Pháp đã tìm thấy máy bay mất tích như thế nào?

Thứ Năm, 10/04/2014, 11:08
Vụ mất tính bí ẩn của chiếc máy bay Boeing 777-200ER số hiệu MH370 vẫn đang gây bàng hoàng dư luận và làm đau đầu giới chức trách, khiến chúng ta hồi tưởng đến vụ tai nạn của chiếc máy bay Airbus 330-200 mang số hiệu AF447 của hãng hàng không Pháp Air France bay từ Rio de Janeiro (Brazil) đến Paris (Pháp). Chiếc máy bay này đâm xuống Đại Tây Dương vào ngày 1/6/2009 khiến toàn bộ 228 hành khách và thành viên phi hành đoàn thiệt mạng. Vụ tai nạn này được cho là thảm khốc nhất trong suốt 75 năm thành lập của hãng Air France.

Vụ tai nạn bí ẩn

Những nhận định sơ bộ ban đầu của giới chức trách cho rằng chiếc máy bay này bị rơi do gặp phải một cơn bão lớn khi bay qua Đại Tây Dương. Trả lời phỏng vấn với Sky News, Thủ tướng Gordon Brown cho biết: "Tôi lo sợ có thể có một số công dân Anh trên máy bay”… "Chúng tôi đang tiến hành tất cả những biện pháp kiểm tra cần thiết".

Giám đốc điều hành Air France, Pierre-Henri Gourgeon, phát biểu tại một cuộc họp báo: "Chúng tôi rất có thể đang phải đối mặt với một thảm hoạ hàng không khủng khiếp nhất”. Ông cho biết chiếc máy bay đã đi qua một cơn bão với những biến động mạnh vào khoảng 3 giờ sáng (giờ Anh). Một tin nhắn tự động được gửi đến 14 phút sau đó thông báo rằng hệ thống điện đã bị hỏng. Theo ông Francoise Brousse, một phát ngôn viên của hãng, một số cơ chế của chiếc máy bay đã gặp trục trặc khiến nó không thể bắt liên lạc với bộ điều khiển không lưu.

Ông Jean-Louis Borloo, quan chức cấp cap Nội các Pháp khẳng định: “Tính đến thời điểm hiện tại, có lẽ chiếc máy bay đã cạn kiệt dầu hoả dự trữ… Đáng buồn thay, chúng ta phải dự tính trước những kết cục bi thảm nhất.” Ông cho biết thêm rằng, chiếc máy bay đột ngột biến mất trên cả hai màn hình radar quân sự và dân sự. Giả thiết cho rằng. liệu việc tín hiệu của AF447 biến mất đột ngột có phải là do radar lỗi nhưng Info Paris tiết lộ, khả năng mất tín hiệu do màn hình radar bị lỗi đường truyền là cực kì khó xảy ra. Chuyên gia hàng không Chris Yates trả lời phỏng vấn đài BBC: “Do khoảng cách về địa lí mà sóng radar không thể phủ tới Đại Tây Dương, nhưng việc máy bay mất tín hiệu trên màn hình radar khi đang ở gần đất liền rất đáng quan tâm”. Ông cũng khẳng định một khi chiếc máy bay rơi xuống biển thì hi vọng sống sót không nhiều. Điều kì lạ là vào giữa ngày gặp nạn, thậm chí 1 tiếng sau thông báo về vụ mất tích, thông tin về chuyến bay AF447 vẫn xuất hiện trên màn hình thông báo giờ đến với dòng chữ “hoãn chuyến” và mới được gỡ xuống vào lúc 1 giờ chiều.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Pháp, ông Hervé Morin nhận định: “Chúng tôi không loại trừ khả năng đây là một hành động khủng bố nhắm vào các nước phương Tây, nhưng lúc này chúng tôi chưa có bất cứ bằng chứng nào cả”.

Hành trình tìm kiếm gian nan và nguyên nhân thực sự

Ngay trong đêm, một số máy bay quân sự Brazil đã rời Rio de Janeiro vào lúc 11 giờ (giờ Anh) để tham gia vào công tác tìm kiếm chiếc máy bay AF447. Sau đó, máy bay quân sự của Pháp cất cánh từ Senegal (Tây Phi) cũng nhập cuộc tìm kiếm. Các quan chức lực lượng không quân Brazil cho biết  một cuộc tìm kiếm đang diễn ra gần đảo Fernando de Noronha, khoảng 1500 dặm về phía đông bắc Rio, song theo một nguồn tin từ hãng Air France thì “không có bất kì hi vọng sống sót nào” cho hành khách và phi hành đoàn.

