FBI thực sự đã "săn phù thủy"?

Thứ Ba, 24/12/2019, 08:00
Cuộc điều tra của FBI về cáo buộc có sự thông đồng giữa Nga - Tổng thống Donald Trump nhanh chóng bị lạc đường và rơi vào ngõ cụt. Đáng lẽ nó không bao giờ dẫn đến một cuộc điều tra của Công tố viên đặc biệt đã gây chấn động nước Mỹ trong 2 năm.


Đó là nội dung bản báo cáo của Tổng thanh tra Bộ Tư pháp Mỹ, được công bố hôm 11-12.

Mặc dù báo cáo gần đây của Tổng thanh tra Bộ Tư pháp, Michael Horowitz, nguồn gốc của cuộc điều tra về việc chiến dịch của Tổng thống Donald Trump có thông đồng với Chính phủ Nga trong cuộc bầu cử năm 2016 hay không cho rằng có đủ căn cứ, theo hướng dẫn của FBI, để bắt đầu cuộc điều tra, và không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào về động lực chính trị đằng sau nó. 

Ông Horowitz khẳng định toàn bộ cuộc điều tra là hợp lý, không có "săn phù thủy" như ông Donald Trump chỉ trích.

Bắt đầu do "tin đồn"

Tuy nhiên, nội dung báo cáo lại chứng tỏ điều ngược lại. Nó ghi lại những bất thường nghiêm trọng về thủ tục và một loạt các ngõ cụt. Cuộc điều tra rõ ràng lẽ ra phải bị đóng cửa từ lâu trước khi nó di căn thành cuộc điều tra của Công tố viên đặc biệt Robert Mueller đã gây chấn động nước Mỹ suốt 2 năm. Báo cáo cũng ghi nhận hành vi của FBI sẽ làm những người theo chủ nghĩa tự do dân sự ở mọi đường lối chính trị cảm thấy lo sợ.

Tổng chưởng lý Mỹ William Barr.

Thứ nhất, cuộc điều tra của FBI đã bắt đầu với một yêu cầu mơ hồ. Đối tượng được tuyên bố để khởi động cuộc điều tra là một báo cáo từ một quan chức nước ngoài về cuộc trò chuyện với George Papadopoulos. 

Theo quan chức này, Papadopoulos gợi ý rằng nhóm Trump đã nhận được một số loại gợi ý mà Nga có thể giúp đỡ trong việc tiết lộ thông tin ẩn danh gây tổn hại cho Hillary Clinton và Tổng thống Barack Obama. Như vậy, cuộc điều tra bắt đầu với một gợi ý về một gợi ý.

Papadopoulos không phải là một nhân vật quan trọng trong chiến dịch Trump. Ông là thành viên của một ủy ban chuyên gia mà các ứng cử viên tổng thống tập hợp lại để làm cho mọi người thấy rằng họ có một số nhân vật chính sách nước ngoài hàng đầu. Nhưng lúc đó WikiLeaks vừa tiết lộ các email của đảng Dân chủ, vì vậy FBI đã quyết định xem xét nó.

Và chẳng mấy chốc, mọi thứ đi lệch hướng, cuộc điều tra thậm chí đã đi trước thực tế. FBI quyết định mở cuộc điều tra đối với 4 quan chức chiến dịch của Trump: Papadopoulos, Paul Manafort, Michael Flynn và Carter Page. Manafort và Flynn là những nhân vật chủ chốt trong chiến dịch Trump. Page là một chuyên gia trong ủy ban giống ông Papadopoulos.

Theo dõi gián điệp

Bốn người này được chọn như thế nào? Ngoại trừ Papadopoulos, không có gì liên quan đến họ với gợi ý từ báo cáo của quan chức nước ngoài nói trên. Những người còn lại được chọn vì họ có mối quan hệ ở Nga và đã đi du lịch ở đó. Điều đó hầu như không đảm bảo những gì xảy ra tiếp theo. 

FBI đã sử dụng các nguồn để tương tác với Papadopoulos và Page, và ghi lại các cuộc hội thoại của họ. Một nguồn tương tác tương tự với một quan chức cấp cao của chiến dịch Trump, người không phải là mục tiêu của cuộc thăm dò.

Báo cáo FISA kết luận FBI mắc nhiều lỗi ‘đáng kể’, nhưng không định kiến Tổng thống Donald Trump.

