Chiến tranh lạnh Hồi giáo

Thứ Sáu, 21/07/2017, 10:20
Trong cuộc khủng hoảng ngoại giao mới đây giữa Qatar và các nước Hồi giáo tại khu vực, một trong những lý do quan trọng được giới phân tích nhắc đến là những mâu thuẫn giữa Hồi giáo dòng Shiite với Iran là đại diện, và Hồi giáo dòng Sunni với Saudi Arabia là đại diện.


Kỳ 1: Ðồng giáo, dị dòng

Iran và Saudi Arabia đang tranh giành quyền lực tối cao ở Trung Ðông và đang tiến hành các cuộc chiến ủy nhiệm ở Yemen, Syria và Iraq. Tuy nhiên, trong nước, cả hai nước đang phải đối mặt với những vấn đề tương tự.

Tehran và Riyadh đều đứng sau ít nhất một trong các bên liên quan đến cuộc xung đột này. Vương quốc Saudi Arabia, nơi có thánh địa đạo Hồi Mecca và Medina, tự coi mình là ngôi nhà của Hồi giáo Sunni, dòng Hồi giáo chiếm đa số trên thế giới. Trong khi đó, Cộng hòa Hồi giáo Iran, tuyên bố là lãnh đạo người Hồi giáo Shiite, dòng Hồi giáo chiếm khoảng 13% người Hồi giáo trên toàn thế giới. Đối với cả hai chế độ, tôn giáo là một công cụ quyền lực quan trọng.

Những cuộc chiến ủy nhiệm

Cuộc nội chiến đẫm máu nhất hiện nay, cuộc xung đột ở Syria, đang tiến vào năm thứ 7 và cho đến nay đã khiến hơn 450.000 người thiệt mạng. Tại Syria, cũng như trong các cuộc xung đột ở Iraq và Yemen, các thế lực tham chiến chủ yếu chia thành 2 phái: người Sunni chống lại Shiite. Hiện ở Liban và Bahrain đang duy trì một nền hòa bình mong manh, nhưng có thể tan rã bất cứ lúc nào bởi bất ổn giáo phái.

Việc hành quyết giáo sĩ Shiite Nimr al-Nimr đã phá vỡ quan hệ ngoại giao giữa Tehran và Riyadh. (Trong ảnh: Phụ nữ biểu tình với hình ảnh của giáo sĩ Nimr).

Tất cả các cuộc chiến ủy nhiệm và mâu thuẫn giáo phái đã gây ra làn sóng di cư của những người bị chiến tranh làm mất nhà cửa: hơn 6 triệu người từ Syria và Iraq cùng với gần 3 triệu người từ Yemen. Và một con quái vật hydra nhiều đầu là IS đã vươn ra khỏi khu vực đổ nát ở Trung Đông, tiến hành khủng bố ở Brussels, Paris, Istanbul, London và phần còn lại của thế giới. Điều mỉa mai là nhóm khủng bố Sunni này xem cả Iran và Saudi Arabia đều là kẻ thù của họ.

Về bản chất, sự leo thang ở Trung Đông cũng liên quan đến Mỹ và vai trò thay đổi của nó trên thế giới. Sau hàng thập kỷ thù địch với Iran, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama muốn khởi động lại một cuộc đối thoại với nước này và đã thương lượng một hiệp ước hạt nhân với Tehran. Nhà Trắng dưới thời ông Obama hy vọng thỏa thuận sẽ hạn chế khả năng Iran theo đuổi vũ khí hạt nhân.

Trong khi đó, sau nhiều thập kỷ bị cô lập, Iran muốn lấy lại vị trí tay chơi lớn ở khu vực. Càng nhiều nước Trung Đông nằm dưới sự kiểm soát của người Shiite, Iran càng cảm thấy mạnh hơn - và Ảrập Xêút lại cảm thấy khó chịu hơn.

Cuộc chiến tranh lạnh mới này ảnh hưởng đến toàn thế giới, khiến việc tìm được con đường để chấm dứt sự leo thang giữa Ảrập Saudi và Iran trở nên cực kỳ quan trọng. Một nhóm phóng viên của các tờ báo nổi tiếng thế giới đã tới 2 nước này để điều tra với các chính trị gia, các nhà lãnh đạo tôn giáo, các nhà hoạt động dân chủ, trí thức và những người bình thường trên đường phố.

Cái chết của Nimr

Awamia là một thị trấn bụi bặm trên bờ biển của một bên gọi là Vịnh Ảrập và một bên là Vịnh Ba Tư. Tại Awamia, có vẻ như chính Saudi Arabia đã tham gia vào một cuộc nội chiến. Một trạm kiểm soát ðýợc ðánh dấu bởi các bức týờng bảo vệ cao ở lối vào thị trấn và một chiếc xe bọc thép ðậu ở phía trýớc. Vào ban ðêm, ðèn sáng rực ở chốt kiểm tra.