Sau vài giờ tìm kiếm ở Đại Tây Dương, máy bay quân sự Brazil đã phát hiện một dải các mảnh vỡ kéo dài 3 dặm được xác nhận là của chiếc máy bay AF447. Nelson Jobim, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Brazil cho biết các mảnh vỡ đó gồm những mảnh kim loại và phi kim loại. Ngoài ra, không có thi thể hành khách nào được tìm thấy mặc dù họ được cho là đã chết.

Sáng sớm 2/6/2009, các phi công lực lượng không quân đã thấy những vật thể kim loại màu trắng, ghế ngồi máy bay, một chiếc phao cứu hộ màu cam và những vệt nhiên liệu máy bay loang trên mặt biển khoảng 400 dặm về phía bắc quần đảo, nhưng không có dấu hiệu của bất kì ai sống sót. Hai tàu thương mại lớn đã đến tham gia điều tra và các tàu hải quân Pháp cũng đã được điều động hỗ trợ. Quân đội Pháp cho biết, chưa thể đưa ra bất cứ khẳng định nào cho đến khi toàn bộ các mảnh vỡ được phục hồi và nghiên cứu.

Ông Borloo cho rằng cuộc tìm kiếm chẳng khác nào đang chạy đua với thời gian, đặc biệt là tìm kiếm hộp đen của máy bay. Ông cũng cảnh báo rằng chiếc hộp đen chỉ có thể phát ra tín hiệu trong 30 ngày, trong khi đó khu vực tìm kiếm ở Đại Tây Dương lại quá rộng và quá sâu (3.000 đến 6.000 mét), cộng thêm tác động của những dòng hải lưu mạnh, rất có thể sẽ chẳng bao giờ tìm được chiếc hộp đen đó.

Mảnh vỡ của máy bay AF447 chứng minh máy bay không bị nổ khi đâm xuống Đại Tây Dương.

Trong lúc cuộc tìm kiếm quy mô lớn đang diễn ra, các chuyên gia tiếp tục đưa ra những nguyên nhân lý giải, hãng truyền thông Brazil đưa tin rằng tính đến thời điểm tín hiệu liên lạc bị mất, dựa vào tốc độ của chiếc máy bay, nó chắc hẳn đã bay qua hải phận Brazil và đến gần bờ biển Châu Phi. Nguồn tin của hãng này cũng chia sẻ: “Sẽ mất nhiều thời gian để tìm kiếm và rồi có thể là một kết cục buồn sau cuộc tìm kiếm này. Hộp đen của chiếc máy bay có thể đã chìm sâu dưới đáy biển”.

Không những phải nỗ lực tìm kiếm, giới chức trách còn phải trấn an gia đình những nạn nhân trên chuyến bay AF447, những người đã túc trực tại sân bay Charles de Gaulle II để nghe ngóng tin tức về những người thân của mình. Họ được đưa vào khu vực cách ly, tránh giới báo chí và được tư vấn bởi nhân viên sân bay. Tuy nhiên, tin tức hạn chế từ những cuộc tìm kiếm vẫn dấy lên nỗi lo âu, tuyệt vọng.

Cuộc tìm kiếm kéo dài 2 năm trời, cuối cùng đến đầu năm 2011, chiếc hộp đen của máy bay AF447 cũng được tìm thấy – một thành công lớn sau những nỗ lực tưởng chừng vô vọng. Cơ quan điều tra tai nạn hàng không Pháp (BEA) đã đưa một tàu ngầm thăm dò độ sâu 3.900 mét dưới bề mặt đại dương. Theo như báo cáo hình ảnh gửi từ tàu Ile de Sein (tham gia hỗ trợ), máy ghi âm là một hình trụ màu đỏ vùi sâu trong lớp cát dưới đáy biển và vẫn đang ở tình trạng tốt. Tuy nhiên, các chuyên gia BEA cảnh báo rằng các bản ghi âm có thể không sử dụng được bởi chúng đã phải chịu những tác động môi trường trong một thời gian dài. Tháng trước, BEA đã thông báo rằng, cuộc tìm kiếm dưới đáy biển đã phát hiện được một chiếc “khung gầm” cố định máy ghi âm nhưng bộ phận ghi âm lại được tìm thấy gần đó. Như vậy máy ghi âm – chiếc “hộp đen” thứ nhất lưu trữ những dữ liệu kĩ thuật của một chuyến bay đã được tìm thấy, song chiếc hộp đen thứ hai ghi lại những cuộc trò chuyện trong buồng lái vẫn chưa được tìm thấy.

