Mối tình tay ba giữa Thủ tướng Netanyahu, Tổng thống Trump Và Tổng thống Putin

Thứ Hai, 22/06/2020, 04:31
Người ta có nhiều đánh giá khác nhau về ông nhưng ngoài Thủ tướng Israel Netanyahu ra ai có thể tổ chức được Hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ và Tổng thống Nga trong vòng hai tuần sau cuộc bầu cử?


Bậc thầy cờ vua quốc tế  

Tất cả bắt đầu từ cuối tháng 9 năm 2016 tại hội nghị cử hành ở tòa tháp Trump.           

Ông Netanyahu từng tham gia hội nghị thượng đỉnh thường niên của Liên Hợp Quốc tại thành phố New York. Ông đã có cuộc nói chuyện có tính giới thiệu với ứng cử viên đảng Cộng hòa Trump trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ.

Theo cựu cố vấn Steve Bannon của ông Trump, hội nghị rất nhanh biến thành cuộc hội nghị của các ông lớn tầng lớp chính trị thế giới. Vị Thủ tướng bốn nhiệm kỳ có kinh nghiệm phong phú cùng với một ông tỷ phú bất động sản mới làm chính trị nói về tầm quan trọng của mối quan hệ Mỹ-Israel ở Trung Đông. Hai người vừa gặp đã ý hợp tâm đầu.

Từ trái sang phải: Thủ tướng Netanyahu, Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Putin.

Ông Netanyahu không chỉ trả lời thỏa đáng tất cả các câu hỏi của ông Trump, ông còn hợp lý hóa và thể chế hóa các vấn đề của ông Trump về các chính sách đối ngoại như an ninh, tình trạng di cư, chủ nghĩa khủng bố và Hồi giáo v.v... thậm chí bao gồm cả ưu thế của bức tường biên giới.   

Ông đã tinh luyện và đồng thời tập trung toàn bộ trong một công thức đơn giản:  Không phải Nga mà Iran mới là kẻ thù chính của "chúng ta". Trên thực tế, vị trí độc tôn của Tổng thống Nga đã giúp chúng ta chống lại Ayatollah và nhà nước Hồi giáo cực đoan. 

Đây là tất cả bản nhạc mà ông Trump đã được nghe, ông Netanyahu và ông Trump đã cùng nhau ca ngợi Tổng thống Nga để chỉ trích các nhà phê bình trong nước và châu Âu. Hiện tại, ông Netanyahu đang ấp ủ một học thuyết chiến lược, trong đó xây dựng mối quan hệ đối tác mới với những nhà lãnh đạo mạnh mẽ cùng chung chí hướng.

Lực hấp dẫn  

Trên phương diện cá nhân đây là một liên minh đơn giản. Cả ba người hình như có vẻ hợp nhau và ca ngợi nhau. Về quá khứ họ có thể có thể có những bất đồng và có sự khác nhau về phong cách nhưng họ đều được chế tạo từ một chất liệu.  

Cả ba người đều là đàn ông da trắng, là những nhà chính trị quyết đoán, những nhân vật cực đoan hóa có những hành vi bí quyết không kiêng nể ai, họ cũng đều không thích tự do báo chí và công lý độc lập.

Lý do cho sự hội ngộ của ba người là họ cùng có kẻ khắc tinh: Người họ ghét nhất là ông Obama và mọi thứ đại biểu cho ông ta: Cho dù đó là chủ nghĩa đa nguyên văn hóa, lý tưởng tự do hay chính sách ngoại giao tự do.

Ngay sau khi bước vào Nhà Trắng, ông Trump bắt đầu tháo dỡ tất cả mọi thứ mà ông Obama kiến tạo nên ở trong hoặc ngoài nước, ông đã coi nhẹ luật pháp quốc tế để thỏa mãn sự cổ vũ của hai người bạn và những người hâm mộ trên khắp thế giới.

Ông Trump đã từ bỏ thỏa thuận "Hiệp ước biến đổi khí hậu Paris" và thỏa thuận "Hiệp ước hạt nhân Iran". Ông cũng ủng hộ vô điều kiện một số chính quyền ở Trung Đông và một số chính quyền có tính áp chế các ở nơi khác.

Bộ ba đã thu hút và truyền cảm hứng cho một liên minh mới những người theo chủ nghĩa dân tộc, ủng hộ quyền lực của Thái tử Saudi Muhammad Salman và Sethi Ai Cập, ủng hộ Tổng thống Brazil Bolsonaro và Thủ tướng Hungary Orban Victor. Ông Trump và ông Putin có thể là những nhà lãnh đạo tài ba nhưng ông Netanyahu thực sự mới là "người truyền bá đam mê" của họ. Nhưng thành công của họ trong việc lãnh đạo chủ nghĩa dân túy mới trên toàn cầu không thể lẫn lộn giữa việc họ thất bại là không thể chuyển được mối quan hệ Nga-Mỹ tốt đẹp hơn.

