Ai giết anh ông Un?

Thứ Tư, 22/02/2017, 08:46
Những nguồn tin ban đầu cho biết có một người đàn ông Triều Tiên bị ám sát tại sân bay. Nạn nhân mang hộ chiếu tên “Kim Chol”, sinh ngày 10-6-1970, nhưng cảnh sát ngày 15-2 xác nhận ông thực ra là Kim Jong-nam, sinh 10-5-1971. Cảnh sát Malaysia nói họ đã thông báo cho sứ quán Triều Tiên về cái chết của ông Kim.


Ngày 13-2, tin cho biết anh trai của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, ông Kim Jong-nam, đã bị ám sát tại Kuala Lumpur, Malaysia trong khi chờ chuyến bay về Macao, nơi ông đang sống lưu vong.

Những nguồn tin ban đầu cho biết có một người đàn ông Triều Tiên bị ám sát tại sân bay. Nạn nhân mang hộ chiếu tên “Kim Chol”, sinh ngày 10-6-1970, nhưng cảnh sát ngày 15-2 xác nhận ông thực ra là Kim Jong-nam, sinh 10-5-1971. Cảnh sát Malaysia nói họ đã thông báo cho sứ quán Triều Tiên về cái chết của ông Kim.

+ Hệt như phim 007

Fadzil Ahmat, Trưởng phòng điều tra hình sự bang Selangor - nơi phụ trách vụ án, cho biết vụ việc xảy ra khoảng 9h sáng hôm 13-2 (giờ địa phương), trong khi nạn nhân chuẩn bị lên chuyến bay lúc 10h ở sân bay Kuala Lumpur, Malaysia tới Macao.

“Ông ấy nói với lễ tân tại sảnh khởi hành là có người tóm lấy mình từ phía sau và hất chất lỏng vào mặt”, Star Online dẫn lời ông Ahmat. “Ông ấy xin lễ tân giúp đỡ và ngay lập tức được đưa tới phòng y tế của sân bay. Lúc này, ông ấy đau đầu dữ dội và như người sắp chết. Tại phòng y tế, nạn nhân lên cơn co giật nhẹ. Ông ấy được đưa lên cáng và chết trên đường tới bệnh viện Putrajaya”.

Kim Jong-un (trái) và Kim Jong-nam (phải).

Ahmat cho biết. Cảnh sát sẽ điều tra hành trình của ông Kim Jong-nam trong những ngày ở Malaysia và những người ông đã gặp gỡ. Ông cũng cho biết đã nhận được yêu cầu nhận thi thể của Đại sứ quán Triều Tiên. “Tuy nhiên, chúng tôi sẽ khám nghiệm tử thi trước khi chuyển trả cho đại sứ quán”, ông Ahmat nói.

Aidan Foster-Carter, nhà nghiên cứu Triều Tib trong phim hành động nổi tiếng Điệp viên 007, James Bond. “Mặc dù có những lý do để việc này có thể xảy ra, nhưng tôi hoàn toàn không trông đợi điều đó”, Foster-Carter nói.

Foster-Carter nói ông đã không nghe tin tức về Kim Jong-nam một thời gian và cho rằng anh trai nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un “không phải là mối đe dọa cho bất cứ ai. Tôi có thể hiểu nếu người chú rể Jang Song-thaek bị coi là mối đe dọa. Nhưng tôi rất ngạc nhiên về việc của Kim Jong-nam. Như tôi đã nói, người mang vương miện trên đầu mấy khi được an toàn”, Foster-Carter nói.

Phóng viên ở khoa giám định pháp y của bệnh viện tại Kuala Lumpur, nơi thi thể của Kim Jong-nam được đưa đến. Ảnh: CNN.

Nhà nghiên cứu người Anh cũng cho rằng cái chết của ông Kim có thể liên quan tới các băng đảng, do Kim thích cờ bạc. “Nhưng nếu thế thì nó sẽ diễn ra nhanh gọn với một viên đạn hoặc cái gì đó tương tự”.

+ 2 phụ nữ đáng ngờ

Một sĩ quan cảnh sát Malaysia nói thủ phạm gây ra cái chết của ông Kim Jong-nam là “2 nữ điệp viên”. Thông tin này được đưa ra sau khi cảnh sát Malaysia bắt giữ tài xế taxi được cho đã chở 2 kẻ giết người rời khỏi sân bay.