3 tháng sau, ngoài khơi bờ biển bắc Brazil, các điều tra viên tàu Alucia, con tàu khởi hành vào ngày 22/3, đã tìm thấy những mảnh vỡ cho thấy chiếc máy bay đã không bị nổ sau khi lao xuống biển. Cách mực nước biển khoảng 4.000 mét, một cặp bánh xe, hai động cơ và một phần thân máy bay vẫn còn nguyên vẹn. Tiếp đó khi tàu ngầm robot Remus quét qua đống đổ nát ngập nước, những hình ảnh đau lòng hiện ra – thi thể của những hành khách năm xưa, một số vẫn còn ngồi trên ghế của họ. Thông tin này ngay lập tức được truyền về Paris, bà Nathalie Kosciusko-Morizet, Bộ trưởng Bộ Sinh thái và Giao thông vận tải cho biết, Pháp sẽ bắt đầu tiến hành vớt những mảnh xác máy bay cùng với thi thể của những nạn nhân, đồng thời tiếp tục tìm kiếm hộp đen để tìm ra nguyên nhân thực sự của vụ tai nạn này. Theo điều tra, trước khi lao xuống biển, AF447 đã gửi đi 24 tin nhắn tự động báo về những lỗi hệ thống. Bộ phận lái tự động cũng bị ngắt, tuy nhiên các điều tra viên chưa chứng minh được chúng bị tắt bởi phi công hay tự động. Kết quả sơ bộ cho thấy cảm biến tốc độ của máy bay có thể đã bị lỗi. Một số sự cố liên quan đến những cảm biến này đã được báo cáo trước vụ tai nạn. Các giả thuyết tai nạn do phi công hay điều kiện thời tiết tiếp tục được nêu ra.

Tháng 5/2011 hộp đen của chiếc máy bay được tìm thấy, các chuyên gia tiến hành nghiên cứu tìm nguyên nhân và kết luận rằng tai nạn máy bay là do lỗi của phi công và sự kém nhanh nhạy trong việc phản ứng lại những lỗi kĩ thuật. Vào 7/2012, Cục Điều tra và Phân tích pháp công bố báo cáo cuối cùng về thảm hoạ này. Báo cáo chỉ ra những chi tiết những phản ứng không hiệu quả của các phi công khi cảm biến tốc độ trục trặc hay trong việc chỉnh lại quỹ đạo lúc máy bay chệch hướng. Báo cáo cũng cho biết, khi các tinh thể băng làm tắc ống Pitot của máy bay (thuộc hệ thống xác định tốc độ không khí), máy lái tự động ngắt kết nối và các phi công không thể xử lí được, việc này đã khiến các phi hành đoàn mất kiểm soát tình hình. Mặc dù, máy bay có trang bị những hệ thống an toàn tự động, song năng lực xử lí của phi công vẫn là nhân tố quyết định. Theo báo cáo năm ngoái, máy bay đã đạt đến độ cao hơn 11.000 mét khi mà “cảnh báo đã được kích hoạt và máy bay bị đình trệ hoạt động”. Sau đó, máy bay lao xuống Đại Tây Dương, quá trình này kéo dài khoảng 3 phút 30 giây, khi đó động cơ vẫn còn hoạt động. Xem xét các mảnh vỡ tìm được năm 2009, các điều tra viên kết luận rằng phần bụng máy bay tiếp xúc với biển đầu tiên, mặt nạ dưỡng khí không được triển khai, điều này chứng tỏ áp suất cabin không được hạ xuống. Trước đó, công tác an toàn trên máy bay không được chuẩn bị, hành khách với 32 quốc tịch khác nhau đều không được thông báo. Trong lúc đang rơi, máy bay gặp khu vực thời tiết bất thường – Vùng hội tụ giữa hai chí tuyến, nơi những đám mây và những cơn bão cùng những luồng gió từ hai bán cầu hình thành.

Vụ tai nạn máy bay AF447 đã đặt ra những nghi vấn lớn về chất lượng đào tạo, cũng như năng lực của các phi hành đoàn Pháp trong một thời gian dài

.
.
.