Tiết lộ một dự án bí mật ngầm phá hoại chương trình hạt nhân của Iran

Thứ Năm, 27/01/2011, 14:42
Trong vòng 2 năm qua, theo các chuyên gia tình báo và quân sự quen thuộc với các chiến dịch hành binh thì khu phức hợp Dimona đang nắm giữ trong lòng nó một bí mật rất mới, rất ít người biết, đó là một vùng đất thử nghiệm hạt nhân như là một sự bắt tay liên kết giữa Mỹ và Israel nhằm làm suy yếu những nỗ lực chung của Nhà nước Iran trong những cố gắng chế tạo bom nguyên tử của riêng mình.

Phức hợp Dimona, nơi khai sinh sâu máy tính phá hoại của Israel

Khu phức hợp Dimona nằm lọt thỏm trong lòng hoang mạc Negev, nhìn từ bên ngoài người ta có cảm giác như đó là một nơi bí mật nào đó với hệ thống hàng rào lính gác bảo vệ chằng chịt, nhưng thực tế cho thấy rằng khu phức hợp Dimona nằm trong một chương trình sản xuất vũ khí hạt nhân tối mật của Israel, nơi đây có nhiều nhà máy chuyên chế tạo nhiên liệu hạt nhân. Trong vòng 2 năm qua, theo các chuyên gia tình báo và quân sự quen thuộc với các chiến dịch hành binh thì khu phức hợp Dimona đang nắm giữ trong lòng nó một bí mật rất mới, rất ít người biết, đó là một vùng đất thử nghiệm hạt nhân như là một sự bắt tay liên kết giữa Mỹ và Israel nhằm làm suy yếu những nỗ lực chung của Nhà nước Iran trong những cố gắng chế tạo bom nguyên tử của riêng mình.

Phía sau bức tường hàng rào dây thép gai kiên cố của phức hợp Dimona, các chuyên gia nói rằng, Israel đã tiến hành công tác quay ly tâm tương tự như cách mà người Iran đang thực hiện tại Natanz, nơi các nhà khoa học lỗi lạc nhất Iran đang tiến hành quá trình làm giàu Uranium. Họ nói rằng, Dimona đang thử nghiệm tính hiệu quả của loại sâu máy tính Stuxnet, một chương trình phá hoại mà gần như đã xuất hiện để phá huỷ gần 1/5 hệ thống máy ly tâm hạt nhân của Iran, nó có chức năng làm trì hoãn chứ không phá hủy hoàn toàn, chính quyền Tehran có đủ khả năng để chế tạo vũ khí hạt nhân đầu tiên của họ. Một chuyên gia tình báo hạt nhân của Mỹ, tiết lộ: "Để kiểm tra loại sâu máy tính này, bạn cần phải biết những cỗ máy là mục tiêu của chúng. Lý do tại sao nói loại sâu máy tính này hoạt động hiệu quả chính là bởi vì người Israel đã thử nghiệm thành công".

Mặc dù các quan chức Mỹ và Israel luôn từ chối nói chuyện công khai về những gì đang diễn ra trong lòng khu phức hợp Dimona, các hoạt động tại đó cũng như những nỗ lực diễn ra tại Mỹ, là một trong những đầu mối mới nhất và mạnh nhất trong việc chứng minh một nhận định rằng có một loại virút đã được thiết kế nằm trong dự án Mỹ - Israel nhằm mục đích phá hoại ngầm chương trình hạt nhân của Iran.

Trong những ngày gần đây, Trưởng cơ quan tình báo của Israel (MOSSAD), ông Meir Dagan và Ngoại trưởng Mỹ, bà  đã công bố một cách tách biệt rằng họ đồng tin rằng những nổ lực trong chương trình hạt nhân của Iran đã thiết lập cách đây vài năm. Bà Clinton trích dẫn các biện pháp trừng phạt do Mỹ dẫn đầu, có thể làm tổn thương tới khả năng của Iran trong việc mua các thành phần nguyên liệu hạt nhân cho tới viễn cảnh kinh doanh hạt nhân của đất nước này trên phạm vi toàn thế giới.

