Cố vấn quân đội Đức bị buộc tội gián điệp cho Iran

Thứ Năm, 22/08/2019, 09:02
Văn phòng Công tố Liên bang đã truy tố một cựu cố vấn kiêm phiên dịch viên của Quân đội Đức. Abdul Hamid S. bị buộc tội phản quốc trong một vụ án đặc biệt nghiêm trọng và vi phạm luật bảo vệ bí mật.


Trước cáo buộc này, ông Abdul Hamid S. phải trả lời Ủy ban An ninh Nhà nước của Thượng viện và Tòa án khu vực Koblenz. Ông S. đã làm việc nhiều năm với tư cách là dịch giả và cố vấn văn hóa cho quân đội. "Ở vị trí này, ông đã truyền lại thông tin cho một cơ quan tình báo Iran", công tố viên liên bang nói. 

"Đây là những bí mật nhà nước. Do đó, S. bị cáo buộc tội phản quốc trong một vụ án đặc biệt nghiêm trọng và vi phạm bí mật quốc gia. Ông ta bị bắt vào giữa tháng 1 và bị giam giữ kể từ đó".

Việc vạch trần kẻ phản bội bị cáo buộc đã thành công chỉ sau một gợi ý từ nước ngoài. Như SPIEGEL đã báo cáo vào tháng 1, Dịch vụ Tình báo quân sự (MAD) vào mùa xuân năm 2017 đã nhận được cảnh báo từ một "dịch vụ thân thiện" (thuật ngữ chỉ các cơ quan tình báo nước ngoài, thường là CIA) rằng Iran có thể có một phiên dịch là người cung cấp thông tin tại Quân đội Đức. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, nguồn tin của dịch vụ thân thiện không cung cấp thông tin về danh tính của người làm gián điệp cho Iran. 

MAD đã phải sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ, và cuối cùng đã thành công trong việc xác định Abdul Hamid S. người Đức gốc Afghanistan là nghi phạm. Người đàn ông 50 tuổi, đang làm phiên dịch cho Bộ Chỉ huy trinh sát chiến lược (KSA) tại doanh trại Heinrich Hertz ở Daun từ những năm 2000.

Việc xác định nghi phạm rất khó khăn vì người Đức không có được tên hay đơn vị quân đội mà nghi phạm đang phục vụ. Vì vậy, MAD đã phải nghiên cứu từng hồ sơ nhân viên phiên dịch một. Abdul Hamid S. được nhắm đến vì có những hoạt động đi lại đáng ngờ: Ông ta thường xuyên đi đến các sĩ quan tình báo cấp cao của Iran tại một số thành phố của EU. Cuối cùng, MAD đếm được 19 trong số những chuyến đi đáng ngờ này.

Để kết tội S., MAD đã chơi trò dụ rắn ra khỏi hang. Theo đó, S. "tình cờ" nhiều lần được đưa đến các doanh trại được cho là chứa thông tin hoặc tài liệu bí mật cực kỳ quan trọng. Ngay sau khi S. nhận được thông tin giả mạo, ông ta đã báo cáo với nhân viên lãnh đạo Iran và yêu cầu một cuộc họp. Vào mùa xuân năm 2018, các đặc vụ MAD rất chắc chắn rằng họ đã báo cáo vụ việc và bằng chứng thu thập được cho Tổng chưởng lý.

Đối với quân đội, vụ án rất tế nhị, S. làm việc trong một đơn vị bí mật. Là một thông dịch viên, ông đã dịch cho một tiểu đoàn chiến tranh điện tử - trong thuật ngữ quân sự luôn luôn viết tắt bằng chữ "Eloka" - chặn các cuộc gọi điện thoại hoặc tin nhắn từ Taliban ở Afghanistan. 

Đối với công việc nhạy cảm trong đơn vị "Eloka", mắt và tai di động của đoàn quân, có thể nói, tất cả các binh sĩ và phiên dịch viên thực sự phải trải qua một cuộc kiểm tra an ninh công phu, cũng như xét lý lịch gia đình và các hoạt động du lịch đáng ngờ. Trong trường hợp S. những kiểm tra trước đây không có kết quả. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là các hoạt động kiểm tra chính xác như thế nào.

Sau khi bàn giao vụ án cho Tổng chưởng lý năm 2018, mọi thứ diễn ra khá nhanh. Ngày 15-1, S. đã bị bắt tại căn hộ của mình ở Bon. Thiệt hại từ việc S. rò rỉ thông tin cho Iran lớn như thế nào hiện vẫn đang được đánh giá. Tuy nhiên, các nhà bình luận cho rằng S. không thể cung cấp thông tin quan trọng hay nhạy cảm nào cho sĩ quan cấp cao Iran của mình, vì nghi phạm gián điệp đã bị phát hiện khá sớm. 

Vụ việc cho thấy các quốc gia như Iran đã tham gia vào hoạt động gián điệp ở châu Âu. Năm ngoái, một nhà ngoại giao Iran được công nhận đến Áo đã bị bắt ở Đức. Ông được cho là đã dẫn nguồn tin ở Bỉ trong nhiều năm. Ông được cho là đã ủy nhiệm hai người cung cấp thông tin của mình để tấn công cuộc họp của một nhóm đối lập Iran ở Paris. Hai người đã bị bắt ngay trước khi cuộc tấn công được lên kế hoạch. 

Đức từ trước đến nay vẫn bênh vực Iran trong thỏa thuận hạt nhân P5, dù Mỹ đã rời bỏ nó.

Bảo Uyên
.
.
.