay chiến đấu kiêu hùng. Các quan chức quân sự Nga hãnh diện gọi nó là "máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5". Đó là một loại máy bay mà chỉ có Mỹ thành công một nửa trong việc chế tạo ra chiếc máy bay chiến đấu F-22 Raptor.

Những chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 sẽ bao gồm các công năng hiện đại như tàng hình, siêu linh hoạt, duy trì chế độ bay siêu âm và vượt khỏi tầm quan sát của các hệ thống ra-đa tối tân nhất. Chúng cũng có các loại vũ khí tích hợp và các hệ thống quản lý bằng trí thông minh nhân tạo, chúng có bộ khung chịu áp suất cao làm từ các vật liệu vũ trụ. Chính sức mạnh của T-50 đã khẳng định chủ sở hữu của nó là một siêu cường thật sự.

Phần lớn các loại vũ khí sản xuất trong thời Hậu Xô Viết là bằng chứng tốt nhất về các mẫu thiết kế của Nga. Đây cũng chính là lĩnh vực xuất khẩu thu bộn tiền của Nga, khi mà nhiều loại máy bay đã được đem bán cho Ấn Độ, Trung Quốc và Venezuela, Sukhoi Su-30 là một phiên bản tân trang điển hình.

Tuy nhiên nhiều chuyên gia nói rằng động thái này của Putin chỉ là lớp mặt nạ che đậy vấn đề chính. Không đầy một nửa các cụm công nghiệp quân sự Nga từ thời Liên Xô vẫn đang hoạt động. Người Nga vẫn thiết kế ra những sản phẩm mới, nhưng ở đây là một câu hỏi lớn. Nga sẽ làm gì nếu như không có các thành phần đáng tin cậy, không có máy móc hiện đại để làm ra các bộ phận chính xác và thiếu hụt những công nhân tay nghề cao ?. Chúng ta sẽ không thể tạo ra nhiều giá trị"

Nguyễn Thanh Hải (theo GOP) – CSTC tuần số 81
.
.
.