Lầu Năm Góc tiết lộ chi phí khủng trong chế tạo siêu máy bay ném bom

Thứ Ba, 08/05/2012, 16:00

Quốc Hội Mỹ và Lầu Năm Góc muốn trang bị loại máy bay chiến đấu tàng hình với trị giá mỗi chiếc đạt 550 triệu USD. Nhưng người Mỹ hiện nay đang hoài nghi tại sao chính phủ và quân đội lại cứ nhất thiết phải trang bị nhiều loại vũ khí đắt tiền, tốn kém. Đằng sau việc này nhằm mục đích gì?

Hàng chục tỷ USD cho tham vọng chế tạo máy bay ném bom thế hệ mới

Khi chính quyền Obama cử 3 chiếc máy bay ném bom B-2 từ căn cứ không quân ở Missouri vào ngày 19/3/2011 bay qua biển và đáp xuống Libya, chỉ riêng phi vụ này đã khiến quân đội Mỹ đã hao tốn đến 9 tỷ USD. Những chiếc máy bay ném bom hình con dơi siêu hiện đại đủ để tránh thiết bị rađa và mang theo bom với mỗi quả có trọng lượng 1 tấn, dễ dàng tàn phá hàng tá khu trú ẩn máy bay được xây dựng kiên cố gần vùng duyên hải Bắc Libya.

Sứ mạng của không lực Mỹ cũng đã thành công rực rỡ và hàng ngàn chiếc máy bay ném bom B-1 khác (loại cũ) đang điên cuồng tấn công những người nổi dậy ở Afghanistan, Mỹ lập luận rằng để tấn công những mục tiêu ở khoảng cách xa thì việc áp dụng máy bay ném bom là điều kiện tiên quyết. Kết quả là, theo không lực Mỹ, Mỹ cần phải trang bị các phiên bản mới hơn và nhiều hơn với chi phí có thể lên tới hàng chục tỷ USD.

Năm 2011, tuyên bố gây ấn tượng nhất đến từ Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta, người được cho là có ý tưởng "quan trọng" đến an ninh quốc gia trong lần kê khai ngân sách vào tháng 2/2012. Quốc hội cũng bị thu hút, đơn cử vào tháng 12/2011đã chi ra 100 triệu USD cho ngân sách quốc phòng nhằm đẩy nhanh tiến độ ra đời loại "Máy bay ném bom tầm xa" tối mật mới.

Chiếc máy bay ném bom này đang được vinh danh với một sự chứng thực cụ thể trong quan điểm chiến lược mới của Lầu Năm Góc, được công bố vào ngày 5/1/2012. Nhưng tương lai của máy bay ném bom mới không được bảo đảm. Các nhà phê bình đã bày tỏ lo ngại rằng Không lực Mỹ sẽ không phù hợp với các máy bay ném bom vì bản thiết kế sơ bộ mang đầy tính tham vọng cao, và khả năng một nhiệm vụ quan trọng như tiến hành ném bom trên khắp Trung Quốc không mang tính khả thi.

Chương trình B-1 bị hủy bỏ giữa chừng dưới thời chính quyền Jimmy Carter sau khi chi phí của nó đã tăng gấp đôi, rồi lại hồi sinh dưới thời Ronald Reagan. B-2 trở nên tốn kém vào đầu thập niên 1990 và rằng Lầu Năm Góc kết thúc bằng cách chỉ mua 1/5 sản lượng máy bay so với kế hoạch ban đầu. Mỗi chiếc B-2 có giá thành sản xuất lên đến 3 tỷ USD (ngày nay) và chi phí vận hành mỗi giờ của nó ước tính lên tới 135.000 USD/giờ - tăng gấp đôi so với các loại máy bay quân sự khác.

Không lực Mỹ nói rằng loại máy bay ném bom mới dự kiến sẽ tiêu tốn khoảng 55 tỷ USD, hoặc 550 triệu USD/chiếc - ít hơn ¼ giá trị của chiếc B-2. Tướng Norton Schwartz gần đây đã nói với các phóng viên rằng: "Nếu chi phí tăng, chúng tôi sẽ không tiến hành chương trình này". Trước đó vào năm 2009, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates từng hủy bỏ một nỗ lực trước đó trong việc xây dựng một loại máy bay ném bom mới.

