Nữ "cảnh sát" đào tẩu, phơi bày sự thật về IS

Thứ Tư, 12/11/2014, 12:00

Chậm rãi vén tấm mạng che mặt niqad, để lộ khuôn mặt trái xoan trẻ đẹp. Đôi mắt nâu mở to chất chứa lo âu, càng hiện rõ dưới cặp lông mày đẹp như liễu rủ…Cô tự gọi mình "Khadija", đó không phải là tên thật của cô, bởi vì cô đã bị xăm nhận dạng. Dù cố trấn tĩnh, nhưng toàn thân run rẩy khi trả lời phỏng vấn báo chí Mỹ cho thấy cô đang lo lắng…

Hành trình tr thành "n cnh sát" ca mt cô giáo tiu hc Syria

Sinh ra và lớn lên ở Syria, gia đình Khadija đã đảm bảo cho cô được ăn học đầy đủ. Cô tốt nghiệp đại học, từng làm giáo viên tiểu học.

Cô thành thật trải lòng cho biết bản thân đã bị một đối tượng người Tunisa mà cô gặp trên mạng Internet bỏ "bùa mê" nhờ tài khua môi múa mép của hắn. Thế rồi dần dần hắn dụ cô gia nhập tổ chức IS. Hắn nói với cô IS không phải là một tổ chức khủng bố như người ta vẫn thường nghĩ.

"Chúng tôi sẽ thực hành đúng giáo luật Islam [Thiên chúa Tối cao]. Bây giờ, chúng tôi đang trong tình trạng chiến tranh, một giai đoạn cần phải giữ vững đất nước, vì vậy chúng tôi phải cứng rắn," hắn dùng xảo ngôn để biện hộ cho những hành vi khủng bố đồng thời "ru ngủ" cô giáo trẻ. Thậm chí, để củng cố lòng tin, phần tử cực đoan IS còn hứa sẽ kết hôn với Khadija

"Tôi đã liên lạc với bà chị họ, và bà ấy bảo "em có thể gia nhập Lữ đoàn Khansa'a để làm việc cùng nhau. Bà ấy sống ở Raqqa cùng chồng, thành viên IS. Lữ đoàn này là đơn vị "cảnh sát mặt sắt, tim lạnh" của IS.

Sau khi dụ dỗ thành công, Lữ đoàn Khansa'a đã "nồng nhiệt chào đón" Khadija cùng người chị họ.

Hối hận và khuyên can những cô gái khác không nên nhẹ dạ cả tin

Khi cuộc nội chiến Syria bắt đầu hơn 3 năm 6 tháng trước. Khadija hòa vào dòng người bắt đầu tham gia biểu tình "ôn hòa" phản đối chính phủ Tổng thống Bashar al Assad.

Khadija (áo đen, che kín mặt) trả lời phỏng vấn truyền thông Mỹ.

Nhưng đó cũng là lúc bất ổn Syria dần chìm vào vòng xoáy bạo lực, cô cay đắng thừa nhận để mất đi linh hồn cũng như đạo đức làm người của mình.

Vâng, điều tồi tệ của cô giáo Khadija là gia nhập Lữ đoàn Khansa'a,  một đơn vị "cảnh sát" có khoảng 25-30 phần "biên chế" nữ và được giao nhiệm vụ tuần tra trên khắp mọi cung đường của thành phố Raqqa để kiểm tra phụ nữ địa phương phải mặc quần áo phù hợp với qui định của "nhà nước" tự xưng.

Tất cả những người phụ nữ ở thành phố đều không được phép để lộ ánh mắt. Những ai vi phạm luật này đều bị đánh roi.

Khadija được huấn luyện để dọn vệ sinh, sau đó tháo gỡ vật liệu nổ và sử dụng vũ khí sát thương. Cô được trả 200 USD/tháng và nhận khẩu phần ăn theo qui định.

Gia đình quá đau xót khi biết Khadija mắc sai lầm, nhưng bất lực không thể ngăn chặn. Mẹ của cô từng cố cảnh cáo con gái.

Lúc đầu, Khadija không hề để ý đến lời cảnh báo của mẹ, bởi cô bị lú lẫn với cảm giác quyền lực. Nhưng cuối cùng, cô bắt đầu tự đặt ra câu hỏi cho bản thân về các nguyên tắc của "nhà nước" do các phần tử khủng bố IS tự dựng lên.

Và hình ảnh đẹp như mơ về IS trong cô bắt đầu sụp đổ. Ám ảnh tâm trí cô là hình ảnh mà cô thấy trên Internet về một nam thiếu niên 16 tuổi bị xử tử trên thập ác vì tội hiếp dâm. Cô rất sốc khi biết đến hành vi độc ác như vậy. "Điều kinh khủng nhất mà tôi được chứng kiến là đầu cậu trai đó rơi xuống trước mắt tôi," Khadija nói, giọng run lẩy bẩy.

Vị chỉ huy ép nộp hôn thú, Khadija đã tìm cách khất lần, rồi khéo léo bí mật đào tẩu. Cô đã trốn sang Thổ Nhĩ Kỳ chỉ vài ngày trước khi liên quân do Mỹ chỉ huy không kích tiêu diệt IS.  Tuy nhiên, hiện nay cô rất lo lắng bởi gia đình vẫn còn ở Syria.

Hối hận vì lỗi lầm gia nhập tổ chức khủng bố IS, giờ đây cô luôn thận trọng với sự thay đổi bất ngờ. "Tôi không muốn có bất kỳ ai khác bị chúng lừa mị. Có rất nhiều cô gái lầm tưởng bọn chúng là những người Islam chân chính", Khadija bóc trần bộ mặt giả dối của tổ chức khủng bố IS và gửi lời cảnh báo đến những cô gái theo Islam giáo chớ tin vào những lời đường mật để rồi sẽ gặp bất hạnh không lối thoát

Phạm Trúc
.
.
.