Ngýời ta cũng nhìn thấy những bức tường bê tông trên quảng trường chính của Awamia, xung quanh đồn cảnh sát, trạm biến áp điện và văn phòng thành phố. Các bức tường được phủ bằng những dòng chữ graffiti: "Họ đang giết chúng tôi vì chúng tôi là người Shiite!", "Chúng ta sẽ không bao giờ bỏ cuộc!", "Chúng ta sẽ không bao giờ quên ngài, Nimr!"...

Vào đêm 1-1, Saudi Arabia đã hành quyết giáo sĩ và nhà truyền giáo Nimr al-Nimr, quê ở Awamia, cùng với 46 tù nhân khác, phần lớn đã bị kết án khủng bố. Đó là đợt hành quyết lớn nhất quốc gia này chứng kiến trong hơn 30 qua.

Tại Saudi Arabia cũng có người Hồi giáo Shiite, chiếm hơn 10% dân số, và nhà truyền giáo Nimr là một trong những đại diện nổi bật nhất của họ. Ông là một đối thủ khốc liệt của Nhà Hoàng gia Saudi, cáo buộc các nhà cai trị của đất nước áp bức một cách có hệ thống người Shiite. Chính phủ đã bác bỏ cáo buộc của ông và cáo buộc ngược lại rằng Nimr là một kẻ khủng bố, hoạt động theo lệnh của Iran. Họ cáo buộc ông chịu trách nhiệm về cái chết của các nhân viên an ninh Saudi Arabia.

Saudi Arabia bị cáo buộc nhúng tay sâu vào nội chiến ở Yemen.

Sau cuộc hành quyết Nimr, một đám đông giận dữ đã tấn công Đại sứ Saudi Arabia tại Tehran, dẫn đến việc Riyadh phá vỡ quan hệ ngoại giao với Iran. Tehran cũng rút lui các nhà ngoại giao của mình và kể từ đó, một bức tường băng giá đã dựng lên giữa 2 cường quốc khu vực.

Ngọn lửa không tắt

"Việc hành quyết 46 tù nhân khác chỉ đơn thuần là một cái cớ để giết anh tôi" - Mohammed al-Nimr, em của giáo sĩ Nimr, nói - “Sheikh Nimr là nguồn cảm hứng cho chúng tôi, đặc biệt đối với những người trẻ tuổi, ông rất được tôn kính ở đây”.

Vị giáo sĩ đã bị bắt nhiều lần, gần đây nhất là vào mùa hè năm 2012. Ngay trước khi bị bắt, Thái tử Nayef bin Abdul Aziz qua đời. Nimr bình luận về cái chết của ông rằng: "Con giun sẽ ăn ông và ông sẽ phải chịu đau khổ khắc nghiệt trong mộ của mình. Ông ta là người buộc chúng ta phải sống trong sợ hăi và đau khổ - liệu chúng ta có nên hạnh phúc không khi ông ta chết?". Và chính câu nói đó đã khiến Nimr bị quy là khủng bố.

5 tháng trước khi Nimr al-Nimr bị bắt, cậu con trai 17 tuổi Ali al-Nimr của Mohammad al-Nimr cũng bị bắt giam vì tham gia biểu tình trong Mùa xuân Ảrập và bị kết án tử hình. Ali al-Nimr sẽ bị chặt đầu và bị đóng đinh.

 Việc tử hình giáo sĩ Shiite Nimr al-Nimr và cái án tử hình đang treo lơ lửng đối với cháu trai của vị giáo sĩ đã khiến những người Shiite chống đối bị xuống tinh thần. Tuy nhiên, nó cũng cho thấy Saudi Arabia đang bị áp lực bởi Iran - và đang kích động một cuộc xung đột về giáo phái để chống lại sức ép đó, ngay từ trong nước họ. Nói cách khác, Hoàng gia Saudi đã chọn một cách phản kháng nguy hiểm.

Năm 2016, Saudi đã bắt tay vào các cuộc phiêu lưu về chính sách đối ngoại: Tại biên giới phía Nam với Yemen, Riyadh đã khởi động một sáng kiến quân sự chống lại quân nổi dậy Shiite Houthi. Tuy nhiên, bất chấp hàng tháng ném bom, chiến dịch đã thất bại, với hình ảnh của các thành phố bị phá hủy và các thường dân chết đã làm giảm uy tín của Riyadh.

(Còn tiếp)

Hòn rồng
.
.
.