Nhân loại tận thế vì phóng xạ

Thứ Sáu, 20/07/2012, 15:36

Khi con người tiếp xúc với bụi phóng xạ có thể để lại một chuỗi các ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe của bản thân. Bức xạ cũng tàn phá nguồn cung Glutathione của cơ thể, do đó ảnh hưởng đến các mô và cơ phận của chúng ta.

Bụi bức xạ bao trùm khắp thế giới

Bức xạ từ thảm họa Fukushima đã lan khắp toàn cầu, phần lớn bụi phóng xạ đã lan vào bầu khí quyển tại Alaska, Canada, duyên hải Tây Bắc Thái Bình Dương của Mỹ, duyên hải Tây Mỹ và vùng Trung Tây Mỹ. Tuy nhiên nhiễm độc bức xạ từ Fukushima hiện đã được phát hiện tại Châu Âu và thậm chí là cả Nam bán cầu. Một bản đồ bụi phóng xạ cho thấy sự lắng đọng của nó trên một khu vực địa lý khổng lồ. Sự tăng đột biến bức xạ là kết quả từ Fukushima.

Theo hướng gió từ Nhật Bản, những vùng này nhiễm đáng kể Plutonium và Uranium. Và thậm chí là các khu vực cạnh kề như Guam, Hawaii, Alaska và California. Mức độ Plutonium ở Guam cao gấp 78 lần, uranium cao gấp 6 lần. Các hạt năng lượng hạt nhân rơi xuống đất khá nhanh chóng và ngày càng lan rộng ra. Người dân Nhật đang hấp thụ bụi bức xạ hạt nhân nhiều hơn từ không khí, nước và thực phẩm.

TEPCO, tập đoàn điện lực của Nhật Bản tuyên bố rằng tại tầng hầm của lò phản ứng số 1 đang có mức độ ô nhiễm bức xạ cực cao. TEPCO đã lấy các mẫu bụi phóng xạ trong tầng hầm này và phát hiện rằng các mức độ bức xạ trên mặt nước phóng xạ đã đạt tới 10.300 millisievert/giờ, mức độ này có thể làm chết người trong vòng một thời gian ngắn sau khi hít phải chỉ trong vài phút. Riêng các công nhân làm việc tại đây sẽ bị chết trong vòng 20 giây một khi hít phải.

"Không cho phép công nhân làm việc tại đó và chúng tôi sử dụng rôbốt để phá hủy nó", đại diện TEPCO cho biết. Nhà điều hành Fukushima cho biết mức độ bức xạ đã cao gấp 10 lần hơn các lò phản ứng số 2 và 3. Bụi phóng xạ từ Fukushima hiện đã bao phủ toàn bộ Bắc bán cầu trong vòng 12-15 ngày sau thảm hoạ.

Một trạm giám sát ở Băng Đảo phát hiện đồng vị phóng xạ đã vươn tới Châu Âu vào ngày 20/3/2011. Trong vòng 4 tuần đầu tiên, các vật liệu phóng xạ vẫn còn giới hạn ở Bắc bán cầu và được phát hiện ở Australia, Fiji, Malaysia và Papua New Guinea và bay đến Nam bán cầu.

Trong vòng 2 tuần, toàn bộ khí quyển tại Bắc bán cầu đã bị ảnh hưởng. Bụi phóng xạ đã vươn tới phía Đông nước Nga (ngày 14/3/2011) và vượt Thái Bình Dương để tiến đến lục địa Bắc Mỹ sang Châu Âu và Trung Á. Theo Trung tâm Thông tin tài nguyên hạt nhân (NIRS), hỗn hợp nhiên liệu Plutonium-Uranium hiện đã vượt xa độ nguy hiểm hơn Uranium được làm giàu (1mg MOX có độ độc hại gấp 2 triệu mg so với Uranium làm giàu thông thường.

Vào ngày 14/3/2011, đơn vị số 3 của lò phản ứng Fukushima phát nổ đã đẩy một luồng khói khổng lồ vào bầu khí quyển. Lò phản ứng hạt nhân đặc biệt này có chứa các thanh nhiên liệu MOX. Kế hoạch MOX là thành phần then chốt trong chu kỳ sản xuất hạt nhân của người Nhật và dự kiến sẽ tái cho phép sử dụng nhiên liệu đã dùng, kết quả là một chu kỳ khép kín. Tuy nhiên việc tái chế hoá ra tốn kém hơn so với việc đơn giản là xử lý nhiên liệu bằng cách chôn nó.

Một thực tế rằng trong khi ngành công nghiệp hạt nhân Nhật Bản đang sở hữu nhiên liệu cực độc MOX thì thứ nhiên liệu này đã bị cấm sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới có sử dụng năng lượng hạt nhân. Hơn 1/3 nước Anh hiện vẫn đang nhiễm độc phóng xạ từ thảm họa Chernobyl cách đây 2 thập niên và trẻ em Anh đang đối mặt với bệnh ung thư từ sự kiện này. Một cuộc điều tra ở London vào ngày 22/4/2006 đã cho thấy rằng ít nhất 34% nước Anh đang duy trì lượng phóng xạ trong nhiều thế kỷ qua. Ở Anh, khoảng 81.000km2 chủ yếu ở Bắc Ireland, Scotland, xứ Wales và Tây nước Anh hiện có mức độ bức xạ trên 4.000 Bequerel/m2. Báo cáo cũng nói rằng hàm lượng phóng xạ Caesium sẽ "giảm dần trong vòng vài trăm năm tới".

Sức khỏe nhân loại bị ảnh hưởng trầm trọng

Khi con người tiếp xúc với bụi phóng xạ có thể để lại một chuỗi các ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe của bản thân. Bức xạ cũng tàn phá nguồn cung Glutathione của cơ thể, do đó ảnh hưởng đến các mô và cơ phận của chúng ta. Sự cố Chernobyl là một thảm họa nhân đạo lớn mà hậu quả là đã gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe mà cho đến nay vẫn còn chưa được thừa nhận đầy đủ.

Hầu hết các phân tích y khoa đã cho thấy thảm họa này đã để lại những căn bệnh trầm kha như ung thư tuyến giáp, bệnh bạch cầu, bệnh miễn dịch và bệnh lý tự miễn dịch, sự gia tăng bệnh đái tháo đường tuýp 1 - một căn bệnh liên quan đến hệ miễn dịch - được nhìn thấy trong cộng đồng những người sống sót từ thảm họa nổ bom nguyên tử ở Hiroshima. Các cuộc nghiên cứu cũng chỉ ra rằng Thymectomy và một liều phụ bức xạ Gamma gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1 ở chuột.

Tiến sĩ Herman Muller, người đã nhận giải thưởng Nobel cho dự án của mình, lên tiếng cảnh báo rằng nhân loại đang hàng ngày, hàng giờ tiếp xúc với "bức xạ liều thấp" và có rất ít cơ hội để sống trường thọ khi mà các thế hệ sau đó sẽ bị tổn hạ không nhỏ về mặt di truyền. Tiến sĩ Herman Muller lưu ý: "Sự lan rộng và tích lũy thậm chí là các đột biến di truyền nhỏ nhất qua các thế hệ gia đình đã gây ra chứng dị ứng, bệnh hen suyễn, trẻ vị thành niên mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, viêm khớp, các điều kiện cholesterol cao trong máu và các khuyết tật về cơ bắp và xương"

Hải Thanh (theo WorldPress)
.
.
.