Nhân vật Meir Dagan, người đã bị cáo buộc là đứng sau những cái chết của một số nhà khoa học Iran, đã có cuộc nói chuyện với hãng tin Knesset của Israel trong những ngày gần đây rằng Iran đang gặp những khó khăn về công nghệ hạt nhân khiến cho việc chế tạo bom hạt nhân của họ có thể bị trì hoãn cho tới thời điểm năm 2015. Điều này thể hiện một sự đảo ngược sắc nét từ những luận cứ vốn dài hơi của Israel cho rằng Iran đang trên đỉnh của thành công. Nhân tố đơn lẻ lớn nhất cho việc đưa đồng hồ hạt nhân xuất hiện trên thế hệ sâu máy tính Stuxnet - một thế hệ vũ khí mạng tinh vi nhất từ trước tới nay đã vừa được triển khai.

Trong các cuộc phỏng vấn kéo dài 3 tháng qua ở Mỹ và Châu Âu, các chuyên gia đã đề cập đến một loại sâu máy tính được mô tả là rất tinh vi, "khôn ngoan" hơn bất kỳ loại sâu máy tính nào mà họ có thể tưởng tượng ra, một loại vũ khí không sao giải thích được đang được phát tán trên thế giới vào giữa năm 2009. Dẫu vẫn còn nhiều bí ẩn, tuy nhiên chính xác người nào đã tạo ra loại sâu máy tính này lại ẩn nấp tên bởi một số tác giả tại một vài châu lục, nhưng rất khó truy lùng ra chứng cứ. Vào đầu năm 2008, hãng Siemens của Đức đã bắt tay hợp tác với một trong những phòng thí nghiệm quốc gia hàng đầu nước Mỹ tọa lạc ở bang Idaho, nhằm xác định các lỗ hỗng của bộ điều khiển máy vi tính mà Siemens đã bán để vận hành các ngành công nghiệp sản xuất máy móc trên khắp thế giới - và rằng các cơ quan tình báo Mỹ đã nhận ra rằng nó là chiếc chìa khoá then chốt tại các cơ sở làm giàu Uranium ở Iran.

Hãng Seimens nói rằng chương trình này là một phần trong những nỗ lực nhằm đảm chắc rằng các sản phẩm của họ đủ sức chống lại các hacker có ý đồ phá hoại. Tuy nhiên, nó đã khiến cho phòng Thí nghiệm Quốc Gia Idaho, là một phần của Bộ năng lượng Mỹ, chịu trách nhiệm sản xuất ra các loại vũ khí hạt nhân của Mỹ - một cơ hội để xác định những lỗ hỗng ẩn giấu an toàn trong hệ thống máy tính của Siemens, rằng sẽ được khai thác vào năm tới 2011 bởi Stuxnet.

Bản thân loại sâu máy tính này hiện tại được cấu tạo từ 2 thành phần chính: Một phần được thiết kế ra để gửi tới hệ thống máy quay ly tâm của Iran khiến cho hệ thống này bị mất kiểm soát khi hoạt động. Một phần khác có khả năng hoạt động như xi nê - đó là chương trình máy tính của nó có khả năng ghi nhận bí mật những hoạt động bình thường tại các nhà máy hạt nhân, sau đó nó sẽ chuyển tải những thông tin "gián điệp" về lại cho các nhà máy đã chế tạo ra chúng, quy trình hoạt động này cũng giống như một máy quay an ninh ghi lại những diễn biến của một vụ cướp ngân hàng, hiểu một cách đơn giản nhất thì hệ thống sâu máy tính giúp ghi nhận các thông tin tình báo một cách âm thầm và bí mật tại các nhà máy hạt nhân mà không dễ bị phát hiện.

Hệ thống tại Nhà máy hạt nhân Bushehr của Iran.

