Ranil Wickremesinghe: Thủ tướng bị “đảo chính”

Thứ Tư, 07/11/2018, 10:58
Sri Lanka đã rơi vào khủng hoảng chính trị kể từ ngày 26-10, khi Tổng thống Maithripala Sirisena đột ngột sa thải Thủ tướng Ranil Wickremesinghe và tuyên bố giao chức vụ này cho cựu Tổng thống Mahinda Rajapaksa, một đồng minh quyền lực của Trung Quốc.


Tổng thống Sirisena nói rằng động thái này được đưa ra vì có một âm mưu ám sát ông và vì tình trạng sụp đổ kinh tế. 

Thủ tướng Wickremesinghe cho quyết định này là một cuộc đảo chính bất hợp pháp và ông vẫn là thủ tướng. Cuộc khủng hoảng đã dẫn đến bạo lực hôm Chủ nhật 28-10, tại trụ sở của Công ty dầu mỏ Ceylon Petroleum Corp, nơi ông Arjuna Ranatunga, Bộ trưởng Dầu mỏ trong nội các bị lật đổ, đã cố gắng đi vào văn phòng cũ của ông. Cảnh sát cho biết một trong những nhân viên bảo vệ của ông Ranatunga đã nổ súng, kết quả là một người bị giết và 2 người bị thương.

Cựu Thủ tướng Sri Lanka - ông Ranil Wickremesinghe.

Đảng Quốc gia Hợp nhất (UNP) của ông Wickremesinghe đã tổ chức một cuộc biểu tình hôm 30-10 tại thủ đô Colombo. "Chúng tôi kêu gọi tất cả các thành phần của xã hội, những người tin vào dân chủ và cai trị của pháp luật đến tập hợp và phản đối", Champika Ranawaka, một cựu Bộ trưởng cho biết. Mangala Samaraweera, cựu Bộ trưởng Tài chính dưới quyền  của Thủ tướng Wickremesinghe nói: “Đây là một cuộc đảo chính hiến pháp và nhiệm vụ của chúng ta là bảo vệ dân chủ và chủ quyền của mọi người”.

Diễn giả Karu Jayasuriya kêu gọi Tổng thống để cho Wickremesinghe chứng minh sự ủng hộ đa số của ông trên sàn Quốc hội. Những người ủng hộ cựu Tổng thống Rajapaksa tin tưởng rằng ông sẽ có thể chứng minh sự ủng hộ đa số trên sàn Quốc hội khi họ chắc chắn rằng các thành viên của UNP của ông Wickremesinghe sẽ khiếm khuyết.

Ông Wickremesinghe cho biết ông vẫn lãnh đạo phe đa số. Tuy nhiên, trở ngại đối với ông là sau khi 4 nhà lập pháp thuộc đảng UNP, những người đã cam kết trung thành với ông trước đây, lại lần lượt chấp nhận các vị trí bộ trưởng trong chính phủ mới của Rajapaksa. "Chúng tôi có đa số mặc dù 4 người trong số họ về phe Rajapaksa", Ranjith Madduma Bandara, một cựu Bộ trưởng cho biết.

Diễn giả Jayasuriya đã kêu gọi các nhà lãnh đạo đảng họp lại để đánh giá tình hình chính trị hiện tại. Ít nhất 128 thành viên đã viết cho ông lời kêu gọi triệu tập Quốc hội. Jayasuriya đã nhấn mạnh rằng vấn đề cần được giải quyết trong Quốc hội. Theo Hiến pháp Sri Lanka, tổng thống, người duy trì quyền hành pháp, có thể bổ nhiệm một thủ tướng mới một khi thủ tướng hiện tại đã mất quyền kiểm soát Quốc hội.

Thủ tướng Wickremesinghe cho rằng ông không thể bị sa thải một cách hợp pháp cho đến khi ông mất sự ủng hộ của Quốc hội. Đảng của ông nắm giữ đa số ghế trong Quốc hội 225 thành viên, đã bị ngăn cản việc tổ chức một cuộc bỏ phiếu khi Tổng thống Sirisena đột ngột đình chỉ Quốc hội từ hôm 27-10 cho đến 16-11. Trong một bài đăng trên Facebook hôm 29-10 ông Wickremesinghe nói rằng đã nhận được chữ ký của 126 nghị sĩ kêu gọi Quốc hội được mở cửa lại ngay lập tức để chấm dứt cuộc tranh luận chính trị.

Nhiệm kỳ tổng thống của ông Rajapaksa, thủ tướng mới được bổ nhiệm, đã bị hủy hoại bởi những cáo buộc về chủ nghĩa độc đoán, tham nhũng và lạm dụng nhân quyền, đặc biệt là chống lại dân tộc thiểu số Tamil của đất nước. Ông Rajapaksa đã bị đánh bại trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2015 khi Wickremesinghe và Sirisena thành lập một liên minh, và chính phủ của họ đã khởi xướng một số cuộc điều tra về tội phạm dưới thời Rajapaksa.

Ông Mahinda Rajapaksa nổi tiếng là người thân Trung Quốc. Nhiều người cáo buộc chính trị gia này có nhiều nhân nhượng với Bắc Kinh, để đánh đổi lấy một số lợi ích. Trong khi đó, Thủ tướng bị cách chức Ranil Wickremesinghe lại muốn siết chặt quan hệ với đồng minh truyền thống Ấn Độ. Gần đây, ông Wickremesinghe đã hủy dự án 300 triệu USD với Trung Quốc.

Bảo Anh
.
.
.