Nước Mỹ lo ngại nạn tiền giả lưu hành

Thứ Sáu, 06/11/2020, 07:53
Nói về những tên tội phạm đứng đằng sau xưởng in tiền này, ông Alfonso Arellano, Giám đốc cảnh sát Colombia than thở: "Điều duy nhất tôi có thể cho mọi người biết là tiền giả in ở đây giống hệt như đôla thật, những tên tội phạm làm tiền giả này thậm chí được gọi là thiên tài của Colombia, có điều không may là tài năng của bọn họ lại sử dụng để làm việc xấu".


Ngày 18 tháng 10 năm 1999, Colombia và Hoa Kỳ cùng thông báo rằng trong một năm rưỡi qua, cảnh sát liên hợp của hai nước đã phá vụ án tiền giả lớn nhất thế giới, bọn tội phạm đã in ấn gần một tỷ đôla Mỹ tiền giả, trong đó hàng triệu đôla đã được tung vào châu Âu và Hoa kỳ, ban đầu một số lượng lớn tiền giả định tung vào Ecuador vào tháng 9. Nếu cảnh sát không phát hiện kịp thời thì nền kinh tế của Ecuador sẽ phải chịu một sự tàn phá nặng nề và sức mạnh của đồng đôla Mỹ cũng bị thiệt hại rất lớn.

Trình độ hiện đại hóa in tiền làm cho các phóng viên phải sững sờ

Theo yêu cầu của các phóng viên báo chí nước ngoài ở Bogota: trong đêm, cảnh sát Colombia đã dùng trực thăng đưa các phóng viên đến xưởng in tiền giả ở thị trấn miền núi Versailles phía tây Colombia. Nếu không tận mắt trực tiếp nhìn thấy thì không ai có thể tin rằng ở thị trấn nhỏ bé miền núi  chỉ có chuối và cà phê lại có một công xưởng có thể tạo ra hàng ngàn hoặc thậm chí hàng trăm triệu đôla Mỹ tiền giả.

Tờ tiền 20 đôla giả.

Khi đến nơi phóng viên các hãng truyền thông lớn như tin AP, Reuters và Agence France-Presse đã vô cùng kinh ngạc về trình độ tiên tiến và khả năng ẩn giấu của nhà máy in tiền giả: Cả vùng núi Andean chỉ là một màu xanh ngút ngàn của rừng chuối và không thấy một điều gì đáng ngờ.

Khi các phóng viên nhìn nhau hỏi vậy cuối cùng thì nhà máy in tiền giả ở chỗ nào, cảnh sát dẫn các phóng viên đến một bụi chuối rậm rạp ở chân núi và nếu chỉ vô tình đi qua bụi chuối trước mặt sẽ thấy một bức tường bằng đất. Nếu không chú ý nhìn thì đứng trước bụi chuối hai mét cũng không hề nhìn thấy bức tường đất đó.

Đằng sau bức tường đất là một hang động lớn, sâu khoảng 20m, rộng 15m, thông qua 3 lần cửa sắt được ngụy trang giống như đất đá, hiện ra một công xưởng hiện đại. Trên trần đèn huỳnh quang sáng như ban ngày, ở giữa động là mấy cỗ máy in tiền loại tiên tiến nhất hiện nay, trên tường treo những bản quy định nghiêm ngặt về quy trình bảo mật và in ấn, trên những cái bàn bày từng xếp tiền giả đã in xong, xung quanh chất đầy giấy in tiền và vật liệu in tiền, ngoài ra trong động còn lắp đặt một hệ thống thông gió và điều hòa nhiệt độ và độ ẩm.

Một sĩ quan cảnh sát ấn cái nút màu xanh trên một cái máy và nó lập tức hoạt động ngay, từ trong cái máy in nhả ra nhưng tờ 100 đôla, các phóng viên có mặt đều sững sờ đứng nhìn.     

Ông chủ của nhà máy là nhà sản xuất tiền giả hàng đầu ở Colombia

Hiện nay, điều quan tâm nhất của các phóng viên là làm thế nào mà các đặc vụ Mỹ và cảnh sát Colombia phá được vụ án in tiền giả này? Ai là người đứng sau việc in tiền giả này và đã bị cảnh sát bắt chưa?

Nói về những tên tội phạm đứng đằng sau xưởng in tiền này, ông Alfonso Arellano, Giám đốc cảnh sát Colombia than thở: "Điều duy nhất tôi có thể cho mọi người biết là tiền giả in ở đây giống hệt như đôla thật, những tên tội phạm làm tiền giả này thậm chí được gọi là thiên tài của Colombia, có điều không may là tài năng của bọn họ lại sử dụng để làm việc xấu".

Ông Arellano tiếp tục nói: "Đây là một vụ án làm giả đồng đôla Mỹ rất không bình thường, sự ẩn giấu đằng sau là một tập đoàn tội phạm cũng không bình thường, có thể tìm được tất cả các thiết bị cần thiết để in tiền giả ở trong cái hang động này. Hãy chưa nói đến kỹ thuật in tiền giả, ta thấy trình độ kiến trúc ở trong hang động này thuộc trình độ cao mà các công ty xây dựng phổ thông không thể làm được, cho nên tập đoàn tội phạm này khẳng định cũng là không bình thường".

