Phương tiện giao thông công cộng chỉ dành cho phái đẹp tại Ai Cập

Thứ Hai, 12/10/2015, 14:30
Hồi tháng 1 năm nay, người đứng đầu Đảng Hồi giáo ôn hòa và cũng là cựu ứng cử viên tổng thống Abdel Moneim Aboul Fotouh đã đưa ra sáng kiến "phương tiện giao thông dành cho phụ nữ", trong nỗ lực giảm thiểu những vấn đề phụ nữ gặp phải khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
Fatma Badr, người ủng hộ sáng kiến này cho biết, nữ hành khách sử dụng phương tiện giao thông công cộng rất hay bị quấy rối. "Chúng tôi phải chen lấn trong đám đông, đặc biệt là trong giờ cao điểm. Hơn nữa, chúng tôi cũng phải đợi hàng giờ mới có ghế trống". Vì thế, bà mới nghĩ ra sáng kiến về phương tiện giao thông công cộng chỉ ưu tiên phụ nữ. "Xe bus nhỏ chỉ dành cho phụ nữ là một sự lựa chọn của hệ thống giao thông công cộng, là một phương pháp đơn giản và hợp lý đáp ứng nhu cầu đi lại của phụ nữ".

68% tng b quy ri

Trong những năm gần đây, các vụ quấy rối tình dục đang leo thang tại Ai Cập. Theo một nghiên cứu của chính phủ tại Trường đại học Cairo và Monufiya, những nữ hành khách dễ bị quấy rối, có tới 68% phụ nữ được hỏi trả lời rằng, họ từng bị quấy rối bằng lời nói hoặc đụng chạm cơ thể. Bà Yasmine Moawad  hằng ngày phải đi xe 2 tiếng từ nhà ở thành phố Nasr tới  ngoại ô Cairo để làm việc cho biết: "Thật là khó chịu khi phải chen lấn trong xe bus vài giờ đồng hồ, nhưng tôi không có cách nào khác. Tôi không thể dùng toàn bộ số lương ít ỏi để đi taxi với cái giá cắt cổ được".

Azza Lotfy là sinh viên năm đầu của một trường cao đẳng cho biết, bị kẹp vào giữa 2 người đàn ông trên xe, đặc biệt khó khăn hơn là ngồi bên cửa sổ cạnh một người đàn ông. Đối với cô, xe bus chỉ dành cho phụ nữ là một sự lựa chọn tuyệt vời.

Theo cô, "Đi xe bus nhỏ chỉ dành cho phụ nữ thoải mái và an toàn hơn rất nhiều". Mặc dù đi xe bus nhỏ an toàn hơn so với xe bus công cộng, nơi có những tên quấy rối phụ nữ, nhưng khả năng bị quấy rối vẫn rất cao. Mona, sinh viên năm thứ tư cho biết: "Tôi từng bị chạm vào người không chỉ một lần. Có lúc tôi không có can đảm để la lên bởi tôi không muốn bị mọi người chú ý. Tôi chỉ mắng anh ta và xuống xe, nhưng điều đó vẫn làm tôi khó chịu bởi không thể trừng phạt anh ta".

Xe bus dành riêng cho phụ nữ ở Ai Cập.

Nhằm nỗ lực tránh bị lạm dụng tình dục ở nơi đông người, Mona đã không sử dụng các phương tiện giao thông dành cho cả nam và nữ và hiện tại cô rất thích đi xe bus nhỏ dành cho phụ nữ hoặc xe điện ngầm từ khu thuộc tầng lớp lao động, vùng lân cận Bulaq al-Dakrur. Lamia Abdel Hakim cũng là sinh viên đồng ý với ý kiến đó và cho rằng, nên sử dụng các phương tiện giao thông dành riêng cho phụ nữ. Cô cho biết, từng bị quấy rối tình dục khi đi về nhà trong giờ cao điểm.

Phân bit gii tính

Trong khi đó sáng kiến của Đảng ôn hòa đang trong giai đoạn thử nghiệm, hệ thống xe bus bắt đầu được áp dụng theo quy mô nhỏ trước trường đại học Cairo, nơi tập trung hàng trăm sinh viên ùa ra các tuyến phố sau giờ học. Tại tất cả các tuyến xe điện ngầm tại Cairo, xe số 4 và 5 dành riêng cho phụ nữ để hạn chế các vụ quấy rối tình dục. Tuy nhiên, vẫn có những toa dành cho nam giới. Cơ quan đường sắt Ai cập cũng áp dụng biện pháp trên vào cuối tháng 2 vừa qua đối với xe lửa, nhưng không mang lại hiệu quả do thiếu sự kiểm soát và giám sát.

Mặc dù vậy, một số nhóm phụ nữ đã chỉ trích sáng kiến này với lý do đây là sự phân biệt giới tính. Năm 2008, tòa án đã bác đơn kiện của hai luật sư yêu cầu hủy bỏ áp dụng  phương tiện giao thông dành cho phụ nữ với lý do đây là biểu hiện của phân biệt giới tính, vi phạm về bình đẳng giới tính. Tòa án đã phán quyết rằng, chính sách này không thuộc quyền quản lý của tòa án, và luật Hồi giáo coi trọng quyền của phụ nữ, đòi hỏi phụ nữ phải được bảo vệ.

Chiếc lng di đng

Người đứng đầu Trung tâm quyền của phụ nữ Ai cập Nehad Aboul Komsan đã chỉ trích mạnh mẽ kế hoạch phân biệt giới tính này, miêu tả kế hoạch này là biến xe bus thành "cái lồng di động nhốt phụ nữ". Komsan cho biết: "Ý tưởng về phương tiện giao thông công cộng dành riêng cho phụ nữ là sự khởi đầu của việc cách ly phụ nữ ra khỏi xã hội, điều này gây bất lợi cho những thành quả mà phụ nữ Ai Cập phải đấu tranh giành được".

Komsan giải thích rằng: "Không cho đàn ông tham gia giao thông chỉ là biện pháp mang tính bề nổi và điều đó không loại trừ được tận gốc vấn đề mà chúng ta đang phải đối mặt". Nhà nghiên cứu xã hội Ali Azab đồng ý rằng, ý tưởng phương tiện giao thông chỉ dành riêng cho phụ nữ đang kéo xã hội đi xuống. Anh khẳng định: "Đó là một ý tưởng tồi. Phụ nữ chiếm số đông ở Ai Cập vì thế không thể tách biệt phụ nữ khỏi đàn ông để bảo vệ một cách hợp lý được".

Anh cũng cho rằng, cách tốt nhất để chống lại vấn đề quấy rối tình dục là nâng cao nhận thức của phụ nữ thông qua giáo dục và các phương tiện truyền thông một cách sáng tạo và đơn giản để có thể dễ dàng truyền thông điệp đến mọi người.

Nguyễn Lai - Linh (Theo WC)
.
.
.