Phụ nữ Ai Cập vùng lên chống lại bạo lực tình dục

Thứ Tư, 19/08/2020, 09:47
Trong thời gian gần đây, phụ nữ Ai Cập lên tiếng trên phương tiện truyền thông xã hội về các vụ tấn công tình dục mà họ đã chịu đựng.

Trước áp lực từ xã hội, chính phủ đã đưa ra biện pháp để bảo vệ danh tính nạn nhân. Tất cả câu chuyện là một phần của cuộc đấu tranh được nhiều người Ai Cập xem là phong trào MeToo của họ.

Lời chứng trực tuyến

Vào ngày 1-7-2020, phụ nữ ở Ai Cập lên phương tiện truyền thông xã hội cáo buộc một sinh viên Ai Cập giàu có liên quan đến số vụ cưỡng hiếp và tấn công tình dục. Đến cuối ngày, có thêm gần 50 người tố cáo khác và con số cuối cùng đã vượt quá 100 - theo @assaultpolice, một tài khoản Instagram và Twitter được các nhà hoạt động lập ra để thu thập lời chứng.

Các cáo buộc tấn công và quấy rối tình dục bắt đầu xảy ra từ năm 2016, theo lời tố cáo từ các phụ nữ trên phương tiện truyền thông xã hội. Một số phụ nữ, bao gồm cả trẻ vị thành niên, cho biết họ đã gặp người thanh niên này ngoài đời thực hoặc trên Internet khi anh ta đang học tại một trường trung học quốc tế ưu tú. 

Những người khác gặp anh ta trong khuôn viên Đại học Mỹ ở Cairo. Vài ngày sau khi hàng loạt cáo buộc xuất hiện trên mạng xã hội, nam sinh viên bị đuổi khỏi Trường Kinh doanh EU ở Barcelona, nơi anh ta đang theo học các khóa học trực tuyến. Nhà trường cũng đệ đơn khiếu nại đến chính quyền Tây Ban Nha hối thúc mở một cuộc điều tra.

Sau cơn giận dữ trên mạng xã hội, chính quyền Ai Cập buộc phải bắt giữ nam sinh viên. Trong một tuyên bố dài 5 trang, công tố viên Ai Cập tuyên bố nam sinh viên thừa nhận đã gặp ít nhất 6 phụ nữ trẻ trên các nền tảng truyền thông xã hội khác nhau. 

Công tố viên cũng cho biết nam sinh viên phủ nhận việc anh ta đe dọa sẽ gửi những bức ảnh nhạy cảm của các cô gái đến cho gia đình họ nếu họ không chịu quan hệ tình dục với anh ta hoặc nếu họ muốn rời khỏi mối quan hệ. Các công tố viên cho biết họ đang điều tra các cáo buộc bổ sung - bao gồm cưỡng hiếp, sử dụng vũ lực, đe dọa và có hành vi khiếm nhã.

Vết nhơ cho nạn nhân

Kể từ khi nam sinh viên bị bắt giữ, những kẻ phạm tội tình dục khác đã bị buộc tội. Họ bao gồm Mohamed Nagy - một nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng bị tổ chức của mình sa thải sau khi anh ta thừa nhận hành vi quấy rối tình dục phụ nữ trên trang Facebook của mình. 

Anh ta chấp nhận xin lỗi các nạn nhân, đổ lỗi cho hành vi của mình là do sự giáo dục tồi tệ của bản thân và xã hội xung quanh. Anh ta từ chối bình luận khi giới truyền thông liên lạc qua điện thoại. 

Một nhóm nhân quyền khác cho biết họ đã đình chỉ một nhân viên vì hành vi sai trái liên quan đến tình dục và chính quyền đã bắt giữ một nhà xuất bản nổi tiếng sau khi người này bị buộc tội quấy rối tình dục nhưng ông ta vẫn phủ nhận tội trạng trong một bài đăng trên Facebook.