Một trong những người hoài nghi là Tom Christie - chuyên gia thử nghiệm vũ khí của Lầu Năm Góc từ năm 2001 cho đến khi ông nghỉ hưu vào năm 2005. Christie, từng làm việc suốt 3 thập kỷ cho quân đội Mỹ, đã góp phần không nhỏ vào việc thiết kế nên nhiều loại máy bay chiến đấu thành công nhất ngày hôm nay. Với mái tóc trắng như tuyết, hôm nay, trong độ tuổi nghỉ hưu, Tom Christie đang phê bình những gì mà ông xem là cách thức thực hành lãng phí của Lầu Năm Góc.

Không lực Mỹ đang cân nhắc xem có nên giao sứ mạng hạt nhân cho những chiếc máy ném bom trong tương lai hay không?  Một tính năng khẳng định giá thành của nó. Không lực Mỹ cũng nói rằng nó có thể ở dạng "tuỳ chọn người lái" nghĩa là nó có thể cất cánh từ một trạm mặt đất mà không có sự hiện diện của phi công trong buồng lái.

Máy bay ném bom hình con dơi B-2 với giá thành 3 tỷ USD/chiếc.

Bên cạnh Robert Gates, không có nhà phê bình nào chất vấn về những nỗ lực của máy bay ném bom của Không lực Mỹ hơn là Tướng Hải quân lục chiến Mỹ James Cartwright, từng là Phó Chủ tịch của Tham mưu trưởng Liên Quân từ năm 2007 đến khi về hưu vào tháng 8/2011.

James Cartwright đã cố gắng thuyết phục Robert Gates trong việc phát triển một loại máy bay ném bom mới. Cuối cùng nỗ lực của James Cartwright đã thành công nhưng không phải thông qua Robert Gates mà là từ bộ máy quan liệu của Lầu Năm Góc và Quốc hội Mỹ. Những quả  bom được điều khiển có giá thành khoảng 20.000 USD/ quả hoặc bằng 1/5 so với một quả tên lửa hành trình hiện đại.

Một kỷ lục vượt chi phí và thời gian biểu thay đổi

Những trục trặc về máy bay ném bom của Không lực Mỹ đã xảy ra suốt một chặng đường dài. Loại máy bay ném bom đã được mua mà không tốn kém chi phí là B-52, được bắt đầu phát triển vào cuối thập niên 1940. Hai thập kỷ tiếp sau đó, Không lực Mỹ đã phát động một chương trình máy bay ném bom mới nhằm thay thế loại máy bay B-52. 70 năm sau bản thiết kế của nó được hoàn thành, B-52 vẫn giữ nguyên danh hiệu là loại máy bay ném bom chiến lược nhiều nhất của Mỹ.

Vào năm 2006, khi đó Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld, đã nhận được sự "bật đèn xanh" từ Lầu Năm Góc trong việc lên kế hoạch sản xuất một loại máy bay ném bom kiểu mới vào năm 2018 - và bắt đầu đổ tiền vào các nỗ lực thiết kế. Loại máy bay ném bom mới sẽ bao gồm các thiết bị cảm biến tiên tiến, thông tin liên lạc và vũ khí, có khả năng bắn ra loại pháo laze không - đối - không.

Nhưng khi Robert Gates thay thế Donald Rumsfeld vào cuối năm 2006 và James Cartwright tham gia vào chức Tham mưu trưởng Liên Quân vào năm 2007, Robert Gates đã hủy bỏ các sáng kiến chế tạo máy bay ném bom mới. Gates lý luận hành động của mình: "Nó làm cho chúng ta ít cảm xúc để theo đuổi một chiếc máy bay ném bom trong tương lai... trong một cách thức lặp đi lặp lại của lịch sử". Để làm giảm chi phí, Robert Gates đề xuất trả lại cho Không lực Mỹ các bản vẽ và một bản thiết kế máy bay không người lái.

James Cartwright tuyên bố: "Các loại vũ khí và những nền tảng công nghệ ngày hôm nay cho phép một chiếc máy bay "neo đậu" trong không trung lâu hơn giúp cho con người có thể duy trì hiệu suất cao cả về thể chất và tinh thần".

Văn phòng Quản lý và Ngân sách Nhà Trắng (OMB) đã thông qua quyết định của Robert Gates tại thời điểm đó. OMB từng nói về một hạm đội máy bay ném bom vào năm 2009, rằng: "Loại máy bay hiện tại có thể ngăn ngừa những hiểm họa dự báo trong tương lai gần". Nhưng Deptula, một cựu phi công máy bay chiến đấu, tỏ ý hoài nghi về quyết định của OMB: "Tuyên bố của OMB là một điều không bình thường. OMB không có thẩm quyền quân sự và không nên đổ lỗi cho bất kỳ điều gì".

