Hàng triệu tấn rác độc nước ngoài xâm nhập Malaysia và Philippines

Thứ Ba, 04/06/2019, 22:48
Malaysia đã trở thành bãi thải rác nhựa của thế giới sau khi Trung Quốc cấm nhập khẩu chất thải như vậy, tạo ra cơn lũ hàng triệu tấn phế liệu nhựa tràn về các nước lân cận mỗi năm.


Rác thải độc

Tại Malaysia, hàng chục nhà máy rác thải bị xử lý, trong đó nhiều cơ sở không có giấy phép hoạt động, trong khi người dân liên tục khiếu nại về việc môi trường bị phá hoại. Hầu hết rác nhựa nhập vào nước này bị nhiễm bẩn và nhựa chất lượng thấp từ các nước phát triển đều không thể tái chế. Theo Bộ trưởng Môi trường Malaysia Yeo Bee Yin, một số rác nhập vào nước này đã vi phạm Công ước Basel của Liên hiệp quốc.

Trước đó, Philippines cũng làm căng khi quyết trả lại 100 container rác thải cho Canada. Tổng thống Duterte thậm chí tuyên bố nếu Canada không thể nhận số rác, Manila sẽ dùng tàu chở đi và quẳng chúng xuống các bờ biển hoặc bãi biển của Canada.

Bộ Môi trường Malaysia thông báo sẽ trả lại khoảng 3.000 tấn rác nhựa cho các quốc gia phát triển, đồng thời điều tra các công ty nước nhà nhập lậu rác. "Chúng tôi hối thúc các quốc gia phát triển xem xét lại việc quản lý rác thải nhựa và thôi chở rác đến các quốc gia đang phát triển. Nếu các anh chuyển rác tới Malaysia, chúng tôi sẽ trả lại không khoan nhượng" - Hãng tin Reuters dẫn lời bà Bộ trưởng Môi trường Yeo Bee Yin. 

Bà Yeo đã đích thân đi kiểm tra rác thải nhựa nhập lậu  mới đây và cho biết 60 container chứa 3.000 tấn rác đã nhập lậu vào nước này sẽ được trả lại nơi xuất. Ngoài 60 container trên, Malaysia đang điều tra 123 container rác khác. Bà Yeo khẳng định những kẻ nhập lậu rác là "phản quốc" và sẽ bị đưa ra trước công lý. 

"Những người đó không yêu nước. Những công ty mang rác về Malaysia sẽ có 14 ngày để trả lời các cáo buộc và sẽ phải trả chi phí cho việc lưu và chuyển trả lại số rác. Nếu không thực hiện, họ có thể bị chính phủ tịch thu đất và đối mặt với pháp lý" - Bộ trưởng Yeo nói và cho biết việc thanh tra rác thải rất tốn kém và phức tạp.

Khi bà Yeo cùng giới truyền thông mở thùng container tại cảng Klang May, nhiều thùng rác ghi nguồn gốc từ Trung Quốc và Bangladesh lại chứa rác từ các nước khác như Pháp. Và trong các thùng này, nhiều rác nhựa độc hại được giấu dưới các loại rác sạch cho thấy tính phức tạp của việc nhập lậu rác. 

"Khi Trung Quốc cấm nhập rác nhựa, hầu hết rác này được chuyển sang các nước đang phát triển và chẳng ai theo dõi để đảm bảo số rác này được thải một cách đúng đắn" - bà Yeo giải thích.

Bộ trưởng Môi trường Malaysia Yeo Bee Yin đích thân kiểm tra rác nhập lậu.

Rác từ nước giàu

Chính quyền Malaysia xác định số rác nhập từ ít nhất 14 quốc gia, bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Canada, Úc và Anh. "Những container này đã được nhập bất hợp pháp trong các khai báo gian dối và các hành vi khác vi phạm rõ ràng luật môi trường của chúng tôi" - bà Yeo nói khi kiểm tra các lô hàng tại cảng Port Klang, ở ngoại ô Thủ đô Kuala Lumpur. 

Theo bà Yeo, phần lớn công dân của các quốc gia phát triển nghĩ rằng, rác họ thải ra sẽ được tái chế mà không biết rằng chúng bị đem đổ ở các nước như Malaysia. Cụ thể, chỉ riêng một công ty tái chế có trụ sở tại Anh đã xuất khẩu 50.000 tấn chất thải nhựa sang Malaysia trong hai năm qua. Malaysia sẽ yêu cầu chính phủ nước ngoài điều tra các công ty như vậy.

Trước đó, chính quyền Kuala Lumpur đã trả lại 5 container rác nhựa nhập lậu cho Tây Ban Nha và đang điều tra những kẻ nhập lậu số rác này. Thêm nhiều rác thải sẽ được gửi trả lại nguồn xuất. "Các nước phát triển phải chịu trách nhiệm với những thứ họ đã xả ra" - Bộ trưởng Yeo Bee Yin nói. 

Tại Malaysia, hàng chục nhà máy rác thải bị xử lý, trong đó nhiều cơ sở không có giấy phép hoạt động, trong khi người dân liên tục khiếu nại về việc môi trường bị phá hoại. Hầu hết rác nhựa nhập vào nước này bị nhiễm bẩn và nhựa chất lượng thấp từ các nước phát triển đều không thể tái chế. 

Rác nhựa nhập vào Malaysia từ 10 quốc gia đã tăng vọt lên 456.000 tấn trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 7-2018, so với 316.600 tấn trong cả năm 2017 và 168.500 tấn trong năm 2016.

Nhựa không thể tái chế bị đốt sẽ giải phóng các hóa chất độc hại vào khí quyển. Nếu bị chôn ở bãi rác, nó có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước và đất.  Trước đó, Philippines cũng làm căng khi trả lại 100 container rác thải cho Canada. Tổng thống Rodrigo thậm chí tuyên bố nếu Canada không thể nhận số rác, Manila sẽ dùng tàu chở đi và quẳng chúng xuống các bờ biển hoặc bãi biển của Canada. 

Số rác này đã được một công ty tư nhân của Canada vận chuyển từ Canada tới Philippines năm 2013 - 2014 trong hơn 100 container và được đánh dấu là loại rác vụn có thể tái chế. Tuy nhiên trong hàng chục container chứa cả tã giấy đã qua sử dụng của người lớn, rác thải hộ gia đình, túi nhựa và nhiều loại rác khác. 

Nguyễn Hưng
.
.
.