Bí ẩn về nguồn tiền khổng lồ của CHDCND Triều Tiên ở nước ngoài

Thứ Năm, 23/05/2013, 15:38

Tại sao Washington lại quá im lặng trước cáo buộc của Hàn Quốc về các tài khoản ngân hàng bí mật của Triều Tiên.

Đòn trừng phạt nhắm vào lĩnh vực tài chính

Nhật báo Chosun Ilbo, một trong những tờ báo hàng đầu của Hàn Quốc, vừa xuất bản một bài đặc biệt tuyên bố rằng "cả Hàn Quốc và Mỹ" đã thừa nhận rằng, Triều Tiên sở hữu hàng trăm tài khoản ngân hàng ở hàng chục quốc gia bao gồm cả Trung Quốc và Singapore. Tổng số tiền lên tới 4 hoặc 5 tỉ đôla.

Lời cáo buộc này cho thấy, lượng tiền này đã lớn hơn rất nhiều so với 2005, khi đó Mỹ thông qua những người có thẩm quyền ở Ma Cao, đã đóng băng 25 triệu đôla từ các nguồn quỹ mà Triều Tiên gửi vào Banco Delta Asia (BDA) và Trung Quốc đã hợp tác với Mỹ trong vụ này.

Bất chấp các giải pháp của Hội đồng Bảo an LHQ và sự phản đối của gần như toàn bộ cộng đồng quốc tế, Triều Tiên vẫn tiến hành ba lần thử hạt nhân cùng một loạt các đợt phóng tên lửa. Đến nay, Hội đồng Bảo an đã thông qua bốn Nghị quyết - năm 2006, 2009 và 2013 (hai lần)-và cũng đã tăng cường thắt chặt các lệnh trừng phạt tài chính nhằm vào Bình Nhưỡng. Cùng với đó, LHQ, Mỹ và Nhật Bản cùng siết chặt các lệnh cấm, trừng phạt, tập trung vào lĩnh vực tài chính của Triều Tiên.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều người tin rằng, dòng họ Kim và nhiều quan chức cấp cao trong chế độ Triều Tiên đang chìm đắm trong các tiện nghi vật chất của phương Tây, thường xuyên nhập khẩu những hàng hóa xa xỉ hàng đầu bằng ngoại tệ. Nếu con đường tài chính "huyết mạch" ở nước ngoài bị cắt đứt, điều này sẽ tạo ra áp lực tâm lý lớn và sự khó chịu cho chế độ này.

Trong trường hợp đóng băng tài khoản ở BDA năm 2005 - khi Mỹ đã có bằng chứng kết luận Triều Tiên đang giả mạo các dòng tiền và nước Mỹ đã thành công trong việc đóng băng các tài khoản ngoại quốc bí mật đó - cho tới nay vẫn là sự can thiệp thành công nhất. Nhưng nó cũng là lần duy nhất. Số lượng khổng lồ của các tài khoản bất hợp pháp đó được tin rằng, đã lan tỏa ra khắp thế giới, thường bao gồm các cái tên sai, lẩn tránh phức tạp.

Nếu không có bằng chứng đủ mạnh, thì Hội đồng Bảo an hay Washington đều không thể gây sức ép lên các quốc gia hay các ngân hàng và thậm chí còn khó khăn hơn trong việc sử dụng các lệnh trừng phạt mục tiêu sao cho phù hợp, bởi vì nó sẽ là tai họa nếu sự cáo buộc đó được chứng minh là sai.

Tiền cho vũ khí hạt nhân hay sự xa hoa?

Mặc dù nhật báo Chosun Ilbo tuyên bố rằng, Triều Tiên sở hữu hàng trăm tài khoản nước ngoài, nhưng ấn bản thông tin này dường như chỉ đến từ phía Hàn Quốc. Giới truyền thông Hoa Kỳ cho tới nay đã có lời hồi đáp mờ nhạt với bản báo cáo này và chính phủ Mỹ không có một lời bình luận nào. Chosun Ilbo tuyên bố đã xác nhận nguồn tin nóng này, nhưng không tiết lộ bất cứ tên ngân hàng hay chủ tài khoản nào.

Tại cùng thời điểm, các nguồn tin Hàn Quốc dành phần lớn sự chú ý của họ cho việc suy xét liệu các tài khoản bí mật của Kim Jong Un có được sử dụng cho chương trình hạt nhân, hỗ trợ tài chính Triều Tiên và chi tiêu quân sự trong "các cuộc giao dịch đen" như đồn đại, hay chỉ đơn thuần là dành cho sự chi tiêu xa hoa của các quan chức cấp cao trong chính quyền.

Chosun Ildo xuất bản một bài báo khác của phóng viên Kim Zheng-Ming, đã tuyên bố rằng, Hàn Quốc "cần Mỹ" để đứng ra củng cố chứng cứ và dành được sự hợp tác của các quốc gia khác, bao gồm cả Trung Quốc, trong việc ngăn chặn Triều Tiên.

Không khó để thấy rằng, do thiếu bằng chứng thép cũng như một "sức mạnh ngoại giao mạnh mẽ" (ngôn từ của Kim Zheng-Ming) nên "sự tìm kiếm" này thực sự là một nỗ lực gián tiếp và liều lĩnh bởi Hàn Quốc đang cố gắng tận dụng sức mạnh của Mỹ. Tuy nhiên, là một nước phát triển, Hoa Kỳ đã luôn luôn bình tĩnh và thận trọng trước những vụ việc nghiêm trọng chẳng hạn như vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.

Mặc dù nó là vấn đề rất nhạy cảm, và họ hiểu rõ tầm quan trọng của việc cắt đứt sự tiếp cận nguồn tài chính hải ngoại của Triều Tiên, nhưng dù sao Mỹ cũng có một cách tiếp cận đầy kinh nghiệm và tinh khôn. Hiếm khi mở những lời nói gay gắt, nhưng khi thực hiện thì mọi thứ đã được chuẩn bị chu đáo và mục tiêu phải bị đánh một cách chính xác. Do đó, rất khó xảy ra việc Hàn Quốc sẽ đạt được mục đích khi sử dụng sức nặng của Mỹ mà không có bằng chứng thuyết phục để tạo ra áp lực lên thứ mà Hàn Quốc gọi là "hàng chục quốc gia liên quan".

Bán đảo Triều Tiên cơ bản là một vấn đề địa chính trị, và cụ thể hơn nữa, là một trò chơi của các cuộc trao đổi và thỏa hiệp giữa hai thế lực lớn. Các tài khoản nước ngoài bí mật của Triều Tiên và các kênh tài chính luôn là mối quan tâm của cơ quan tình báo Mỹ. Cho đến khi Mỹ thu thập đủ chứng cứ và thời cơ chín muồi, họ sẽ kiên quyết tạo ra các giới hạn - bất chấp sự phản đối của Hàn Quốc. Nhưng cho tới khi những điều đó xảy ra, nếu những cáo buộc trên chỉ là những lời đồn thổi do báo chí của Hàn Quốc cố tình tạo ra, thì nỗ lực của họ sẽ không còn giá trị

Nguyễn Minh Hải (tổng hợp)
.
.
.