Anh: Xóa sổ đường dây làm chứng minh thư giả cho người nhập cư trái phép

Thứ Năm, 10/04/2014, 08:00

Một băng đảng tội phạm bán chứng minh thư giả cho người nhập cư bất hợp pháp hoạt động lén lút ở Anh đã bị cảnh sát, cơ quan di trú của nước này triệt phá nhờ một phóng sự điều tra của Báo Tia nắng Chủ nhật. Hiện tại, cảnh sát Anh  đã mở cuộc điều tra để truy tìm dấu vết và "chân rết" của băng đảng này khắp Tây Ban Nha, Italy và Romania.

"Công nghệ" sản xuất chứng minh thư giả siêu nhanh

Những chiếc thẻ chứng minh nhân dân giả được làm rất tinh vi nhằm "phục vụ" nhu cầu của người nhập cư bất hợp pháp đến từ nhiều quốc gia có mưu toan lừa gạt chính phủ Anh được một số đối tượng người Romani làm chủ mưu cùng đồng bọn rải rác ở Tây Ban Nha, Italy "sản xuất" từ tháng 1.

Có nhiều chứng minh nhân dân mang tên thật của người Romani đang sống ở nước này, nhưng được dán ảnh người nhập cư trái phép để họ có thể nhanh chóng tiếp cận điều trị y tế công miễn phí, có công ăn việc làm và hưởng trợ cấp xã hội.

Phóng viên Tia nắng Chủ nhật đóng giả doanh nhân ngỏ ý muốn mua những chiếc chứng minh thư giả, họ có cuộc hẹn đầu tiên với một cặp vợ chồng có quốc tịch Romani nhờ một số "người trung gian" vào ngày 13/3 vừa qua. Cả 2 vợ chồng đến từ Romani đều có giấy tờ cư trú hợp pháp ở Ellesmere Portk, Cheshire.

Trong cuộc trao đổi kéo dài suốt 1 giờ, cặp vợ chồng tự giới thiệu tên là Andreea và Eddie, họ giải thích "hàng" được sản xuất theo đơn đặt hàng ở Tây Ban Nha, đồng thời tiết lộ qui mô hoạt động.

Ẵm con gái 7 tháng tuổi trong vòng tay của mình, Andreea đon đả "dụ" khách: "vợ chồng tôi có thể làm chứng minh thư và bằng lái xe có quốc tịch Romani. Tôi nghĩ vợ chồng tôi cũng có thể làm loại chứng minh thư khác. Không chỉ có quốc tịch Romani đâu".

Khi được hỏi liệu có phải là tên người trên chứng minh nhân dân là thật, còn thực tế người sử dụng không sống ở Romani, chồng của Andreea là Eddie nhanh nhảu đáp lại: vâng, đúng vậy đó. Chỉ có ảnh là không đúng thôi. Có một mã số đặc biệt. Tất cả rất hoàn hảo".

 Để làm khách hàng yên tâm, Eddie trưng ra chứng minh nhân dân Romani thật của anh ta, có kích thức bằng môt chiếc thẻ tín dụng và soi đèn tia cực tím vào để chứng tỏ đó là thật. Eddie nói: "Đây là chứng minh nhân dân Romani thật, tôi có thể rọi đèn vào đây và cho các bạn thấy dấu mộc. Chúng (Eddie nói đến những chiếc chứng minh nhân dân giả) rất, rất hoàn hảo. Chúng khá giống nhau".

Tại lần "chào hàng" đầu tiên, Andreea cũng vô tình tiết lộ qui mô hoạt động quốc tế của các đối tượng lừa đảo. Ngoài ra, nữ "cò" làm chứng minh nhân dân giả quốc tịch Romani còn mạnh miệng khẳng định: Khách hàng muốn có bao nhiêu thì sẽ có bấy nhiêu.

Eddi đang khoe "hàng" và "múa mép" nói: chứng minh thư giả có độ "thật" cao, cơ quan pháp luật khó có thể phát hiện ra.

Andreea cho biết: "Ảnh được gửi đến Tây Ban Nha. Chúng tôi gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh đặc biệt. Có người thực hiện việc này".

Sau đó, để câu chuyện "câu khách" có thêm "gia vị", Eddie nói phụ họa theo lời vợ: "Chúng tôi đã từng có mối làm ăn lớn ở Tây Ban Nha nhờ những chiếc chứng minh này trong suốt 6 năm đấy nhá. Nhưng bây giờ làm ăn ở Tây Ban Nha khó quá, nên chúng tôi chuyển sang Anh".

Andreea khẳng định chỉ trong vài ngày vợ chồng cô có thể giao "hàng" cho khách, kể cả bằng lái xe giả nếu có nhu cầu.

 Cảnh sát Anh bắt giữ ông Lớn Vasile - một trong những đối tượng cộm cán và có "thâm niên" nhất trong đường dây làm giấy tờ tùy thân giả xuyên biên giới Romani-Tây Ban Nha-Italy và Anh

Hám "mồi" trị giá 1.000 bảng Anh, ông Lớn Vasile, vợ chồng Eddi-Andreea sa lưới pháp luật

Tia nắng Chủ nhật vờ đặt mua một chiếc chứng minh nhân dân giả vào ngày 16-3 vừa qua. Vợ chồng Eddi-Andrea lái xe đi hết quãng đường dài hơn 64 km từ nhà riêng đến địa điểm giao hàng, các phóng viên đã bí mật thu thập thông tin cho cảnh sát và quan chức di trú Vương quốc Anh từ một khách sạn ở Manchester.

