Cảnh sát Anh vô tình tiết lộ kế hoạch bắt giữ ông chủ WikiLeaks Julian Assange

Thứ Năm, 20/09/2012, 11:05
Ngày 26/8, Anh cho biết vẫn chủ trương tìm kiếm một giải pháp ngoại giao với Ecuador trong việc để ông Julian Assange trú ngụ tại Đại sứ quán Ecuador ở London. Thông tin này xuất hiện sau khi Anh chính thức rút lại lời đe dọa tấn công vào Đại sứ quán Ecuador ở London để bắt chủ trang mạng WikiLeaks và việc này được Tổng thống Ecuador Rafael Correa xác nhận hôm 25/8.

Việc này diễn ra sau khi Ecuador nhận được sự ủng hộ của các nước thuộc Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS), Liên minh các nước châu Mỹ (Unasur) và Liên minh Bolivar cho các dân tộc châu Mỹ (ALBA) trước những tuyên bố mang tính đe dọa của Anh.

Cũng trong ngày 25/8, các báo của xứ sở sương mù tràn ngập hình ảnh do một tay máy thuộc Hiệp hội Báo chí, tham gia đoàn người vận động bắt giữ chủ trang mạng WikiLeaks vô tình tiết lộ kế hoạch bắt giữ ông Julian Assange được Chính phủ Anh phê duyệt. Ngay sau khi vụ việc được đăng tải đã có những phản ứng khác nhau xung quanh vấn đề nhạy cảm này và phát ngôn viên của cảnh sát Anh lập tức phải giải thích.

Theo đó, đây chỉ là ghi chú của một cảnh sát bởi mục tiêu của chúng tôi là bắt giữ Julian Assange do vi phạm bảo lãnh và lệnh bắt chỉ được tiến hành khi đối tượng không thuộc lệnh miễn trừ ngoại giao của Chính phủ Anh. Trước đó, Tổng thống Rafael Correa đã phê phán Mỹ dọa cắt ưu đãi thuế quan do Ecuador cấp quy chế tị nạn cho ông Julian Assange.

Ông Julian Assange trong lần đầu tiên xuất hiện sau khoảng 2 tháng trốn trong Đại sứ quán Ecuador  tại London.

Tổng thống Rafael Correa chỉ rõ, Mỹ đã mâu thuẫn khi tuyên bố vụ Julian Assange là công việc nội bộ giữa Ecuador và Anh, nhưng lại dọa ngừng dành ưu đãi thuế quan thuộc khuôn khổ Luật thúc đẩy thương mại các nước vùng Andes và triệt phá ma túy (ATPDEA) chỉ vì Ecuador cấp quy chế tị nạn cho chủ trang mạng WikiLeaks.

Tổng thống Rafael Correa cũng tố cáo Mỹ biến ATPDEA thành công cụ dọa nạt quốc gia khác. Được biết, ông Julian Assange trốn vào Đại sứ quán Ecuador hôm 19/6, chỉ 5 ngày trước khi Tòa án tối cao Anh bác đơn cứu xét lệnh dẫn độ ông sang Thụy Điển. Bởi trước đó (năm 2010), hai cựu tình nguyện viên Wikileaks tố cáo ông Julian Assange xâm hại tình dục khi ông đến Stockholm.

Chính phủ Anh từng tuyên bố, ông Julian Assange sẽ bị bắt nếu đặt chân ra ngoài Đại sứ quán Ecuador bất chấp việc Chính phủ Ecuador tuyên bố cấp tị nạn và đảm bảo sự an toàn cho chủ trang mạng WikiLeaks. Tuy bức ảnh chụp bản viết tay kể trên (được đưa ra ngay tại cuộc họp của giới chức Cảnh sát Anh) không hoàn toàn tiết lộ nội dung kế hoạch, nhưng vẫn giúp người xem hiểu được phần lớn chủ đề cần đề cập, đó là ông Julian Assange phải bị bắt giữ trong mọi điều kiện hoàn cảnh ngay sau khi chủ trang mạng WikiLeaks rời khỏi Đại sứ quán Ecuador ở London.

"Nếu công dân người Australia tìm cách rời Đại sứ quán Ecuador bằng xe, dưới sự miễn trừ ngoại giao hoặc trong một chiếc túi ngoại giao, thì ông ta cũng bị bắt", trích từ nội dung của tài liệu kể trên. Cho tới nay người ta vẫn không hiểu vì sao kế hoạch bí mật kể trên (ở trong tay một nhân viên an ninh) lại bị tiết lộ một cách vô thức như vậy. Hơn nữa, người tiết lộ tài liệu mật lại là người tham gia đoàn vận động bắt giữ ông Julian Assange.

Được biết, ông Julian Assange hiện vẫn cư trú trong Đại sứ quán EcuadorLondon. Ngày 16/8, Tổng thống Rafael Correa chính thức cấp quy chế tị nạn chính trị cho ông Julian Assange, người đang tạm trú trong Đại sứ quán Ecuador tại Anh. Quyết định này là thách thức đối với Anh, Thụy Điển và Mỹ bởi 3 quốc gia này đang tìm mọi cách để xét xử ông Julian Assange, người dám công bố hàng trăm ngàn trang tài liệu chính trị -quân sự - ngoại giao mật của nhiều nước trên thế giới.

Giới truyền thông đưa tin, việc công bố tài liệu mật của WikiLeaks đã tạo ra những phản ứng khác nhau và Mỹ là quốc gia đi đầu trong cuộc chiến chống lại "người hùng thông tin" Julian Assange.

Giới truyền thông đưa tin, sau khi bị Thụy Điển phát lệnh truy nã (18/11/2010), Interpol ban hành lệnh truy nã quốc tế (theo yêu cầu của Stockholm), ông Julian Assange đã bị bắt tại Anh (7/12/2010). Tuy đã đóng 240.000 bảng Anh để được bảo lãnh tại ngoại, nhưng ngày 15/6, Anh vẫn quyết định dẫn độ ông Julian Assange tới Thụy Điển để thẩm vấn về những cáo buộc xâm hại tình dục.

Quyết định kể trên đã khiến ông Julian Assange chạy vào Đại sứ quán EcuadorLondon nộp đơn xin tị nạn chính trị tại Ecuador. Dư luận cho rằng, ông Julian Assange đưa ra quyết định kể trên sau khi không còn cơ hội kháng án - lo ngại bị Thụy Điển dẫn độ sang Mỹ. Ecuador từng đề nghị Thụy Điển hỏi cung ông Julian Assange trong khuôn viên Đại sứ quán Ecuador tại London bởi họ thực sự quan ngại đến  an toàn tính mạng của chủ trang mạng Wikileaks, nhưng không được Thụy Điển chấp nhận

Quốc Tuấn - Khắc Dũng
.
.
.