Haqqani: Nhân tố chi phối Afghanistan hậu NATO - kỳ 2

Thứ Sáu, 27/09/2019, 10:08
Nếu mạng lưới Haqqani chi phối chính phủ Afghanistan, Pakistan đe dọa sẽ khiến chiến thắng trong cuộc chiến tiếp theo trở nên khó khăn hơn.


Nhiều học giả và nhà phân tích cao cấp cho rằng, cuộc chiến tranh không hồi kết ở Afghanistan đã phát triển từ lâu, mở rộng từ tập trung chống khủng bố sang một nỗ lực xây dựng quốc gia mà không cần thảo luận về tác động của thời gian và cường độ các chiến dịch quân sự. 

Những năm cuối nhiệm kỳ tổng thống của Barack Obama, nỗ lực rộng lớn đó đã bị thu hẹp đáng kể, nhưng sau khi người ta nhận thức được tiềm năng của Afghanistan giống một bàn đạp cho các tổ chức khủng bố xuyên quốc gia như Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và al -Qaeda, nỗ lực đó tiếp tục được mở rộng. 

Do đó, như một báo cáo gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế đã kết luận: “Sau khi tiêu tốn gần 800 tỷ đô la và hơn 2.400 người thiệt mạng, Mỹ vẫn ở đó, muốn dồn đối phương vào thế bí”.

Bằng chứng thực nghiệm gần đây cho thấy một ý nghĩa lớn hơn đối với ảnh hưởng gia tăng của chủ nghĩa khủng bố hiện đại. Những cách phiến quân Hồi giáo thích nghi với các nỗ lực xây dựng quốc gia của phương Tây cho thấy chúng đã trở thành những chủ thể chính trị không thể gạt bỏ. 

Thay vì tập trung vào việc xây dựng các thể chế chính quyền song song mới, như các cấu trúc ngầm của Quetta Shura Taliban ở miền nam Afghanistan, mạng lưới Haqqani đã áp dụng một cách tiếp cận có nhiều cơ hội thành công hơn: Xâm nhập vào kiến trúc nhà nước hiện có.

Sau khi tìm được nơi trú ẩn an toàn ở khu vực biên giới Afghanistan-Pakistan mạng lưới khủng bố Haqqani đã sẵn sàng thay thế các thể chế cai trị của chế độ Kabul và tranh chấp lãnh thổ.

Hiện giới quan sát vẫn chưa thống nhất về hậu quả của việc Mỹ rút quân chóng vánh khỏi Afghanistan. Khả năng sụp đổ chính quyền trung ương Afghanistan có thể khó xảy ra, nhưng nếu có, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng cả ở cấp quốc gia và quốc tế. 

Nếu các phe phái của đồng minh Taliban-Haqqani tiếp quản ở Kabul, những nhà hoạch định chính sách Mỹ sẽ cần xem xét nguy cơ mất ổn định hoặc thậm chí là nội chiến tràn qua biên giới quốc tế, đặt ra thách thức nghiêm trọng đối với an ninh của Islamabad. (Mỹ từ lâu đã coi Pakistan là ưu tiên chiến lược quan trọng hàng đầu trong khu vực và là một quốc gia quá quan trọng để thất bại). 

Trong một kịch bản như vậy, những thách thức cố hữu trong nỗ lực của Mỹ để chiếm lại Kabul và các khu vực đông dân khác sẽ rất phức tạp, như chính quyền Obama đã trải qua năm 2014 ở Syria và Iraq. Nhưng tại Afghanistan, nguy cơ hồi sinh của phiến quân Hồi giáo sẽ buộc Mỹ phải chống lại các nhóm khủng bố mới được Pakistan tài trợ trực tiếp. Nhưng Pakistan là một đồng minh của Mỹ, và được bảo vệ dưới "chiếc ô hạt nhân".

Đẩy nhanh tiến độ rút các lực lượng nước ngoài có thể sẽ tạo điều kiện cho mạng lưới Haqqani gây tiếng vang mạnh mẽ, như một nhà lãnh đạo cấp cao của Taliban Afghanistan có quan hệ mật thiết với Mullah Omar cho biết gần đây: "Pakistan đang bảo vệ Sirajuddin Haqqani với hy vọng tiếp tục ủy nhiệm thánh chiến. Khi lực lượng Mỹ rời khỏi Afghanistan, Haqqani sẽ thôn tính hai quốc gia là Pakistan và Afghanistan. Thành công ở Afghanistan sẽ có nghĩa là anh em Hồi giáo của chúng tôi trong khu vực và trên toàn thế giới, sẽ tìm cách đòi lại quyền lợi của chúng tôi tại đất nước Hồi giáo của chúng tôi. Sirajuddin hiểu điều đó".