Cặp vợ chồng mang "hàng" đến nhà của một đối tượng có tên là Vasile - biệt danh: "ông Lớn" - căn nhà năm ở ngoại ô thành phố Manchester. Ông Lớn cầm một mớ chứng minh nhân dân giả trong một phong bì màu nâu và giơ lên.

Bấy giờ, ông ta hắng giọng khoe: "Ai mà có loại chứng minh này, họ sẽ nhận được Chi phiếu Chuyển đổi. Chi phiếu có giá trị 2.800 bảng Anh. Họ dùng chứng minh nhân dân giả - và họ nhận được tiền".

Ông Lớn - Vasile nhấn mạnh tên người trên chứng minh là thật để trấn an khách. "Người là người sống ở Romani. Các bạn hiểu chứ. Thông tin nhân thân chi tiết hoàn toàn của người thật".

Cầm một mẫu chứng minh giả, giơ ra trước mặt để khách xem, Vasile ngoác miệng cười khành khạch: "Bạn cứ cầm cái thẻ này đến ngân hàng và bạn bước ra khỏi đó cùng với những đồng tiền. Đây là thẻ Romani. Tôi đã làm thẻ căn cước này cho người ta cả năm nay rồi. Romani giờ thuộc liên minh châu Âu rồi và có thể dùng chứng minh như thẻ ngân hàng để rút tiền."

"Tôi biết có một số người từng sử dụng loại thẻ này để thay séc rút tiền trong ngân hàng. Ngân hàng kiểm tra thẻ bằng đèn tia cực tím và mọi thứ đều OK. Họ kiểm tra cả tên và ảnh, tất cả đều OK", Vasile tự tin khoe.

"Đừng gọi điện thoại cho tôi sau 2 ngày. Chúng có sẵn ư? Các bạn có hiểu không? Có thể mất 1 tuần. Cũng có thể mất 2 tuần đấy. Đó là công việc của tôi mà. Cứ thong thả chờ đợi", ông Lớn căn dặn khách.

Trong khi giao dịch, Báo Tia nắng Chủ nhật bí mật thu thập bằng chứng đồng thời chuyển một đoạn băng ghi hình đến Sở di trú và Sở cảnh sát Manchester.

Tuần trước, phóng viên Tia nắng Chủ nhật cuối cùng đã nhận được một cuộc điện thoại thông báo "hàng" sẵn sàng giao vào hôm thứ sáu (28/3). Điểm giao hàng nằm dưới một tầng hầm của căn hộ chung cư ở trung tâm thành phố Preston.

Đoạn phim được quay bằng máy quay phim cài đặt bí mật - có 40 sĩ quan cảnh sát cùng quan chức di trú giám sát, họ chờ để bắt quả tang - phóng viên Tia nắng Chủ nhật đã giao 1.000 bảng Anh "tiền hàng" cho vợ chồng Eddi - Andreea.

Ngay sau khi "khách hàng" rời điểm giao dịch, các quan chức di trú Anh đã bắt giữ vợ chồng Eddi-Andreea. Trong khi đó, một đội cảnh sát bất ngờ đột kích nhà Vasile ở Manchester. Các đối tượng đã phải tra tay vào còng số 8 cùng với tang vật bị tịch thu tại hiện trường.

Bộ trưởng Di trú và An ninh Vương quốc Anh, ông James Brokenshire đêm 29/3 đã nói lời cám ơn và khen ngợi Báo Tia nắng Chủ nhật và cảnh sát Manchester đã phối hợp rất tốt với cơ quan di trú để triệt phá đường dây tội phạm làm chứng minh nhân dân giả do các đối tượng người nước ngoài đến Anh thực hiện hành vi phạm tội. "Tôi biết ơn Tia nắng Chủ nhật đã giúp đỡ tìm ra bằng chứng về giao dịch khả nghi làm hồ sơ giả", ông James Brokenshire phát biểu.

Trợ lý giám đốc Văn phòng Điều tra tội phạm Nội địa Anh - ông Dave Magrath, chỉ huy công tác điều tra cho biết: "Tổ chuyên gia điều tra tội phạm hình sự sàng lọc tất cả các hình thức nhập cư gian lận. Những người có liên quan đến hoạt động tội phạm có tổ chức này sẽ bị bắt giữ, chấp hành án phạt tù và bị trục xuất khỏi Vương quốc Anh (sau khi mãn hạn tù)".

Vậy là, sau thời gian ròng rã suốt hơn 2 tháng điều tra bí mật, khôn khéo và tích cực không nề hà hiểm nguy nhờ một nguồn tin bí mật do một phần tử từng làm chứng minh nhân dân giả cung cấp, Báo Tia nắng Chủ nhật đã giúp cảnh sát và cơ quan di trú Anh bắt được các đối tượng nghi phạm

Phạm Hữu Tùng
.
.
.