Vụ bắt giữ tài xế taxi, khoảng 30 tuổi, được thực hiện ngay sau khi cảnh sát phân tích camera giám sát. Cảnh sát cũng đang truy lùng 2 phụ nữ xuất hiện ở sân bay. “Chúng tôi đã xem camera giám sát, qua đó chúng tôi bắt giữ tài xế taxi đã chở hai phụ nữ rời hiện trường vụ ám sát”, một quan chức cảnh sát cấp cao Malaysia, yêu cầu giấu tên, cho biết.

Chính phủ Triều Tiên đã cử một nhà ngoại giao cấp cao tới Malaysia và đề nghị không khám nghiệm tử thi, song yêu cầu này bị cảnh sát nước sở tại từ chối.

Quầy thông tin, nơi Kim Jong-nam bị ám sát.

Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc trước đó dẫn lời các nghị sĩ nước này nói họ nhận được tin của cơ quan tình báo cho rằng 2 điệp viên Triều Tiên ám sát ông Kim Jong-nam.

Hôm 15-2, một phụ nữ đã bị bắt tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur vì bị tình nghi liên quan đến cái chết của ông Kim Jong Nam. Người phụ nữ này bị bắt tại nhà ga hàng không giá rẻ của sân bay quốc tế Kuala Lumpur, Bernama.

Thông cáo báo chí của cảnh sát Malaysia nói nghi phạm này mang hộ chiếu Việt Nam.

Việc bắt giữ dựa trên camera an ninh sân bay. Trước đó, những hình ảnh từ camera an ninh sân bay cho thấy ít nhất một nữ nghi phạm, dường như gốc châu Á, mặc áo phông in chữ “LOL”, váy ngắn màu xanh.

Sau đó, cảnh sát Malaysia đã ra thông cáo báo chí, cho biết chi tiết về hộ chiếu nghi phạm đang mang trong người. Tuy nhiên, vẫn chưa thể khẳng định đây có phải là hộ chiếu thật hay không.

+ Nghi phạm bị gài bẫy?

Báo Oriental Daily của Malaysia ngày 15-2 cho biết nữ nghi phạm trong vụ sát hại Kim Jong-nam khai cô được 4 nam thanh niên chỉ đạo thực hiện vụ tấn công.

Nghi phạm đi cùng một người bạn nữ và 4 người đàn ông. Họ đến Malaysia với tư cách du khách. Nghi phạm nói rằng ngay sau khi họ hạ cánh tại sân bay, 4 người đàn ông nói rằng họ muốn chơi khăm một trong những hành khách. Họ chỉ đạo cô phun chất lỏng vào mặt Kim Jong-nam. Người phụ nữ còn lại bịt khăn tay vào mặt nạn nhân.

“Họ nói với tôi đó là một trò chơi khăm. Tôi không biết việc đó nhằm giết ông ấy”, nghi can nói.

Theo nguồn tin cảnh sát, sau khi tấn công, 2 cô gái lên taxi rời hiện trường, 4 người đàn ông tách thành 2 nhóm cũng rời khỏi sân bay. 6 người gặp nhau tại khách sạn ở Salak Tinggi, huyện Sepang, bang Selangor, cách thủ đô Kuala Lumpur khoảng 55 km.

1 ngày sau khi gây án, bạn của nghi phạm và 4 nam thanh niên kia nói có việc phải ra ngoài và không trở lại. Nữ nghi phạm khai với cảnh sát vì không thông thuộc đường sá Malaysia và muốn tìm bạn nên đã quay lại sân bay ngày hôm sau và bị bắt.

Chánh thanh tra Khalid Abu Bakar cho biết họ bắt giữ nữ nghi phạm dựa theo hình ảnh thu được trên camera an ninh tại sân bay và thời điểm bắt giữ, cô này đi một mình. Cảnh sát đang truy lùng 5 nghi phạm bỏ trốn, theo Star.