Theo báo cáo của các thanh sát viên hạt nhân quốc tế thì các cuộc tấn công bằng sâu máy tính đã không hoàn toàn thành công khi một số hoạt động mặt đất đã bị chính quyền Iran tìm cách ngăn chặn được, trong khi số khác thì đang sống ngắc ngoải. Một số chuyên gia đã xét nghiệm và tin rằng các loại sâu máy tính đã chứa các phiên bản nhân lên gấp nhiều lần và sức tấn công mạnh hơn.

Theo ông  Ralph Langner, một chuyên gia bảo mật máy vi tính độc lập ở Hamburg (Đức), một trong những người đầu tiên đã giải mã thành công sâu máy tính Stuxnet nói: "Nó giống như một cuốn sách giải trí. Bất kỳ ai nhìn nó một cách chăm chú đều có thể chế tạo ra một cái gì đó tương tự như nó". Ông Langner là một trong những chuyên gia lên tiếng lo ngại rằng cuộc tấn công bằng sâu máy tính Stuxnet đã hợp pháp hoá một hình thức mới của cuộc chiến tranh công nghiệp, và như thế thì ngay cả Mỹ cũng bị tổn thương không ít. Tuy vậy rất ít lời mô tả về cách thiết kế loại sâu máy tính  này.

Một cuộc "chiến tranh không khí" nhằm vào Iran

Nhưng các quan chức Israel đã nở nụ cười xếch khi được hỏi về tác dụng của sâu máy tính Stuxnet. Chuyên gia hàng đầu về chiến lược gia trưởng của chính quyền Obama trong đấu tranh chống các loại vũ khí có sức hủy diệt hàng loạt, Gary Samore, lại tỏ ra tránh né khi bị hỏi về sâu máy tính Stuxnet trong một hội nghị gần đây về vấn đề Iran, mà thay vào đó là nụ cười giả tạo: "Tôi rất vui khi biết họ (Iran) đang gặp trục trặc với hệ thống máy ly tâm hạt nhân của mình, Mỹ và các quốc gia đồng minh đang làm tất cả mọi thứ mà chúng ta có khả năng để làm cho nó trở nên rắc rối hơn".

Trong những ngày gần đây, các quan chức Mỹ đã đề cập đến một số cuộc phỏng vấn mà họ tin rằng sự thất bại của Iran có lẽ là chịu sự tác động của một yếu tố nào đó. Điều đó có thể giải thích tại sao bà Clinton đã cung cấp các đánh giá của riêng mình trong chuyến công du đến Trung Đông vào đầu tháng 1/2011. Bằng các tài khoản của một số nhà khoa học tin học, các chuyên gia làm giàu hạt nhân và các cựu quan chức, đã bắt tay vào một cuộc chạy đua ngầm trong việc tạo ra sâu máy tính Stuxnet như một dự án liên doanh giữa Mỹ và Israel, với sự hậu thuẫn ngầm từ Đức và Anh.

Dự án có nguồn gốc chính trị này có thể được tiết lộ vào những tháng vừa qua thuộc chính quyền Bush. Vào tháng Giêng năm 2009, tờ New York Times đã tiết lộ rằng ông Bush đã ban hành một chương trình bí mật nhằm phá hoại các hệ thống điện và máy tính xung quanh Natanz, trung tâm làm giàu Uranium chủ chốt của Iran. Theo các quan chức chiến lược về tình báo Iran thì Tổng thống Barack Obama, lần đầu tiên đã được thông báo về chương trình này thậm chí trước khi ông bước chân vào Nhà Trắng.

Một số quan chức Mỹ khác còn tiết lộ thêm rằng trong một thời gian dài Nhà nước Israel đã tìm kiếm một cách thức nhằm làm tê liệt khả năng của Iran mà không cần phải chọc giận sỉ nhục hay xung đột chiến tranh, mà có thể làm thành một cuộc đình công công khai quân sự như họ đã từng thực hiện nhằm chống lại các nhà máy hạt nhân ở Iraq vào năm 1981 và ở Syria vào năm 2007. Cách đây 2 năm, khi Israel vẫn đang còn ý nghĩ về một giải pháp quân sự và tiếp cận ông Bush cho việc thực hiện dùng bom phá các boong-ke thì sau đó đã chuyển sang một cuộc tấn công phi quân sự, hay "chiến tranh không khí". Trong nhiều năm qua, Washington đã tìm cách tiếp cận với chương trình của Tehran trong một cố gắng "nhằm đặt thời gian trên đồng hồ", thậm chí cũng từng từ chối thảo luận về sâu máy tính Stuxnet. 

