Na Uy:

Chống lạm dụng tình dục bằng cách cho phép binh sĩ nam - nữ ăn… ở cùng

Thứ Tư, 03/05/2017, 20:39
Cùng đổ mồ hôi trên thao trường, cùng sống chung và chia sẻ với nhau từng miếng ăn, giấc ngủ đã giúp các chàng trai cô gái trong quân đội Na Uy phát triển lòng bao dung, thấu hiểu và tinh thần đoàn kết.

Cả nam và nữ được huấn luyện chung, ăn chung và ngủ chung trong một nỗ lực của Chính phủ để thực hiện bình đẳng giới trong quân đội. Na Uy là thành viên NATO đầu tiên thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc đối với nữ giới.

Trong mùa hè này, gần một phần ba số lính nghĩa vụ quân sự ở Na Uy sinh năm 1997 là phụ nữ. Theo các nhà chức trách, họ muốn có sự đa dạng trong lực lượng quân đội, điều này cũng mang đến những lợi thế đặc biệt mà phái nữ sẽ làm tốt hơn đàn ông, ví dụ như việc trà trộn để thu thập các thông tin tình báo.

Với mục đích loại bỏ hoàn toàn những khác biệt về giới, Lục quân Na Uy đã xây dựng nên các "doanh trại lưỡng giới".

Theo một số báo cáo, việc sống chung của đàn ông và phụ nữ đã giúp giảm còn 0% các lạm dụng tình dục trong quân đội. Các "doanh trại lưỡng giới" (Unisex-barracks) của Lục quân trong đó 4 nam và 2 nữ sống chung 1 phòng đã được thử nghiệm từ đầu năm 2014 và đem lại những kết quả ngoài mong đợi.

Binh sĩ nam và nữ Na Uy được sinh hoạt cùng phòng.

Ulla-Britt Lilleas, một trong những người khởi xướng chương trình đào tạo cho hay: "Kinh nghiệm đó đã giúp cho các cô gái của chúng ta trở thành những người đàn ông thực sự".

"Tôi đang hướng đến mục tiêu trở nên độc lập hơn, học cách để làm một thành viên hiệu quả trong nhóm, kết bạn với mọi tầng lớp khác nhau trong cuộc sống. Đó là những nền tảng tốt để giúp tôi trưởng thành" - Một nữ quân nhân chia sẻ.

Trong Thế chiến I, Na Uy là một nước trung lập, cũng tìm cách tuyên bố trung lập trong Thế chiến II, nhưng đã bị các lực lượng Đức xâm lược  ngày 9/4/1940.

Quốc gia Bắc Âu không hề chuẩn bị cho một cuộc tấn công bất ngờ như vậy của Đức, nhưng các cuộc kháng cự quân sự vẫn diễn ra trong hai tháng, lâu hơn bất kỳ một quốc gia nào bị người Đức xâm lược, ngoại trừ Liên bang Xôviết dù dân số Na Uy lúc đó chỉ khoảng 3 triệu người, hiện nay khoảng 4,5 triệu.

Sau thế chiến II, châu Âu được giải phóng, những thành viên đảng Dân chủ xã hội lên nắm quyền và lãnh đạo quốc gia trong hầu hết thời gian cuộc chiến tranh Lạnh. Na Uy đã gia nhập NATO năm 1949, và trở thành một đồng minh thân cận của Hoa Kỳ cùng Anh, Đức, Pháp...

Vào tháng 12 hằng năm, Na Uy tặng một cây thông Noel cho Anh Quốc, để cảm ơn sự hỗ trợ của nước này trong Thế chiến II. Một buổi lễ dựng cây diễn ra tại Quảng trường Trafalgar.

Na Uy tham gia lực lượng phản ứng nhanh của NATO ở Trung Đông, ủng hộ Mỹ trong hầu hết các vấn đề quốc tế. Cùng với các nước Bắc Âu khác, Na Uy chủ trương cải tổ Liên hiệp quốc, trong đó có Hội đồng Bảo an nhằm đảm bảo dân chủ và quyền bình đẳng giữa các nước thành viên Liên hiệp quốc.

Quốc gia nhỏ bé đang thực hiện kế hoạch điều chỉnh quan hệ đối ngoại, tập trung nguồn lực nhiều hơn trong quan hệ với các nước mới nổi (BRIC) gồm có Brasil, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm tận dụng nguồn lực phát triển của các nước này.

Cuộc sống khá thoải mái và ít khi có chuyện lạm dụng.

Bộ trưởng Quốc phòng Na Uy Ine Eriksen Soreide vừa cho biết, nước này sẽ tái cơ cấu quân đội để có thể ứng phó nhanh hơn trước cái mà bà Soreide gọi là 'sự gây hấn bên ngoài'.

Bà Soreide cho biết, một số nước gần đây đã mở cửa trở lại các căn cứ quân sự ở phía Bắc nước này. Những căn cứ này đã bị đóng cửa sau chiến tranh Lạnh, theo tờ The Guardian (Anh).

Vài nước đồng thời cũng tăng cường điều động máy bay quân sự bay áp sát không phận Na Uy trong thời gian gần đây, bà Soreide trả lời phỏng vấn tờ The Guardian nhân chuyến thăm thủ đô London, Anh.

"Những máy bay này xâm phạm không phận chúng tôi như những gì đang xảy ra ở các nước Baltic. Chúng xâm phạm không phận các nước Baltic nhiều lần", bà Soreide nói, đồng thời cho biết Na Uy sẽ tăng cường hợp tác với ba nước Baltic là Estonia, Latvia và Lithuania.

Lai-Linh (tổng hợp)
.
.
.