+ Từ “hoàng thái tử”

Kim Jong-nam là con trai cả của lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Chính Nhật (Kim Jong-il). Kim Jong-nam sinh tại Bình Nhưỡng, mẹ là Song Hye-rim, 1 trong 3 người phụ nữ được ghi nhận là đã có con với Kim Jong-il. Do bị Kim Nhật Thành phản đối, Kim Jong-il đã giữ bí mật về mối quan hệ giữa mình và Song Hye-rim, vì thế Kim Jong-il ban đầu đã không cho Kim Jong-nam đến trường, và gửi con trai đến sống tại nhà chị gái của mình-Song Hye-rang, bà cũng làm gia sư cho Kim Jong-nam.

Kim Jong-nam được thuật là có tính cách tương tự như cha mình, và người cô của ông mô tả ông là “nóng nảy, nhạy cảm, và có năng khiếu nghệ thuật”. Người cô này cũng nói vào năm 2000 rằng Kim Jong-nam “không muốn kế thừa cha mình”. Giống như Kim Jong-il, ông quan tâm đến điện ảnh: ông đã viết kịch bản phim ngắn từ khi còn trẻ. Cha ông cũng lập ra một kho phim để ông sử dụng.

Năm 1998, Kim Jong-nam đợc bổ nhiệm vào một vị trí cấp cao trong Bộ Công an, chỉ dấu rằng ông sẽ trở thành một lãnh tụ tương lai. Theo tường thuật ông cũng được bổ nhiệm làm người đứng đầu của Ủy ban Máy tính Triều Tiên, phụ trách phát triển công nghiệp công nghệ thông tin. Vào tháng 1-2001, ông tháp tùng cha đến Thượng Hải, và tại đây ông đã có các buổi nói chuyện với các quan chức Trung Quốc về công nghệ thông tin.

Kim Jong-nam (đàng trước bên phải) ngồi cạnh cha là Kim Jong-Il năm 1981.

Đường hoạn lộ đang thênh thang với Kim Jong-nam thì một sự kiện xảy ra làm ông thất sủng. Vào tháng 5-2001, Kim Jong-nam đã bị bắt khi đến Sân bay quốc tế Narita cùng với 2 phụ nữ và 1 cậu bé 4 tuổi được xác định là con trai ông. Ông đến Nhật du lịch bằng một hộ chiếu giả của Cộng hòa Dominica với cái tên Trung Quốc, Bàn Hùng , có nghĩa là “gấu béo” trong Quan thoại.

Sau khi bị giam giữ vài ngày, ông bị trục xuất đến Trung Quốc theo chỉ thị của chính phủ Nhật Bản. Kim Jong-nam có vẻ như đã kể với người thẩm vấn mình rằng ông đến Nhật Bản để thăm Disneyland Tokyo tại Urayasu, gần Tokyo. Sự kiện này đã khiến Kim Jong-il hủy bỏ một kế hoạch viếng thăm Trung Quốc.

+ Đến thất sủng

Năm 2003, Hwang Jang-yop, một cựu viên chức cấp cao của Đảng Lao động Triều Tiên trong các vấn đề đối ngoại tiết lộ Kim Jong-nam đã để mất cơ hội của mình: “Một người thừa kế cần phải là con của một người phụ nữ được quốc vương sủng ái, và sự thật là Kim Jong-il yêu Koh Young-hee nhất. Số mệnh của Kim Jong-nam đã được xác định.”

Kim Jong-nam thì nói rằng ông để mất sự yêu mến bởi vì đã trở thành người ủng hộ cải cách sau khi tiếp thu giáo dục ở Thụy Sĩ, dẫn đến cha ông cho rằng ông đã trở thành một “tên tư sản”. Trong một thư điện tử gửi cho biên tập viên của Tokyo Shimbun, Kim Jong-nam viết: “Sau khi tôi trở về Bắc Triều Tiên sau thời gian học tập tại Thụy Sĩ, tôi càng trở nên xa cách cha tôi hơn vì tôi nhấn mạnh về cải cách và mở cửa thị trường và cuối cùng được nhìn nhận bằng sự nghi ngờ”.

Kim Jong-nam và bà nội, ảnh chụp năm 1975.

Ông cũng cho biết: “Cha tôi cảm thấy rất cô đơn sau khi gửi tôi đi học ở nước ngoài. Sau đó các em trai khác mẹ của tôi là Jong-chol và Jong-un cùng em gái khác mẹ Yeo-jong được sinh ra và sự quý mến của ông được chuyển sang cho họ. Và đến khi ông cảm thấy rằng tôi đã trở thành một tên tư sản sau nhiều năm học tập ở nước ngoài, ông đã rút ngắn thời gian học ở hải ngoại của các em tôi”.

