Họa sĩ Shaikh và Yadav - những "hiệp sĩ thầm lặng" sát cánh cùng cảnh sát Ấn Độ

Thứ Sáu, 20/12/2013, 13:30

Hai họa sĩ ký họa Siddiq Shaikh, Nitin Yadav đã sử dụng tài năng thiên bẩm của họ để giúp cảnh sát Ấn Độ bắt giữ những tội phạm nguy hiểm và phá nhiều vụ khủng bố.

Dùng tài năng nghệ thuật giúp cảnh sát lần ra tung tích tội phạm

Tiếng chuông đồng hồ báo thức liên tục kêu vang giục Nithin Yadav thức dậy, trong khi ông đang say giấc trong phòng riêng ở khu dân cư Nehru Nagar thuộc Mumbai. Mới 2h sáng, nhưng đó là lúc ông phải làm việc. Cảnh sát gõ cửa phòng của ông, họ dẫn theo một cậu bé vô gia cư 14 tuổi, nạn nhân của một vụ lạm dụng tình dục ở Mumbai.

"Tôi được cảnh sát mời đến bất kể thời điểm nào trong ngày dù ban ngày hay ban đêm," Yadav cho biết, ông là họa sĩ ký họa đã có 23 năm kinh nghiệm và ông rất hãnh diện về công việc của mình: giúp đỡ cảnh sát đấu tranh, phòng chống nhiều loại tội phạm từ bất ngờ tấn công cho đến các vụ án mạng phức tạp. Như đồng nghiệp, họa sĩ Mohamed Siddq cũng sử dụng năng khiếu của ông để giúp đỡ cảnh sát Mumbai phá nhiều vụ án, cả 2 họa sĩ đều là thành viên đội "hiệp sĩ thầm lặng" đóng góp một vai trò quan trọng trong việc bắt giữ tội phạm.

Cả Yadav và Shaikh đều sử dụng khả năng sáng tạo nhạy bén để làm những công việc đặc biệt: vẽ biển quảng cáo, áp phích phim và biển hiệu ở đồn cảnh sát... Yadav tốt nghiệp khoa Mỹ thuật Đại học JJ, đã có thành công đầu tiên khi ông được mời đến một đồn cảnh sát để vẽ biển hiệu cho một sĩ quan vừa nhậm chức. Sau khi nghe những người hàng xóm kể về khả năng đặc biệt của Shaikh, đồn cảnh sát Sewri đã mời ông đến nhờ giúp đỡ phác họa chân dung các nghi phạm, một sĩ quan cảnh sát đánh giá cao tài năng của Shaikh. Trong khi đó, vụ án đầu tiên Yadav giúp cảnh sát triệt phá là một vụ bắt giữ tội phạm khẩn cấp chỉ sau 3 giờ gây án, còn Shailk đã kết hợp trí tưởng tượng cùng khả năng nghệ thuật để giúp khôi phục hiện trường vụ cướp giật ví.

Họa sĩ Mohammad Siddiq Shaikh (trái), Họa sĩ Nitin Yadav (phải).

Chăm hay không bằng tay quen, và điều này thật đúng với hai họa sĩ, trong căn phòng bé nhỏ, họ có thể phác họa chân dung nghi can trong vòng 30 phút, ngoại trừ đối tượng mà họ đang "đối phó" có nhiều điểm "phức tạp". "Cả Yadav lẫn Siddiq đều đã giúp đỡ chúng tôi bắt giữ tên Shakti Mills gây ra vụ án hiếp dâm chỉ chưa đầy 24 giờ. Nếu các bức phác họa được vẽ tỉ mỉ, 90% các vụ án của chúng tôi đều được triệt phá", ông Shamrao, Đội phó Đội Cảnh sát điều tra hình sự - Đồn Cảnh sát NM Joshi Marg khen ngợi Yadav và Shaikh.

Hiện nay, cả hai họa sĩ đều rất bận rộn vì tội phạm tăng nhanh trong thành phố Mumbai: "Một vài năm trước, tôi được triệu tập để thực hiện 25-30 bức phác họa mỗi năm. Trong suốt 1 năm qua, tôi đã dến đồn cảnh sát địa phương 15-20 lần/tháng để giúp phá những vụ án nhỏ", Yadav nói.

Vì sao chỉ có những họa sĩ như Shaikh và Yadav mới có thể "vạch mặt" tội phạm?

Không phải bất kỳ ai cũng có thể trở thành họa sĩ ký họa chân dung đối tượng phạm tội, dựng lại hiện trường một vụ án thông qua nét vẽ, ngoài khả năng và kiến thức mỹ thuật chuyên ngành, để trở thành những họa sĩ như Shaikh và Yadav cần phải có kiến thức nền về giải phẫu học thật vững chắc.

"Kiến thức giải phẫu học con người chuyên sâu cực kỳ quan trọng. Một điều cần thiết để có khả năng hình dung hình ảnh mạnh mẽ và tài năng đặc biệt để chọn ra các chi tiết về đặc điểm nhận dạng", họa sĩ Shaikh chia sẻ, ông đã giúp cảnh sát phá 7/11 vụ án đánh tàu hỏa nhờ các bức tranh do ông vẽ, trong số đó có 2 vụ án đặc biệt nghiêm trọng: vụ tấn công nhà thầu xây dựng Ajay Gosalia và bắn nguyên Thị trưởng Milind Vaidya.

Giải thích kỹ thuật của mình, Yadav, họa sĩ đã vẽ phác thảo ba kẻ tấn công giết chết Shahid Azmi và một đối tượng nam cưỡng hiếp một phụ nữ Tây Ban Nha tại nhà riêng như sau: "Tôi luôn bắt đầu với các chi tiết về khuôn mặt, mũi và môi. Không chỉ có khuôn mặt, tôi cũng vẽ ra trang phục mà nghi phạm đang mặc". Hai họa sĩ cho biết, mặc dù chỉ là những họa sĩ ký họa dùng bút vẽ theo lời kể của người tố cáo hoặc nạn nhân, nhưng sự ứng tác của họ có thể tạo nên sự kỳ diệu.

Có khoảng 100 đồn cảnh sát trong thành phố Mumbai và khoảng 10 họa sĩ ký họa tự do sẵn sàng trợ giúp lực lượng cảnh sát khi cần. Họ đều hết mình cống hiến tài năng đặc biệt, khắp thành phố Mumbai hầu hết đều biết đến Yadav và Shaikh.

Những họa sĩ nghèo và mong ước giản đơn

Yadav tin rằng mỗi đồn cảnh sát đều cần có 1-2 họa sĩ vẽ kí họa. "Đó có thể là một lựa chọn nghề nghiệp tốt cho những sinh viên tốt nghiệp ngành mỹ thuật đam mê chống tội phạm. Nhưng thật không may, điều này không được khuyến khích," ông cho biết.  Mặc dù luôn sẵn sàng làm việc và đó là công việc đòi hỏi chuyên môn, nhưng đồng lương của hai họa sĩ rất eo hẹp- họ được trả từ 200-500 rupee tùy theo tính chất vụ án. Thậm chí có nhiều khi họ làm việc miễn phí.

Yadav chia sẻ mong ước bấy lâu của ông: "Nếu lực lượng cảnh sát làm cho công việc này trở thành việc làm toàn thời gian với mức lương tốt, tôi muốn mở một học viện và đào tạo các họa sĩ trẻ để trở thành những họa sĩ ký họa lành nghề

Phạm Hữu Tùng
.
.
.