“Chuyện éo le” trong quân đội Úc

Thứ Sáu, 14/04/2017, 07:16
Nhiều vụ quan hệ đồng tính trong quân đội Úc khiến các nhà nghiên cứu mở hồ sơ cũ, phát hiện những “vi phạm có truyền thống” từ những cảnh ngộ éo le.


Không thể kìm nén sự thèm khát 

Khi Chiến tranh thế giới 2 kết thúc, hầu hết các binh sĩ ở châu Á vẫn ở tư thế trực chiến trong môi trường toàn đàn ông.

Chuyện kể rằng, một đêm nóng bức ở Borneo, 8 người lính Úc ngồi tán chuyện về những ngôi sao điện ảnh và bỗng nổi cơn “thèm làm tình quá”.

Họ uống nước trái cây lên men đến xỉn, và sau khi “đọ súng”, họ chộp lấy nhau, chia cặp rồi cùng biến vào màn đêm.

Đó là một câu chuyện trong cuốn hồi ký "Tự do" đến cực đoan của Roderic Anderson. Ông cho biết vào những năm 1940, ý tưởng phân biệt về quan hệ đồng tính dục (gay) hãy còn sơ khai và theo pháp luật Úc lúc đó, quan hệ tình dục đồng tính bị tù chung thân.

Bị “méc” tội “quan hệ bừa bãi”

Hồ sơ mật của Cục Tàng thư suốt 2 năm qua,với sự tài trợ của Cục Truyền thống của quân đội Úc và của một trường đại học bang California (Mỹ) cho thấy có nhiều vụ quan hệ tình dục ở New Guinea và Borneo vào cuối năm 1943, liên quan với một nhóm tự nhận là “kamp” (đàn ông).

Nhà sử học Smaal cho biết, 18 người lính Úc thường “thỏa thuận” với các “kamp” người Mỹ từ quán bar của Hội Chữ thập đỏ. Ông bảo “người Mỹ thường sướng”, do họ cứ việc chọn vài “em gái” Úc lên xe jeep rồi tìm bụi rậm để “làm việc”, hoặc leo lên xe tải.

Thường ở các “bữa tiệc” này có 15 lính Mỹ và 6 “em” Úc, và chuyện phổ biến là các lính Úc mỗi đêm phải có nhiều người tình để tất cả các “anh” đều thỏa mãn.  Ông nói vai “em” Úc ở New Guinea là do quan niệm thời đó về giới tính.

Theo tay thanh tra Mỹ “méc” các quan chức quốc phòng Úc, “em” dùng để chỉ những tay lính “diễn vai nữ trong mối quan hệ đồng tính”.

Hai nhà sử học Smaal và Willett đã ráp nối các câu chuyện từ những tiểu thuyết, nhật ký, hồi ký, truyện truyền miệng cùng các báo cáo chính thức, để kết luận đã có những cuộc giải quyết sinh lý giữa các “kamp” với nhau vì họ bị thiếu đàn bà, và người có nam tính nhiều hơn có thể quan hệ sex với các “em” mà không mất phẩm chất đàn ông.

Nhưng các câu chuyện trong hồ sơ của Cục Tàng thư không chỉ kể về cuộc sống của người đồng tính ở chiến trường, mà còn kể chi tiết lần đầu “quan hệ”, các mối quan hệ và tình bạn, cuộc sống tình dục, trải nghiệm đời lính, quan hệ giữa đồng đội với nhau và với lính Mỹ đóng trại gần họ.

Lý do “yếu sức khỏe”

Đó là các chứng cứ lần đầu tiên quân đội Úc phải xử lý vấn đề người lính quan hệ đồng tính dục ở chiến trường, tức vi phạm quân lệnh. Willett là giảng viên cấp cao của Đại học Melbourne, ngờ rằng những người lính chịu kể chi tiết cuộc sống của họ để được xuất ngũ với lý do “yếu sức khỏe”, thay vì mang tiếng bị kỷ luật đuổi khỏi quân đội (mức kỷ luật này là một sự sỉ nhục).

Cuốn sách mới xuất bản "Cuộc sống tình dục của người Úc: một lịch sử” của nhà sử học Frank Bongiorno nêu: có rất nhiều vụ quan hệ đồng tính dục trong quân đội, hơn là trong báo cáo chính thức, vì khi bị phát hiện, thường vụ việc được “xử lý êm”. 

Ông Smaal  nói vụ thanh tra Mỹ phát hiện những “cuộc tiệc truy hoan” này là trò săn phù thủy. Khi ấy, chỉ huy quân Úc ở New Guinea phải báo cáo về Melbourne, đề nghị hướng xử lý. Các quan chức Bộ Quốc phòng Úc (ADF) phải mất hàng tháng trời bàn cách giải quyết, không biết nên vận dụng luật cấm hay là chọn lý do “sức khỏe yếu”. Cuối cùng, họ chọn lý do này.

Mãi đến năm 1992, Thủ tướng Úc lúc đó là ông Paul Keating hủy lệnh cấm người đồng tính trong ADF. Tướng  David Hurley vào dịp kỷ niệm 20 năm ngày hủy lệnh cấm đã nói đó là một quyết định thể hiện tính đa bản sắc của quân đội, tạo điều kiện cho mọi quân nhân thụ hưởng các điều kiện ưu tiên mà không xét giới tính và cuộc sống tính dục của họ.

Điều này khác với Mỹ, vốn từ năm 1993 cho phép người đồng tính dục đi lính nhưng buộc họ phải giữ kín (chính sách “không hỏi, không kể” này chỉ bị hủy từ năm 2010).

Diên Phúc (theo Sydney Morning Herald)
.
.
.