+ Sống lưu vong

South China Morning Post vào ngày 1-2-2007 tường thuật Kim Jong-nam đã sống ẩn cư cùng gia đình ở Macao trong 3 năm và điều này gây ra một số lúng túng cho cả chính quyền Macao và Trung Quốc. Truyền hình Hàn Quốc và South China Morning Post tường thuật vào năm 2007 rằng Kim Jong-nam đã có một hộ chiếu Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, nhà đương cục Bồ Đào Nha và lãnh sự Bồ Đào Nha tại Macao, Pedro Moitinho de Almeida, cho rằng “Nếu thực sự tồn tại một tài liệu như vậy, nó chắc chắn là một thứ giả mạo”.

Sau đó, tin tức được xác nhận cho biết Kim Jong-nam ở Bắc Kinh và Macao trước khi đến Áo và Pháp vì lý do y tế vào đầu tháng 11-2007, nơi ông đã có một buổi phỏng vấn ngắn với truyền hình Nhật Bản sau khi tới Moskva.

Tháng 1-2009, Kim Jong-nam cho biết ông “không quan tâm” đến việc kế thừa cha ông nắm giữ quyền lực, nói rằng điều này chỉ do cha ông quyết định. Tháng 6-2010, Kim Jong-nam đã có một cuộc phỏng vấn ngắn với AP tại Macao trong khi chờ thang máy khách sạn. Ông nói với phóng viên rằng mình “không có kế hoạch” đào thoát đến châu Âu như báo chí đồn đại gần đây.

Kim Jong-nam sống trong một căn hộ ở mũi cực nam đảo Lộ Hoàn của Macao cho đến năm 2007. Một tường thuật từ Hàn Quốc vào tháng 10-2010 thì cho rằng Jong-nam không sống ở Macao trong “nhiều tháng”, và sau đó ông qua lại giữa Trung Quốc và “quốc gia khác”.

Cuối tháng 10-2010, người em trai khác mẹ của ông là Kim Jong-un trở thành người thừa kế rõ ràng. Kim Jong-un được tuyên bố là Lãnh đạo tối cao của Bắc Triều Tiên sau cái chết của Kim Jong-il vào ngày 24-12-2011.

Trong một cuốn sách xuất bản năm 2012 với tiêu đề “My Father, Kim Jong Il, and Me” của nhà báo người Nhật Yoji Gomi, người từng nhiều lần phỏng vấn Kim Jong-nam, theo đó Kim Jong-nam hy vọng sự lãnh đạo của Kim Jong-un sẽ thất bại, viện dẫn rằng em trai mình còn quá trẻ và thiếu kinh nghiệm. Ông cũng nói rằng “Nếu không có cải cách, Triều Tiên sẽ sụp đổ, và khi thay đổi đó diễn ra, chế độ sẽ sụp đổ”.

Tờ The Chosun Ilbo của Hàn Quốc tường thuật rằng Kim Jong-nam có 2 vợ, và có ít nhất 1 tình nhân và 1 vài đứa con. Người vợ đầu Shin Jong-hui (sinh khoảng 1980) có con trai Kum-sol (sinh khoảng 1996) sống tại một ngôi nhà gọi là Dragon Villa tại ngoại ô phía bắc của Bắc Kinh. Người vợ thứ hai là Lee Hye-kyong (sinh khoảng 1970) có con trai Han-sol (sinh khoảng 1995) và con gái Sol-hui (sinh khoảng 1998) sống khiêm tốn trong một căn hộ ở tầng thứ 12 tại Macau.

Người tình của Kim Jong-nam là cựu tiếp viên hàng không của Air Koryo tên là So Yong-la (sinh khoảng 1980), cũng sống tại Macau.[14] Han-sol có liên hệ với các tài khoản trên một mạng xã hội trực tuyến. Năm 2011, Kim Jong-nam đã được kết nạp vào Đoàn Thế giới Liên minh tại Mostar, Bosnia-Herzegovina. Kim Jong-nam thường gây chú ý với các phương tiện truyền thống vì thói cờ bạc và chi tiêu quá mức của mình.

Anh Kiệt (Tổng hợp)
.
.
.