Lịch sử "đen" trong nhà trắng

Vì sao gọi là Nhà Trắng? (Kỳ 1)

Thứ Sáu, 14/04/2017, 10:10
Nhà Trắng là biểu tượng của tự do. Gọi là Nhà Trắng vì đơn giản chủ nhân của nó phải là người da trắng.

Nhà Trắng là biểu tượng của tự do. Nhưng, tiết lộ trong một bộ phim dựa trên hồi ức của một người hầu ở Nhà Trắng 34 năm cho biết tòa nhà kiêu hãnh này được xây dựng bởi nô lệ, và có lịch sử đáng xấu hổ trong việc đối xử ghê tởm với nhân công người da đen. 

Gọi là Nhà Trắng vì đơn giản chủ nhân của nó phải là người da trắng. Truyền thống này không bị phá vỡ mãi cho đến khi ông Barack Obama lên làm Tổng thống thứ 44 của Mỹ.

Bộ phim gây sốc

Nhiều nhận xét khác nhau về bộ phim "The Butler", nhưng khán giả rất yêu thích nó, và Tổng thống Barack Obama cũng đã phải rơi nước mắt khi xem. Bộ phim dựa trên một câu chuyện có thật. 

Bộ phim kể về một người hầu da đen, người đã phục vụ cho 8 tổng thống Mỹ qua các thời kỳ đầy biến động về dân quyền của Mỹ, có nhiều tình tiết gây cấn với sự tham gia của những ngôi sao nổi tiếng, hội đủ những yếu tố để tranh giải Oscar. 

Những tổng thống, do các diễn viên Robin Williams, Alan Rickman và John Cusack đóng, thực sự chỉ là bối cảnh để nói về cuộc đấu tranh giải phóng ở Mỹ.

Một cảnh trong phim "The Butler".

Bọc trong một thế giới Downton Abbey-esque của những bữa ăn tối sang trọng, tình bạn thân thiết “bên dưới cầu thang” và những người chủ lịch sự - những người thường đối xử với anh bằng sự tôn trọng, tôn kính, quản gia Cecil Gaines (do Forest Whitaker đóng) hiếm khi bước ra cuộc đấu tranh giải phóng xảy ra trong phần còn lại của đất nước, nơi người da đen đồng bị hãm hiếp, đánh đập và bị nổ bom. Cuối cùng, tất nhiên, một Tổng thống da đen được bầu và tất cả kết thúc một cách tốt đẹp.

Các cô con gái của Tổng thống Obama, Malia và Sasha, không phải là những trẻ em da đen đầu tiên được nuôi nấng trong Nhà Trắng. Năm 1806, một cặp vợ chồng tên Fanny và Eddy đã có một đứa trẻ ở đó. Em bé được sinh ra trong tầng hầm căn biệt thự của Tổng thống tại 1600 Đại lộ Pennsylvania và sống ở đó trong 2 năm trước khi chết. 

Lịch sử không ghi lại tên hoặc giới tính của đứa trẻ không may vì có cả cha mẹ là nô lệ của Tổng thống Thomas Jefferson. Ông sở hữu hàng trăm nô lệ trên đồn điền thuốc lá miền Nam của mình và mang một số đến làm việc trong Nhà Trắng, giống như 7 vị tổng thống khác.

Người da đen không chỉ xây dựng Nhà Trắng mà còn làm việc đó từ lâu với tư cách là quản gia, đầu bếp và người giúp việc - đầu tiên thông qua chế độ nô lệ và, sau đó, thông qua việc phân biệt chủng tộc. 

Năm 1792, 400 trong số 600 công nhân xây dựng Nhà Trắng và Tòa nhà Quốc hội là các nô lệ ở địa phương, tiền lương 5 đô la/ tháng của họ bị những người chủ của họ bỏ túi, dù họ làm việc từ sáng đến tối 6 ngày/ 1 tuần.

George Washington thích chế độ nô lệ

Khi George Washington chiếm nó, Nhà Trắng vẫn chưa được xây dựng xong. Vì vậy, ông cư trú trong Phủ Tổng thống ở Philadelphia, và cũng mang theo những nô lệ của mình tại Mount Vernon, bang Virginia. Sử sách Mỹ muốn miêu tả Washington như một chủ nô lệ bất đắc dĩ, người cuối cùng ra lệnh cho tất cả 300 nô lệ của mình được tự do, nhưng chỉ sau khi ông và vợ Martha đã chết, dĩ nhiên không sử dụng họ được nữa.

Trong thực tế, Washington là một chủ đồn điền điển hình, một người thực thi kỷ luật nghiêm ngặt, như đánh đập nô lệ để áp chế họ. Ông thấy không có vấn đề gì trong việc chia rẽ gia đình các nô lệ, tách trẻ em ra khỏi cha mẹ chúng. 

Washington có 2 nô lệ chạy trốn. Ông đã không ngừng truy đuổi họ nhưng không được, nên đã giả vờ đưa ra luật giải phóng mọi nô lệ ở Philadelphia trong 6 tháng. Ông cho các nô lệ của mình thay phiên nhau phục vụ ở tòa Phủ Tổng thống tại Philadelphia để bảo đảm không có ai ở đó quá lâu.

Mặc dù lãnh đạo thứ hai của Mỹ, Tổng thống John Adams theo đuổi chủ nghĩa bãi nô, nhưng 2 tổng thống sau ông đều mang nô lệ đến hầu hạ ở Nhà Trắng. Nhốt họ trong những căn phòng tồi tệ ở dưới tầng hầm.

Washington là một trong những trung tâm chính của chế độ nô lệ. Du khách nước ngoài kinh hoàng với các điều kiện vô nhân đạo của người Mỹ dành cho nô lệ. Người ta dễ dàng nghe tiếng than khóc và tiếng xích sắt gông cùm của những nô lệ đang bị xích với nhau và chờ đi bán đấu giá.

Quang Long
.
.
.