Công nghệ in 3D giúp truy bắt tội phạm

Thứ Hai, 03/07/2017, 15:43
Các chuyên gia cho hay, từ những sợi tóc rơi vãi tới nước bọt trong bã kẹo cao su hay dấu vân tay, con người để lại ADN của bản thân ở những nơi công cộng. Và những “mảnh vụn vật chất” này chứa nhiều thông tin một cách đáng ngạc nhiên.


Heather Dewey-Hagborg, lập trình viên, nghệ sĩ làm việc tại Học viện Nghệ thuật Chicago cho biết, bởi ADN có thể tiết lộ rất nhiều về con người, sự xuất hiện thường xuyên ở mọi nơi của ADN có thể gây nguy hiểm cho sự an toàn và ảnh hưởng tới đời sống riêng tư của họ. “Những tế bào trở thành nguy cơ đe dọa tới quyền riêng tư của con người”-  Dewey-Hagborg nhấn mạnh.

Dewey-Hagborg bắt đầu nghiên cứu về một sợi tóc có thể tiết lộ những gì về một con người. Ông cho biết: “Tôi bắt đầu bằng việc thu thập mẫu vật tại những khu vực công cộng, trên đường phố, phòng tắm tại New York”.

Tái tạo mặt người từ tín hiệu não khỉ.

Sau đó nhà khoa học để túi đựng mẫu vật tại Genspace, một phòng thí nghiệm sinh học ở  thành phố New York. Sau khi phân tích ADN để tìm ra những đặc điểm nhận dạng, cô đã sử dụng máy tính để dự đoán hình dạng khuôn mặt của người sở hữu ADN đó và áp dụng công nghệ in 3D để tái tạo khuôn mặt.

Hàng loạt chiếc mặt nạ được tạo ra và đem trưng bày tại cuộc triển lãm "Stranger Visions” . Tất nhiên chúng ta không thể biết được những mặt nạ trên giống với khuôn mặt thật bao nhiêu phần trăm, tuy nhiên thí nghiệm này cho thấy ADN có thể ẩn chứa rất nhiều thông tin cá nhân của con người.

Dewey-Hagborg cho rằng, thông tin về gene của con người cần phải được bảo mật.

“Bạn không nên bỏ lại hồ sơ y tế của mình trên xe điện ngầm tránh bị người khác đọc được”. Sau triển lãm “Stranger Visions”, Dewey-Hagborg đã tìm phương pháp nhằm giúp con người xóa mọi dấu vết ADN.

 “Nếu chúng ta đang bước vào thời kỳ giám sát sinh học quy mô lớn, chúng ta cần những dụng cụ chống lại sự giám sát này nhằm bảo vệ thông tin cá nhân”.

Sản phẩm xóa dấu vết ADN có tên gọi Invisible  (tàng hình) gồm 2 phần. Phần thứ nhất là “Erase” có thể xóa 99.5% ADN do con người để lại. Phần thứ hai là Replace có tác dụng trộn thêm tín hiệu di truyền nhằm che giấu ADN nguyên bản.

Sản phẩm xóa A đang được bán với số lượng hạn chế, trong sản phẩm này có chứa những chất hóa học đơn giản như chất tẩy. Công thức và hướng dẫn của sản phẩm có đăng trên trang wed công khai biononymous.me của Dewey-Hagborg. Tuy nhiên sự ra đời của Invisible khiến nhiều người lo ngại vì những tên tội phạm có thể lạm dụng chất này để xóa dấu vết phạm tội.

Các nhà khoa học Mỹ có thể tái tạo khuôn mặt người được khỉ nhìn thấy trước đó từ tín hiệu não của loài này. Dựa trên giám sát hoạt động của các tế bào trong não khỉ macaque, các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ California, Mỹ có thể tái tạo hình ảnh khuôn mặt người mà khỉ đã thấy, Digital Trends đưa tin.

Sử dụng công nghệ tạo ảnh cộng hưởng từ, các nhà khoa học phát hiện 6 khu vực trên não khỉ tham gia vào quá trình nhận diện khuôn mặt người. Các neuron tại đây được các nhà nghiên cứu gọi là "tế bào khuôn mặt".

Gắn điện cực vào não khỉ để theo dõi phản ứng vật lý của khỉ khi nhìn mặt người, các nhà nghiên cứu nhận thấy có 205 neuron tham gia mã hóa 50 chiều cạnh của một khuôn mặt. Kết hợp những chiều cạnh này, các nhà khoa học có thể tái tạo khuôn mặt khỉ nhìn thấy trước đó. Hình ảnh thu được rất giống hình ảnh gốc.

Nhờ ADN, có thể khôi phục khuôn mặt qua công nghệ in 3D.

"Các tế bào não chúng tôi đang nghiên cứu nằm ở cấp cao nhất của hệ thần kinh thị giác", nhà nghiên cứu Steven Le Chang nói. "Khi tìm ra các tọa độ phù hợp cho khuôn mặt, chúng tôi có thể giải mã để tái tạo khuôn mặt khỉ đã thấy cũng như dự đoán phản ứng của các tế bào khuôn mặt với một khuôn mặt bất kỳ".

Công nghệ này có thể được ứng dụng vào việc tái tạo hình ảnh của nghi can từ trí nhớ của nhân chứng. "Dĩ nhiên, liệu trí nhớ có kích hoạt cùng số lượng tế bào như khi nhìn thấy khuôn mặt vẫn là một câu hỏi", Le Chang nói. Các nhà khoa học có ý định mở rộng nghiên cứu từ khuôn mặt không biểu cảm sang khuôn mặt có biểu cảm và các vật thể khác.

Nguyễn Minh (Theo livescience)
.
.
.