Báo cáo của IG nói rằng việc làm đó không phải là theo dõi gián điệp đối với chiến dịch Trump. Nhưng giới chuyên gia cho rằng nó chính xác là một hoạt động theo dõi gián điệp khi bí mật ghi âm cuộc trò chuyện của một quan chức chiến dịch cấp cao, người không bị FBI nghi ngờ gì về hành vi sai trái.

Những cuộc trò chuyện được ghi âm bí mật này cho thấy không có gì hỗ trợ cho một lý thuyết thông đồng. Mà thực tế, chúng chứng minh điều ngược lại. Những gì đã được tiết lộ làm suy yếu khái niệm này, xác định rằng Papadopoulos và Page là những người ở bên ngoài, không có kiến thức trực tiếp với chiến dịch Trump.

Tuy nhiên, các nhà điều tra của FBI muốn được phép đặt một máy nghe lén đối với ông Page theo Đạo luật giám sát tình báo nước ngoài (FISA). Và họ lấy lý do là ông Page thực tế là một đặc vụ Nga. Ban đầu các luật sư trong FISA đã bác bỏ điều này, nhưng cuối cùng lại chiều theo sau khi FBI trích dẫn hồ sơ Steele. 

Hồ sơ Steele được đưa ra bởi một cựu chiến binh người Anh thay mặt cho Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ và chiến dịch của bà Clinton. Nó bao gồm một bộ sưu tập những tin đồn về sự "mặn nồng" của ông Trump và Nga.

FBI không hề xác minh hồ sơ Steele yêu cầu giấy phép nghe lén đối với ông Page. Trên thực tế, nó nhanh chóng có lý do để nghi ngờ FBI, vì một nguồn tin cho Steele nói với họ rằng Steele đã thêm mắm thêm muối vào hồ sơ của ông để moi tiền của Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ và chiến dịch của bà Clinton. 

Báo cáo lưu ý rằng chính CIA đã xem hồ sơ Steele như chỉ hơn "tin đồn trên internet" một chút. Nhưng cơ quan giám sát cho biết cựu Giám đốc FBI James Comey và cựu cấp phó của ông, Andrew McCabe, cho rằng hồ sơ Steele không nên bị bác bỏ. Trong thực tế, FBI tiếp tục sử dụng hồ sơ Steele để biện minh cho việc nghe lén ông Page trong gần một năm.

Thiếu sót đáng kể

Tổng thanh tra xác định 17 điểm "thiếu chính xác hoặc thiếu sót đáng kể" khi FBI nộp đơn lên FISA để được giám sát, theo dõi mọi sự giao tiếp của ông Page. Ông Horowitz viết rằng các lỗi dẫn đến "các đơn xin tạo ra ấn tượng là thông tin hỗ trợ nguyên nhân của sự nghi ngờ nghiêm trọng hơn thực tế".

Cơ quan giám sát cũng phát hiện ra rằng một luật sư FBI được chỉ định cho vụ án ở Nga đã giả một email gửi từ CIA cho đồng nghiệp. Email này được sử dụng trong một đơn từ văn phòng để xin theo dõi ông Page. Báo cáo cho biết luật sư này "đã sửa đổi một email mà cơ quan chính phủ Hoa Kỳ khác đã gửi" khiến "email nói không chính xác rằng Page không phải là 'nguồn' cho cơ quan khác".

Cơ quan giám sát cũng nhận thấy nhân viên FBI "không thực hiện chính sách đảm bảo tất cả các tuyên bố trong đơn xin theo dõi phải 'chính xác một cách nghiêm túc' của FBI ". Báo cáo cho biết "rất nhiều lỗi cơ bản... đã đặt ra nghi vấn liên quan đến chuỗi quản lý và giám sát của FBI về quy trình FISA".

Sau gần một năm theo dõi FISA, ông Page chưa bao giờ bị buộc tội với bất cứ điều gì. Khác với gợi ý từ hồ sơ Steele, bằng chứng duy nhất về sự thông đồng có thể xuất hiện từ hoạt động theo dõi này và báo cáo của Mueller là việc Donald Trump Jr. (con Tổng thống Donald Trump) sẵn lòng tham gia cuộc họp mà anh nghĩ có thể vạch trần những vết bẩn của bà Clinton. Nhưng Trump Jr. đã bị lừa, và đó là một cuộc họp được dàn dựng để gài bẫy.

"Cuộc điều tra thông đồng của Nga là một cuộc săn phù thủy, theo nghĩa đó là một cuộc tìm kiếm quá nhiệt tình cho một thứ gì đó không tồn tại", báo USA Today kết luận.

Hòn Rồng
.
.
.