Tìm điểm yếu

Hoang tưởng ngày càng leo thang. Nhiều năm trước khi sâu máy tính Stuxnet tấn công Iran, chính quyền Washington đã rất lo ngại về viễn cảnh hàng triệu máy vi tính chạy tất cả mọi hoạt động ở Mỹ từ các giao dịch ngân hàng cho đến điều khiển hệ thống điện lưới quốc gia. Máy tính được xem là bộ não điều khiển tất cả các hoạt động của máy móc công nghiệp. Vào đầu năm 2008, Cục Nội Chính Mỹ đã bắt tay với Phòng thí nghiệm quốc gia Idaho nhằm nghiên cứu về một bộ điều khiển bằng cách sử dụng bộ điều khiển của Siemens được ký hiệu là P.C.S.-7 (hay Hệ thống điều khiển 7). Nó là một phức hợp phần mềm gọi là Step 7, có thể hoạt động trong dàn giao hưởng các nhạc cụ công nghiệp, các hệ thống cảm biến và máy móc. Các lỗ hỗng cho bộ điều khiển để tiến hành một cuộc tấn công được xem là một điều bí mật.

Vào tháng 7/2008, phòng thí nghiệm Idaho và hãng Siemens đã cùng trình bày trên PowerPoint về lỗ hổng của bộ điều khiển đã được diễn ra tại một hội nghị ở Navy Pier, một điểm du lịch hàng đầu ở Chicago. Báo cáo dày 62 trang bao gồm các bức ảnh về bộ điều khiển như họ đã từng thử nghiệm ở Idaho. Báo cáo tại hội nghị ở Chicago đã biến mất khỏi trang web của hãng Siemens, cũng không bao giờ tiết lộ cụ thể về những nơi sẽ được thử nghiệm cho các bộ điều khiển này. Nhưng Washington hoàn toàn biết tỏng điều đó.

Mỹ giật dây hãng Siemens chống phá Iran

Trang mạng WikiLeaks từng đề cập một nỗ lực khẩn cấp được tiết lộ vào tháng 4/2009 trong việc ngăn chặn một tàu hàng chở theo các bộ điều khiển của hãng Siemens, chứa đến 111 thùng hàng cập cảng tại Dubai thuộc Các tiểu vương quốc A Rập thống nhất (U.A.E). Tất cả những thùng hàng này đều có địa chỉ đến là Iran, cũng có nghĩa là sẽ kiểm soát "các dòng thác làm giàu Uranium" - thuật ngữ ám chỉ đến một nhóm các máy quay ly tâm hạt nhân. Trang mạng WikiLeaks còn tiết lộ thêm rằng phía U.A.E đã ngăn chặn việc chuyển "hàng" của hãng vi tính Siemens băng qua eo biển Hormuz đến Bandar Abbas - cảng chính của Iran.

Chỉ vài tháng sau đó, vào tháng 6/2009, sâu máy tính Stuxnet bắt đầu phát tán trên toàn cầu. Tập đoàn Symantec, một hãng sản xuất phần mềm máy tính và các dịch vụ có liên quan, đặt trụ sở chính ở thung lũng Silicon, có nhiệm vụ thu gom các phần mềm độc hại trên quy mô toàn cầu. Sâu Stuxnet quật phá bên trong lòng lãnh thổ Iran, nhưng cũng hiện diện tại Ấn Độ, Inđônêsia và các quốc gia khác. Nhưng không giống như những phần mềm độc hại nhất. Stuxnet hoàn toàn ít gây nguy hiểm. Nó không làm chậm các mạng máy tính hay phá hoại nói chung. Quả thật là một điều bí ẩn

Nguyễn Thanh Hải - CSTC tuần số 43
.
.
.