“Của Caesar hãy trả cho Caesar”

Thứ Tư, 12/04/2017, 11:28
Câu này đã từ lâu trở thành một ngạn ngữ phổ biến và áp dụng trong nhiều tình huống đời thường.


Nghĩa đơn giản của nó là cái gì của ai thì phải trả lại cho người nấy, không tham lấy của người làm cái lộc, cái phúc cho mình.

Cái gì của chính chủ, hãy trả lại cho chính chủ. Những chuyện thời sự về lập lại trật tự lòng lề đường bây giờ cũng thường được áp câu này để giải thích: Vỉa hè của người đi bộ hãy trả lại cho người đi bộ, giống như của Caesar phải trả lại cho Caesar.

Vậy Caesar là ai, chuyện thế nào mà đi vào ngạn ngữ này?

Đây là một điển tích từ thời La Mã cổ đại trước Công nguyên, từ nơi hình thành một nền văn minh loài người và liên quan đến những câu chuyện từ thuở một tôn giáo đang trong thời kỳ bắt đầu khởi nguyên.

Nó xuất phát từ một chuyện đời thường, là câu trả lời khôn ngoan để né tránh giữa hai tình huống khó xử. Sau nó được khái quát hóa theo một triết lý đơn giản và dễ nhớ: của ai thì cứ trả lại người đó.

Chuyện liên quan đến Julius Caesar, một danh tướng La Mã thời thế kỷ 1 trước Công nguyên.

Ông trở thành một nhà lãnh đạo độc tài của Cộng hòa La Mã. Thời đó, lãnh đạo nào chả độc tài, Caesar tuy độc tài nhưng là một nhà quân sự giỏi, nhà chính trị tầm lãnh tụ. Ông đồng thời tham gia nhiều hoạt động văn chương, nghệ thuật trong thời La Mã cổ đại.

Caesar còn được nhiều nhà nghiên cứu lịch sử đánh giá là có đóng vai trò then chốt trong việc chuyển Cộng hòa La Mã thành Đế chế La Mã.

Con nhà nòi, sinh ra trong gia đình Julia, một trong những dòng dõi quý tộc lớn ở Rôma, Caesar sớm tiếp xúc đời sống chính trị. Năm 60 trước Công nguyên, ông cùng với Crassus và Pompey thành lập tam đầu chế thứ nhất, một liên minh chính trị thống lãnh Rôman nhiều năm.

Nền văn minh La Mã hình thành, bắt đầu lan tỏa ra chung quanh theo đường biển, con đường dễ đi, dễ truyền bá, giao lưu nhất thời đó.

Tướng Caesar xây cầu sông Rhein năm 55 trước Công nguyên, tìm cách mở đường tiếp cận Đại Tây Dương, vượt eo biển Manche xâm chiếm xứ Britannia.

Những thắng lợi mang đến cho Caesar quyền lực quân sự tối thượng, ưu thế lớn trong triều khi vua Crassus chết. Nhiều đối thủ chính trị trong chiều dần dần phải khuất phục trước sự bành trướng về uy tín và quyền lực của ông.

Sau chiến cuộc xứ Gaule năm 49 trước Công nguyên, Caesar buộc từ bỏ vai trò chỉ huy quân sự, bị triệu về Rôma cho ngồi chơi xơi nước. Biết được mưu đồ này, Caesar bất tuân lệnh. Thay vì bó giáo về với triều đình, ông kéo một binh đoàn vượt sông Rubicon tiến vào Rôma.

Triều đình hoảng sợ cho quân ra cản. Nội chiến nổ ra ở La Mã, và rốt cuộc tướng tài Caesar lại thắng.

Lên nắm quyền ở Rôma, Caesar tiến hành một loạt chương trình cải cách, thâu tóm quyền lực và trở thành một Dictator perpetuo (Độc tài trọn đời) với nhiều quyền lực chưa từng có.

Nhưng mâu thuẫn chính trị giữa các thế lực vẫn tồn tại, xung khắc âm ỷ bùng nổ, một nhóm nguyên lão nổi loạn do Marcus Junius Brutus lãnh đạo đã nổi lên giết chết Caesar.

Nội chiến lại nổ ra, Gaius Octavius Octavianus, cháu trai và cũng là người thừa kế được Caesar chỉ định trước đó thắng và lên nắm quyền với hiệu là Augustus.

Dưới triều của cháu, Đế chế La Mã được hình thành, một đế chế được coi là của Caesar mà không có Caesar. Chính quyền kiểu Caesar được trả lại cho Caesar theo một cách khác.

Nhiều thế kỷ trôi qua, Caesar được nhiều sử gia xem là một trong những nhà quân sự và chính trị gia lỗi lạc nhất trong lịch sử thế giới.

Nhiều phim được các thế hệ sau xây dựng hoành tráng kể lại chuyện về nhân vật lịch sử này. Nhiều tài liệu lịch sử, ghi chép của các sử gia Appian, Suetonius, Plutarch, Cassius Dio và Strabo về Caesar đã được sử dụng để khắc họa.

Những thông tin khác được thu thập từ những bức thư và bài diễn văn của Cicero, những bài thơ của Catullus, và những bài viết của sử gia Sallus…

Câu nói nổi  tiếng của Chúa Giê-su “Của Caeasar hãy trả lại Caesar” được ghi trong một câu chuyện của kinh thánh.

Đó là lúc Caesar đã chiếm được quyền lãnh đạo, dân chúng phải nộp thuế cho chính quyền mới đã kéo đến hỏi ý Chúa có nên nộp thuế cho Caesar hay không?

Chúa Giêsu không trả lời thẳng có hay không, chỉ khôn ngoan lấp lửng: “Của Caeasar hãy trả lại Caesar”.

Dân chúng lục tục kéo về, tùy nghi ứng biến hành động, theo cách hiểu và suy luận của riêng mình…

Mỹ Hạnh
.
.
.