Mỹ:

Quan chức CIA có nguy cơ bị truy tố vì bê bối tra tấn

Thứ Năm, 08/01/2015, 13:00
Bàng hoàng và tức giận là những gì mà cộng đồng thế giới cũng như nhiều người dân Mỹ đang trải qua sau khi Ủy ban tình báo Thượng viện Mỹ công bố báo cáo về chương trình tra tấn và thẩm vấn tù nhân là những nghi phạm khủng bố của Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA). Nhiều tổ chức xã hội và nhân quyền trên thế giói còn thậm chí kêu gọi truy tố các quan chức CIA và Mỹ có liên quan đến bê bối này.
Vô nhân tính và ác đc

Khoảng 500 trong tổng số hơn 6.000 trang tài liệu điều tra của uỷ ban tình báo Thượng viện Mỹ nhấn mạnh rằng, hoạt động tra tấn của CIA là "tàn nhẫn trên mức tưởng tượng" và "hoàn toàn thiếu hiệu quả". Ngay trong bản báo cáo tóm tắt dài 480 trang được Chủ tịch uỷ ban tình báo Thượng viện Mỹ Dinane Feinstein công bố ngày 10/12 (theo giờ Việt Nam), các điều tra viên cũng khẳng định rằng, nghi thức giam giữ của CIA hoàn toàn vô nhân tính và ác độc.

Bằng chứng là rất nhiều nghi phạm từng bị giam giữ tại các nhà tù của CIA đều gặp vấn đề về tâm lý, triền miên mất ngủ và thậm chí có người có triệu chứng tâm thần phân liệt hoặc bị ảo giác. Một số tù nhân ở Afghanistan còn bị chết vì mất nhiệt sau khi bị lột trần đến thắt lưng. Báo cáo cũng hé lộ nhiều kỹ thuật thẩm vấn của nhân viên CIA không thể ngờ đến như lột trần tù nhân, bắt họ phải thức liên tục nhiều ngày, bắt nhịn đói, đập người họ vào tường và dìm đầu xuống nước, bị giam riêng rẽ trong bóng tối mịt mùng và phải nghe tiếng nhạc hoặc âm thanh ầm ĩ…

Có lúc, CIA còn phối hợp và áp dụng liên tục các hình thức nêu trên, điển hình là việc trói đứng tù nhân và không cho ngủ trong suốt 180 giờ đồng hồ, hoặc kéo tù nhân bị trói trần truồng khắp trại giam trong khi họ bị bịt mắt và đánh đập. Đài NBC News cho hay, có người bị nhấn nước đến mức gần chết 183 lần…

Tù nhân ở nhà tù Guantanamo đã phải chịu nhiều biện pháp thẩm vấn và tra tấn kinh hoàng.

Đáng chú ý là theo báo cáo của uỷ ban tình báo Thượng viện Mỹ, mặc dù đã phải bỏ ra 80 triệu USD để thuê 2 nhà tâm lý tham vấn cho quá trình thẩm tra, song CIA lại chẳng đạt được kết quả gì cho cuộc chiến chống khủng bố. Cụ thể, thủ đoạn tàn độc này chỉ khiến nhiều tù nhân phải "khai những gì mà người thẩm vấn muốn nghe". Ví dụ về trường hợp Khalid Sheikh Mohammed, kẻ bị nghi vạch ra kế hoạch tấn công khủng bố nhằm vào nước Mỹ ngày 11/9/2001.

Sau nhiều ngày bị tra tấn liên tục, tên này đã khai rằng hắn điều một tên trong mạng lưới khủng bố Al-Qaeda tới Montana tuyển người Mỹ gốc Phi để thực hiện các vụ tấn công khủng bố. Kết quả là thông tin này hoàn toàn bịa đặt. 7/39 người bị CIA gắn mác "đặc biệt nguy hiểm" không cung cấp được bất cứ thông tin tình báo có giá trị nào. Đổi lại, cái mà CIA đạt được chỉ là những lời chỉ trích, thậm chí uy tín của chính phủ cũng bị ảnh hưởng nặng nề kể từ sau khi bê bối tại các nhà tù bí mật của CIA bị phanh phui.

La di mang tính h thng

Theo tin từ hãng Reuters, để hoàn thành báo cáo có tên gọi "Dẫn độ, Giam cầm và Thẩm vấn", uỷ ban tình báo Thượng viện Mỹ đã mất gần 5 năm tiến hành điều tra và thu thập chứng cứ. Trong quá trình đó, theo bà Dianne Feinstein, các nhà điều tra đã bị CIA lừa dối một cách có hệ thống khi khai báo không đầy đủ các hình thức thẩm vấn, hậu quả để lại cho tù nhân và cung cấp những thông tin giả mạo khác.

Cụ thể, CIA thường xuyên cung cấp những thông tin tình báo không đáng tin cậy và nhiều khi chính các quan chức CIA cũng tin tưởng vào những thông tin này và chuyển ngay cho Tổng thống, Nhà Trắng, Quốc hội và thậm chí công bố công khai cho người dân Mỹ. Ít nhất 20 trường hợp mà các quan chức CIA tuyên bố họ phát hiện ra  âm mưu của bọn khủng bố nhờ các phương thức thẩm vấn nói trên thì cả 20 trường hợp này thông tin đều là "không chính xác và đi ngược lại với biên bản thẩm vấn của CIA".

Đây cũng là lý do tại sao cách đây đúng 10 năm tức vào năm 2004, nhiều nghị sĩ Mỹ đã đưa vấn đề CIA thẩm vấn tù nhân ra trước Quốc hội và đề nghị xem xét nhưng đều bị gạt đi do CIA gửi lên những báo cáo sai sự thật. Chỉ đến năm 2011, khi cuộc điều tra được tiến hành mạnh hơn bởi sức ép từ Nhà Trắng và cụ thể là việc Tổng thống Mỹ Barack Obama cho dừng chương trình thẩm vấn, Giám đốc CIA lúc bấy giờ là Leon Panetta mới thừa nhận đã sử dụng các "kỹ thuật thẩm vấn tăng cường" để thu thập những thông tin về nơi ở của trùm khủng bố Osama Bin Laden.

Nguồn tin từ hãng CNN thì khẳng định, nếu không có sức ép từ cộng đồng quốc tế, Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC)  và Liên Hợp Quốc thì cũng khó có khả năng công khai bê bối này. Trước đó, hồi tháng 3, ICRC đã kết luận rằng, cách đối xử của chính quyền Tổng thống George W.Bush với các phần tử tình nghi Al-Qaeda bị giam trong các nhà tù của CIA đã "cấu thành hình thức tra tấn". Còn đại diện đặc biệt của LHQ về chống khủng bố và nhân quyền Ben Emmerson thì cho rằng, việc cho phép thực hiện các hành vi tội ác mang tính hệ thống và vi phạm trắng trợn Luật Nhân quyền quốc tế.

Trong khi đó, ông  Anthony Romero, Giám đốc Liên đoàn Tự do dân sự Mỹ (ACLU) tuyên bố các quan chức chính phủ cho phép thực hiện những hành vi phạm pháp này phải bị trừng phạt và kêu gọi Tổng thống Barack Obama chỉ định một công tố viên đặc biệt nhằm điều tra vai trò của các quan chức chính phủ dính líu đến các vụ tra tấn và cố tình tìm cách che giấu tội ác này.

Chi Anh
.
.
.