Tháng 5/2011, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter, đã tiến hành gặp gỡ các giám đốc điều hành (CEO) từ Northrop Grumman, Boeing và Lockheed Martin để thảo luận về máy bay ném bom và công nghệ ở Palmdale (California, Mỹ). Một nguồn tin tại cuộc họp đó cho biết: "Mục đích của ông (Ashton Carter) là để hiểu về những gì ẩn sâu trong khả năng của các nhà thầu".

Bản đồ triển khai máy bay ném bom.

Các thông tin chi tiết về cuộc họp đã không được tiết lộ, nhưng khi Leon Panetta, người đứng đầu C.I.A thay thế cho Robert Gates và Ashton Carter, trở thành Phó Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, lại trở thành người ủng hộ nhiệt tình cho dự án này. Leon Panetta phát biểu tại một cuộc họp báo vào tháng 2/2012 rằng: "Tái cân bằng vị thế và sự hiện diện toàn cầu của chúng ta (nhấn mạnh đến 2 khu vực châu Á Thái Bình Dương và Trung Đông)... đòi hỏi Không lực Mỹ phải có khả năng thâm nhập vào hàng rào phòng thủ của kẻ thù và thực hiện các đòn tấn công tầm xa. Vì vậy, chúng tôi sẽ tài trợ cho máy bay ném bom thế hệ tiếp theo".

Đồng thời điểm đó, Leon Panetta yêu cầu các quan chức cao cấp của Bộ Quốc phòng cùng giám sát sự phát triển của nó. Leon Panetta cũng ướm đến khả năng chuyên chở vũ khí hạt nhân của máy bay ném bom. Chỉ riêng hạm đội B-1, việc thay đổi thiết kế vào năm 2001 cũng ngốn khoảng 4,5 tỷ USD.

Buồng lái không có phi công

Đơn cử như chiếc máy bay ném bom B-2 không chỉ sử dụng các thiết bị cảm biến để phát hiện các mục tiêu và sử dụng các hệ thống phòng thủ điện tử của nó để đánh bại rađa kẻ thù mà bên cạnh đó nó còn sử dụng các thiết bị vệ tinh, máy bay gián điệp không người lái và các máy bay gây nhiễu rađa. Tuy nhiên khả năng tinh chỉnh của B-2 mới là yếu tố đáng được quan tâm hàng đầu, có nghĩa là nó có thể hoạt động với sự hiện diện của phi công hoặc tự hoạt động hoàn toàn.

Trong một số nhiệm vụ, nó có thể bay như một "bóng ma" rất nhanh mà không có các thành viên phi hành đoàn ngồi trên ghế lái. Không lực Mỹ không lạ gì với các loại máy bay ném bom thậm chí là cả cỡ lớn. Tập đoàn Northrop Grumman đã xây dựng nên mẫu Global Hawk với sải cánh lớn hơn chiếc máy bay chở khách Boeing 737, có thể bay liên tục 35 giờ đồng hồ. Không lực Mỹ còn có những loại máy bay Predator và Reaper, mỗi chiếc có kích thước cỡ như chiếc Cessna, bay liên tục 14 giờ đồng hồ hoặc hơn bên trên lãnh thổ Afghanistan.

Tuy nhiên Global Hawk không vũ trang, còn Predator và Reaper lại phát ra tiếng ồn, bay chậm và chỉ dành cho việc tuần tra bảo vệ không phận. Từ giữa thập niên 1990 cho đến năm 2006, Lầu Năm Góc bắt đầu phát triển một loại máy bay ném bom theo đơn đặt hàng với Boeing và Northrop Grumman, tuy nhiên loại máy bay này không có sẵn một bản sao máy bay chiến đấu.

James Cartwright và Robert Gates nói rằng họ ủng hộ cho loại máy bay ném bom không người lái - một dạng như B-52 được mua với số lượng lớn. Mặt khác, Không lực Mỹ bảo thủ quan điểm cho rằng máy bay không người lái không phải là giải pháp tiết kiệm tiền. Không lực Mỹ cũng từ chối việc chấp nhận các khái niệm máy bay ném bom không người lái với sứ mạng hạt nhân khả thi

Thanh Hải (theo TAL)
.
.
.