Trong tháng 8-2020, nữ sinh viên Học viện Điện ảnh High (HCI), yêu cầu các biện pháp bảo vệ phụ nữ trẻ trước các hành vi quấy rối tình dục đang lan rộng ở Ai Cập. 

Trong một tuyên bố công khai hiếm hoi, Đại học Al-Azhar – cơ sở Hồi giáo phái Sunni về quyền lực tôn giáo và giáo dục Hồi giáo - đã lên tiếng chống lại quấy rối tình dục. Al-Azhar khuyến khích phụ nữ báo cáo tội ác nhưng đồng thời chỉ trích cách ăn mặc hở hang cũng khiến phụ nữ trẻ thành mục tiêu của nạn quấy rối tình dục.

Chiến dịch truyền thông xã hội cũng gây sức ép khiến Chính phủ Ai Cập phải sửa đổi Luật Hình sự của đất nước để trao cho các thẩm phán thẩm quyền bảo vệ danh tính và các chi tiết cá nhân của các nạn nhân tấn công tình dục. Dự luật, đã được đệ trình lên Quốc hội để phê chuẩn, làm tăng hy vọng rằng nhiều phụ nữ có cơ hội vạch trần hành vi quấy rối tình dục.

Theo một cuộc khảo sát năm 2017 của hai nhóm U.N. Women và Promundo, gần hai phần ba nam giới ở Ai Cập cho biết, họ từng có hành vi quấy rối tình dục phụ nữ hoặc trẻ em gái trên đường phố. 

Hơn ba phần tư đàn ông Ai Cập thừa nhận một người phụ nữ ăn mặc khiêu khích chính là nguyên nhân dẫn đến hành vi quấy rối. Các nhà hoạt động cho biết, Bộ luật Hình sự của Ai Cập rất cần được sửa đổi bổ sung để bảo vệ tốt hơn nạn nhân của nạn cưỡng hiếp và tấn công bạo lực. n

Trong thời gian gần đây, phụ nữ Ai Cập lên tiếng trên phương tiện truyền thông xã hội về các vụ tấn công tình dục mà họ đã chịu đựng. Trước áp lực từ xã hội, chính phủ đã đưa ra biện pháp để bảo vệ danh tính nạn nhân. Tất cả câu chuyện là một phần của cuộc đấu tranh được nhiều người Ai Cập xem là phong trào MeToo của họ.

Phụ nữ Ai Cập hô khẩu hiệu chống quấy rối tình dục trong cuộc biểu tình ở Cairo năm 2014.

Lời chứng trực tuyến

Vào ngày 1-7-2020, phụ nữ ở Ai Cập lên phương tiện truyền thông xã hội cáo buộc một sinh viên Ai Cập giàu có liên quan đến số vụ cưỡng hiếp và tấn công tình dục. Đến cuối ngày, có thêm gần 50 người tố cáo khác và con số cuối cùng đã vượt quá 100 - theo @assaultpolice, một tài khoản Instagram và Twitter được các nhà hoạt động lập ra để thu thập lời chứng.

Các cáo buộc tấn công và quấy rối tình dục bắt đầu xảy ra từ năm 2016, theo lời tố cáo từ các phụ nữ trên phương tiện truyền thông xã hội. Một số phụ nữ, bao gồm cả trẻ vị thành niên, cho biết họ đã gặp người thanh niên này ngoài đời thực hoặc trên Internet khi anh ta đang học tại một trường trung học quốc tế ưu tú. 

Những người khác gặp anh ta trong khuôn viên Đại học Mỹ ở Cairo. Vài ngày sau khi hàng loạt cáo buộc xuất hiện trên mạng xã hội, nam sinh viên bị đuổi khỏi Trường Kinh doanh EU ở Barcelona, nơi anh ta đang theo học các khóa học trực tuyến. Nhà trường cũng đệ đơn khiếu nại đến chính quyền Tây Ban Nha hối thúc mở một cuộc điều tra.