Những mâu thuẫn luôn tồn tại   

Ông Trump và ông Netanyahu không thể thuyết phục được các thể chế chính sách đối ngoại của Mỹ chấp nhận ông Putin, thậm chí coi đây là một cách để chống lại Iran. Iran được coi là một diễn viên khu vực tồi tệ, nhưng cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đều cho rằng Nga mới kẻ thù toàn cầu nguy hiểm.

Các siêu cường sẽ tiếp tục cạnh tranh trong thế giới vô chính phủ, ngay cả khi họ phải đối mặt với nguy cơ chiến tranh, bất kể ai lãnh đạo hay chế độ chính phủ nào đều là bi kịch chính trị của các nước siêu cường. Thông qua phương thức này, nước Nga với tư cách là một nhà chính trị lớn đã trở lại đấu trường toàn cầu và trở thành đối thủ chính của Mỹ. Điều này đã được chứng minh bằng sự can thiệp quân sự của ông Putin tại Ukraine và Syria và quyết định gần đây của ông là bắt đầu triển khai quân đội Nga đến Venezuela trực tiếp thách thức Washington ở Tây Bán Cầu.

Tác dụng đòn bẩy 

Ông Trump và ông Putin đã có một hội nghị thượng đỉnh kết thúc trong thất bại khi họ gặp nhau ngắn gọn trong bốn lần. Trong vòng hai năm ông Netanyahu đã tổ chức thành công 5 cuộc gặp với ông Trump và trong bốn năm đã tổ chức 13 cuộc đàm phán thành công với ông Putin.  

Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Putin.

Ông Netanyahu biết rất rõ mặc dù phải chịu nhiều sự cản trở nhưng ông vẫn duy trì mối quan hệ mật thiết với ông Putin vì Nga là nước lớn duy nhất tham gia đối thoại cởi mở với các nước ở Trung Đông, bao gồm cả Hamas và Hezbollah, Iran, Arab Saudi, Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập.

Ông Netanyahu đã lợi dụng mối quan hệ đặc biệt của mình với ông Trump để nhận được sự nhượng bộ của ông Putin ở Syria, ông tận dụng Nga hết mức và hy vọng Washington với địa vị siêu cường sẽ phát huy sự ảnh hưởng của mình. 

Tổng thống Nga dường như đã nhanh chóng quên rằng hành vi của Israel đã làm cho một máy bay quân sự IL-20 của Nga bị bắn hạ vào tháng 9 năm 2018 khiến 15 người Nga thiệt mạng, ông cũng đã đồng ý thành lập một nhóm hợp tác với Israel để xem xét việc rút quân đội nước ngoài khỏi Syria. Ông cũng mặc nhiên để Israel thường xuyên vi phạm không phận Syria và ném bom không giới hạn vào các mục tiêu của Iran ở Syria. 

Gần đây, điện Kremlin đã yêu cầu Netanyahu hòa giải một cuộc rút quân trên quy mô lớn giữa Hoa Kỳ, Syria và Iran, nhưng vị Thủ tướng Israel không thể không từ chối vì đề xuất kêu gọi dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Iran càng sớm càng tốt.

Mối quan hệ phức tạp 

Đôi khi đây là một trò chơi poker ngoại giao. Đầu tư rất lớn của ông Netanyahu vào mối quan hệ với Nga đến nỗi ông đã bị Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Lindsay Graham nhắc ông phải "vô cùng cẩn thận" vì thỏa thuận được ký giữa Syria và Nga có thể "ảnh hưởng đến lợi ích của Hoa Kỳ".

Tuy nhiên chỉ vài tháng sau, lời cảnh báo của vị thượng nghị sĩ Hoa Kỳ càng trở nên vô nghĩa khi ông ta và ông Netanyahu đứng trên cao nguyên Golan của Syria bị chiếm đóng kêu gọi chính quyền Trump công nhận cao nguyên Golan thuộc về Israel.    

Ông Trump đã rất vui với quá trình này, ông đã bỏ qua luật pháp quốc tế và các chính sách truyền thống của Mỹ. Đáp lại, ông Putin đã không có bất kỳ hành động nào trong cuộc gặp thượng đỉnh cuối cùng với Netanyahu. Nga có thể cần một số sự theo đuổi nhưng ông Netanyahu không thể tìm đâu ra một đối tác tốt hơn Nhà Trắng. Ông Trump hoàn toàn chấp nhận lập trường của Israel về Iran cùng với sự chiếm đóng của Jerusalem ở cao nguyên Golan. 

Tiếp theo là ở Bờ Tây. Cách đây không lâu, ông Netanyahu đã hứa rằng nếu thắng cử, ông sẽ bắt đầu sáp nhập các vùng lãnh thổ chiếm đóng của Palestine. Một lần nữa, ông Trump lại ủng hộ lập trường của ông Netanyahu trong khi ông Putin vẫn im lặng.

Tóm lại, cho đến nay, ông Netanyahu đã không để Hoa Kỳ và Nga hợp tác định hình lại Trung Đông nhưng rõ ràng ông đã thành công trong việc đưa ông Trump và ông Putin phục vụ lợi ích của Israel, trong mối quan hệ phức tạp này, không ai có thể hành xử khéo hơn ông Netanyahu.

Nguyễn Đình Thiêm (Theo 'Xinhuanet.com")
.
.
.