Theo báo cáo năm 2018 về việc giết chết phụ nữ và trẻ em gái do Văn phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNDOC) phát hành vào trung tuần tháng 11, khoảng 87.000 người đã thiệt mạng trên toàn thế giới vào năm 2017, 58% trong số họ là nạn nhân của bạo lực gia đình hoặc người thân trong gia đình.
Con số này tương đương cứ mỗi giờ lại có 6 phụ nữ bị người thân quen giết hại. Chủ tịch UNDOC Yury Fedotov cho biết, đa số nạn nhân các vụ giết người trên thế giới là nam giới (chiếm 80%), song phụ nữ tiếp tục là đối tượng phải trả giá cao nhất cho bất bình đẳng giới, phân biệt giới và những quan niệm cổ hủ. Phụ nữ cũng là đối tượng dễ bị tổn thương nhất bởi người thân và người trong gia đình.
Việc nữ giới tiếp tục là đối tượng của bạo lực gia đình nhiều hơn nam giới cho thấy chưa có giải pháp cho sự bất bình đẳng giới trong gia đình. UNODC ước tính trung bình cứ 100.000 phụ nữ trên thế giới giới có 1,3 là nạn nhân bị sát hại.
Jean-Luc Lemahieu, Giám đốc phân tích chính sách và thông tin công cộng tại UNDOC thông tin với tờ Washington Post rằng hơn 30.000 nạn nhân trong số đó là kết quả của sự lạm dụng bạo lực trong nước.
"Các vụ giết người trong nước là "kết thúc bi thảm của một chu kỳ lạm dụng và bạo lực", ông Jean-Luc Lemahieu nói. "Khi một phụ nữ mất đi mạng sống của mình, nó không phải là không dự đoán được. Người ta có thể thấy những trường hợp của các hình thức bạo lực bằng lời nói và các hình thức bạo lực khác. Những mô hình này vô tình được thiết lập từ lâu trước vụ giết người".
Được phát hành trùng với Ngày Quốc tế về xoá bỏ bạo lực đối với phụ nữ, một chiến dịch nâng cao nhận thức về bạo lực giới và tỷ lệ bạo lực trên toàn cầu, báo cáo còn khẳng định, bạo lực đối với phụ nữ hầu như không được thông báo cho các cơ quan chức năng.
Sự miễn cưỡng thông báo được thấy ở hầu hết các trường hợp. Nghiên cứu còn chỉ ra rằng, các nạn nhân luôn thường trực một "nỗi sợ trả thù, phụ thuộc kinh tế và tâm lý lo ngại, dự đoán cảnh sát sẽ không coi trọng các tội danh và xem cuộc tấn công là một vấn đề riêng tư".
"Chúng tôi vẫn không biết mức độ bạo lực thực sự đối với phụ nữ như thế nào, vì nỗi sợ trả thù, tác động của việc không tin và sự kỳ thị do người sống sót sinh ra (không phải là thủ phạm) đã làm im lặng tiếng nói của hàng triệu nạn nhân bị bạo lực", Phumzile Mlambo-Ngcuka, Giám đốc điều hành UN Women cho biết: Chúng tôi mong muốn hỗ trợ tất cả những nạn nhân đã dám cất tiếng nói nhưng vẫn chưa được lắng nghe."
Đáng chú ý là báo cáo còn chỉ rằng, khả năng phụ nữ bị người thân hoặc đối tác thân thiết giết chết đã tăng hơn 10% kể từ năm 2012 trong đó nguy cơ cao nhất là đối với phụ nữ ở châu Mỹ và châu Phi.
Cụ thể, cứ 100.000 phụ nữ giới ở châu Phi có khoảng 3,1 là nạn nhân bị sát hại do bạo lực gia đình. Tỷ lệ này tại châu Mỹ là 1,6, trong khi tại châu Đại Dương và châu Á lần lượt là 1,3 và 0,9. Tỷ lệ thấp nhất ghi nhận tại châu Âu, với 0,7 trên 100.000 phụ nữ.
Giới chức UNODC nhận định, những năm gần đây cuộc chiến chống vấn nạn này chưa đạt được tiến triển đáng kể mặc dù đã có những điều luật và chương trình về việc xóa bỏ bạo lực đối với nữ giới. Vì vậy, để chấm dứt tệ nạn này, cần một phản ứng thống nhất, có sự phối hợp từ cơ quan thực thi pháp luật, ngành y tế, xã hội gia đình, hàng xóm láng giềng… nhằm trao quyền và bảo vệ nạn nhân, giữ khoảng cách và buộc những người có hành vi ngược đãi phải chịu trách nhiệm. Một số quốc gia đã đưa ra các sáng kiến ##và đào tạo để chống bạo lực trên cơ sở giới.
Trích dẫn số liệu từ Italia, trong đó báo cáo rằng 31.500 phụ nữ trong số 100.000 phụ nữ lứa tuổi từ 16 đến 70 đã trải qua bạo lực thể chất và tình dục, ông Jean-Luc Lemahieu nhấn mạnh: "Chúng ta cần phải nhạy cảm hơn với hệ thống tư pháp - làm cho phụ nữ cảm thấy thoải mái khi báo cáo các sự việc liên quan đến mình và thể hiện cho họ thấy rằng họ đang được lắng nghe và những lời kể sẽ có tác động ngăn chặn đối với kẻ ngược đãi. Nam giới cũng cần trở thành một phần của giải pháp, bắt đầu từ việc giáo dục sớm đối với nam giới về việc bảo vệ và tôn trọng phụ nữ".
Linh Oanh