Nếu các lực lượng Mỹ và NATO rút khỏi khu vực và sau đó quay lại, họ sẽ thấy mình chiến đấu trong lãnh thổ kiểm soát bởi các liên minh Haqqani liên kết với al-Qaeda, hiện đang ảnh hưởng đến trật tự chính trị Afghanistan từ bên trong Pakistan, xâm nhập vào phía Đông Nam Afghanistan, vươn tới các tỉnh phía Bắc, và thậm chí kéo dài tới biên giới phía Tây của nó với Iran. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là Mỹ có nên rút quân một cách nhanh chóng như vậy, để rồi sau đó phải quay lại giải quyết sự hỗn loạn do việc rút quân gây ra không?

Trong cuộc chiến Afghanistan hậu 2001, chừng nào phương Tây còn coi mạng lưới Haqqani chỉ là một lực lượng quân sự thuần túy hoặc là một tập đoàn tội phạm, họ sẽ bỏ qua các chiến thuật thích ứng chính trị và không hiểu một cách đầy đủ về sách lược của nó. Rất khó để xác minh các mục tiêu bao trùm của mô hình khủng bố thế hệ tiếp theo của Haqqani. 

Nhưng nếu Sirajuddin Haqqani thực sự sử dụng bạo lực để tạo điều kiện cho mối quan hệ với các chủ thể quốc gia và phi nhà nước, đồng phạm và vô hiệu hóa các đối thủ, thì mục tiêu chiến lược thực sự của ông ta sẽ không chỉ để tồn tại được trong thách thức kinh tế, môi trường và an ninh phải đối mặt, nhưng cũng để tham gia vào các hành vi bạo lực có chọn lọc để tăng thêm sức mạnh.

Lực lượng an ninh kiểm tra gần nơi xảy ra vụ nổ nơi Ðại sứ quán Ðức ở Kabul, Afghanistan vào 5-2017.

Washington nên cân nhắc việc mạng lưới Haqqani củng cố quyền lực gần đây, cùng với mối quan hệ cộng sinh với al-Qaeda, để đảm bảo lãnh thổ Afghanistan không bao giờ trở thành nơi trú ẩn an toàn cho những kẻ khủng bố. Đây rõ ràng là một điều kiện để rút hoàn toàn quân đội Mỹ, như tuyên bố của Ngoại trưởng Mike Pompeo vào tháng 6-2019.

Tuy nhiên, sự hỗ trợ lâu dài cho mạng lưới Haqqani của Dịch vụ Tình báo liên bang Pakistan (ISI) đã khiến chính sách chống khủng bố của Mỹ phức tạp hơn, đặc biệt khi Mỹ nên tiếp tục điều chỉnh các cách tiếp cận ở khu vực Afghanistan-Pakistan để giải quyết bản chất thực sự của mối đe dọa: Một cuộc chiến trong đó Haqqani và các chi nhánh của al Qaeda cùng ISI tranh giành quyền lực, và đôi khi thông đồng.

Sự thông đồng này có nhiều h́nh thức. Ví dụ, như các quan chức cấp cao của Mỹ đã quan sát, ISI đưa ra cảnh báo trước cho mạng lưới Haqqani trước khi triển khai các hoạt động quân sự được lựa chọn để bảo vệ ủy nhiệm khủng bố của mình.

Điều này được minh họa rõ nhất trong chiến dịch chống khủng bố Zarb-e Azb năm 2014, được thực hiện không đầy đủ vì Quân đội Pakistan không chống lại tất cả các tổ chức dân quân. 

Trong trường hợp này, mặc dù Islamabad hợp tác với Mỹ trong các nỗ lực chống khủng bố chọn lọc chống lại các nhóm chống Pakistan (bao gồm một số thành phần của al-Qaeda và Taliban Pakistan), nó vẫn tiếp tục làm người bảo trợ cho những kẻ khủng bố chống Ấn Độ và chống Afghanistan. 

Thật vậy, ISI vẫn không chống lại mạng lưới các nhân vật có ảnh hưởng nhất của Haqqani, như một tù trưởng bộ lạc Afghanistan ở quê hương tổ tiên 

Haqqani đã quan sát thấy: "Khi Pakistan phải đối mặt với áp lực từ phương Tây và cần quân bình chính trị, ISI tạm thời bắt giữ họ hoặc chỉ đơn thuần cung cấp cho Mỹ tin tình báo có thể hành động để nhắm mục tiêu vào các chỉ huy chọn lọc, nhưng Pakistan sẽ không bao giờ trao tọa độ máy bay không người lái phương Tây cho các nhà lãnh đạo quan trọng nhất của Haqqani".

Mỹ nên tiếp tục theo đuổi các cuộc đàm phán với Taliban Afghanistan nhưng đừng bỏ bê thực tế: lưỡi liềm của al-Qaeda và mạng lưới Haqqani có lịch sử rất dài, và nó uốn cong về phía khủng bố. Sirajuddin có thể sẵn sàng cho hòa bình, nhưng ông ta cũng sẵn sàng chiến thắng trong cuộc chiến.

Vĩnh Cẩm
.
.
.