Sau cơn giận dữ trên mạng xã hội, chính quyền Ai Cập buộc phải bắt giữ nam sinh viên. Trong một tuyên bố dài 5 trang, công tố viên Ai Cập tuyên bố nam sinh viên thừa nhận đã gặp ít nhất 6 phụ nữ trẻ trên các nền tảng truyền thông xã hội khác nhau. 

Công tố viên cũng cho biết nam sinh viên phủ nhận việc anh ta đe dọa sẽ gửi những bức ảnh nhạy cảm của các cô gái đến cho gia đình họ nếu họ không chịu quan hệ tình dục với anh ta hoặc nếu họ muốn rời khỏi mối quan hệ. Các công tố viên cho biết họ đang điều tra các cáo buộc bổ sung - bao gồm cưỡng hiếp, sử dụng vũ lực, đe dọa và có hành vi khiếm nhã.

Vết nhơ cho nạn nhân

Kể từ khi nam sinh viên bị bắt giữ, những kẻ phạm tội tình dục khác đã bị buộc tội. Họ bao gồm Mohamed Nagy - một nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng bị tổ chức của mình sa thải sau khi anh ta thừa nhận hành vi quấy rối tình dục phụ nữ trên trang Facebook của mình. 

Anh ta chấp nhận xin lỗi các nạn nhân, đổ lỗi cho hành vi của mình là do sự giáo dục tồi tệ của bản thân và xã hội xung quanh. Anh ta từ chối bình luận khi giới truyền thông liên lạc qua điện thoại. 

Một nhóm nhân quyền khác cho biết họ đã đình chỉ một nhân viên vì hành vi sai trái liên quan đến tình dục và chính quyền đã bắt giữ một nhà xuất bản nổi tiếng sau khi người này bị buộc tội quấy rối tình dục nhưng ông ta vẫn phủ nhận tội trạng trong một bài đăng trên Facebook.

Trong tháng 8-2020, nữ sinh viên Học viện Điện ảnh High (HCI), yêu cầu các biện pháp bảo vệ phụ nữ trẻ trước các hành vi quấy rối tình dục đang lan rộng ở Ai Cập. 

Trong một tuyên bố công khai hiếm hoi, Đại học Al-Azhar – cơ sở Hồi giáo phái Sunni về quyền lực tôn giáo và giáo dục Hồi giáo - đã lên tiếng chống lại quấy rối tình dục. Al-Azhar khuyến khích phụ nữ báo cáo tội ác nhưng đồng thời chỉ trích cách ăn mặc hở hang cũng khiến phụ nữ trẻ thành mục tiêu của nạn quấy rối tình dục.

Chiến dịch truyền thông xã hội cũng gây sức ép khiến Chính phủ Ai Cập phải sửa đổi Luật Hình sự của đất nước để trao cho các thẩm phán thẩm quyền bảo vệ danh tính và các chi tiết cá nhân của các nạn nhân tấn công tình dục. Dự luật, đã được đệ trình lên Quốc hội để phê chuẩn, làm tăng hy vọng rằng nhiều phụ nữ có cơ hội vạch trần hành vi quấy rối tình dục.

Theo một cuộc khảo sát năm 2017 của hai nhóm U.N. Women và Promundo, gần hai phần ba nam giới ở Ai Cập cho biết, họ từng có hành vi quấy rối tình dục phụ nữ hoặc trẻ em gái trên đường phố. 

Hơn ba phần tư đàn ông Ai Cập thừa nhận một người phụ nữ ăn mặc khiêu khích chính là nguyên nhân dẫn đến hành vi quấy rối. Các nhà hoạt động cho biết, Bộ luật Hình sự của Ai Cập rất cần được sửa đổi bổ sung để bảo vệ tốt hơn nạn nhân của nạn cưỡng hiếp và tấn công bạo lực.

Trang Thuần
.
.
.