Viên tướng Arellano tiết lộ rằng kẻ đứng đằng sau giật dây cho việc làm tiền giả là Minor Seppur, một người làm tiền giả nổi tiếng ở Colombia, hắn đã bị đặc vụ Mỹ bí mật theo dõi trong 20 năm qua. Một người giấu tên cho biết, cảnh sát và đặc vụ Mỹ coi Seppur Radar là người làm tiền giả số 1 ở Colombia. Năm 1998, Seppur Radar do làm tiền đôla Mỹ giả và tiền xu Tây Ban Nha giả đã bị chính quyền Colombia giam giữ cho đến tháng 6 mới được ra tù nhưng với tình hình hiện nay Seppur Radar dù ở trong tù vẫn không thể quên được cái ngón nghề của hắn.    

Thông qua việc điều tra các tập đoàn tội phạm, viên tướng Arellano nói rằng: hơn 100 cảnh sát Colombia phối hợp với các đặc vụ Mỹ đã mất hơn một năm bí mật theo dấu toàn bộ quá trình lưu thông của những đồng tiền giả, cuối cùng cảnh sát mới đột nhập được vào nội bộ bọn tội phạm và phát hiện ra xưởng in tiền này. Khi cảnh sát vũ trang Colombia đột kích vào đây, họ chỉ phát hiện được có một người tên là Giraldo Adila nhưng anh ta chỉ là con tốt của tập đoàn tội phạm này cho nên vấn đề mấu chốt là truy bắt Seppur Radar.  

Sự rối loạn của tiền giả không chỉ làm ảnh hưởng trật tự tài chính 

Vậy có bao nhiêu đôla tiền giả Mỹ đã được in ra từ xưởng in quy mô này? Theo ước tính của cảnh sát Colombia là khoảng hơn mười triệu đôla Mỹ nhưng theo sự  tính toán của phía cảnh sát Mỹ thì khủng khiếp hơn nhiều, cảnh sát Mỹ cho rằng xưởng này đã in không dưới một tỷ đôla tiền giả. Sự tính toán của cảnh sát Mỹ là tương đối có lý bởi vì căn cứ vào quan sát hiện trường, xưởng này đã vận hành được hai năm, các mệnh giá đồng tiền được in chủ yếu là đồng 100, 50 và 20 đôla, mỗi tuần xưởng có thể in được 3 triệu đôla.

Tiền đôla giả thu được của bọn tội phạm.

Những đồng tiền giả này có thể hủy hoại trật tự tài chính của nhiều quốc gia. Chuyên gia về tiền tệ của Mỹ đã chỉ ra rằng những đồng tiền giả in ở đây về mặt kỹ thuật là rất tinh tế, thoạt nhìn thì không thể biết đây là tiền giả, những người có kiến thức phổ thông thì lại càng khó phân biệt chúng, tuy nhiên các chuyên gia thì có thể phân biệt được ngay về kỹ thuật in vẫn còn thô nhưng với những người dân bình thường thì là một việc khó khăn vì đồng tiền giả mà lại tinh tế như vậy.

Điều càng nguy hiểm hơn khi những đồng tiền giả này được lén lút đưa vào đất nước Ecuador vì quốc gia này vừa mới bắt đầu coi đồng đôla Mỹ là đồng tiền lưu thông chính từ tháng 9 cho nên đa số nhân dân không có khả năng phân biệt tiền thật, tiền giả.       

Khi nói về vụ án tiền giả lớn nhất vừa được phá này, đại sứ Mỹ tại Colombia tiết lộ: Quốc gia nhỏ bé châu Mỹ La tinh trên thực tế đã nổi tiếng nhất thế giới về việc buôn bán ma túy, bây giờ lại nổi tiếng nhất thế giới về việc in tiền giả. Một phần ba số tiền giả đang được lưu thông trên nước Mỹ có nguồn gốc từ Colombia.

Từ năm 1985, Hoa Kỳ đã tịch thu được 22 triệu đôla tiền giả của các tập đoàn tội phạm Colombia. Vị đại sứ Mỹ tỏ ra lo lắng rằng, từ việc phá vụ án tiền giả lớn này đối với hai nước mà nói nó sẽ có một gánh nặng khác đè lên vai. Trước đó, Quốc hội Mỹ yêu cầu Chính phủ làm thế nào phối hợp hành động với cảnh sát Colombia trong cuộc chiến chống tội phạm ma túy và bây giờ lại phải đối mặt như thế nào với vấn đề tiền giả nghiêm trọng và chắc chắn sự hợp tác giữa hai nước càng phải chặt chẽ hơn.  

Theo các nguồn tin, hiện nay số lượng tiền đôla Mỹ giả đang lưu hành trên thị trường toàn cầu rất lớn. Năm 2015, tiền đôla giả được phát hiện đã vượt quá 100 triệu đôla.

Các chuyên gia của ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ đã tiến hành một cuộc khảo sát cho thấy số tiền giả bị tịch thu ở trong nước Mỹ năm 2015 là 29,9 triệu đôla và tiền đôla giả tịch thu ở bên ngoài nước Mỹ là 79,6 triệu đôla, các quốc gia có tiền giả nhiều nhất là Ý, Nam Phi, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ. 

Cuộc khảo sát còn cho thấy không chỉ người Hoa Kỳ in tiền giả mà các quốc gia khác cũng in tiền đôla giả, trong đó có Colombia, Nam Phi và Đảo Sip in nhiều đôla tiền giả.

Theo số liệu của ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ cung cấp, tổng lượng tiền giấy đôla Mỹ đang lưu hành trên toàn thế giới đã vượt quá 500 tỷ đôla, trong đó có 250 đến 350 tỷ đôla đang lưu hành ngoài Hoa Kỳ, chiếm từ 50 đến 70% lượng tiền đang lưu hành.

Nguyễn Thiêm (Theo "Xinhuanet.com")
.
.
.