Rủi ro an ninh tại các căn cứ quân sự vì smartphone của Trung Quốc

Thứ Năm, 03/05/2018, 14:30
Những chiếc điện thoại thông tin do Trung Quốc sản xuất mà những người đứng đầu cơ quan tình báo Mỹ kêu gọi người Mỹ không nên mua đang được rao bán phổ biến tại các căn cứ quân sự ở dọc nước Đức.


Theo tin từ tờ Military, những chiếc điện thoại di động mang nhãn hiệu Huawei đang được rao bán công khai bởi Công ty TKS - một công ty con của hãng Vodaphone có dịch vụ trao đổi viễn thông với lực lượng quân đội và không quân. 

Đáng chú ý là giới chức tình báo Mỹ đã cảnh báo rằng, những chiếc điện thoại thông minh này đã được bí mật sử dụng để thu thập thông tin thông qua nhà mạng Vodaphone. 

Thậm chí, Mỹ còn cấm giới chức chính phủ sử dụng loại smartphone này trong mọi trường hợp. Phát ngôn viên cấp cao của Bộ Quốc phòng Đức khi trả lời phỏng vấn báo giới về vụ việc này cho biết, hiện Bộ Quốc phòng cũng đang xác minh xem việc bán smartphone Huawei tại các căn cứ quân sự là được cấp phép hay tự phát. 

Trong khi đó, đơn vị phân phối sản phẩm này thì tuyên bố họ được quyền và không ai có thể ngăn cản được họ. Đại diện của đơn vị này nói: "Nếu họ không muốn thì phải có một quyết định chính thức rằng smartphone của Huawei không đảm bảo vấn đề bảo mật. 

Cùng với quyết định này, họ cũng phải có những hướng dẫn cụ thể về việc loại bỏ những sản phẩm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Trong khi đó, các quan chức tại căn cứ không quân Ramstein, nơi được cho là có trao đổi lớn nhất về hoạt động nhượng quyền của TKS tại châu Âu cho biết, các điện thoại Huawei rõ ràng đang được bán tại căn cứ này. 

Giới chức Ramstein cũng thừa nhận họ không hề biết về những cảnh báo bị lộ lọt bí mật hoặc an ninh quốc gia do smartphone Huawei gây ra hay việc căn cứ không quân có thể bị chụ và đăng tải hình ảnh online trên điện thoại này. họ biết rằng các điện thoại đang được bán trên cơ sở. 

"Chúng tôi sẽ chú ý hơn về vấn đề này", Đại tá Joe Harper, phát ngôn viên của phi đội không quân 86 nói. "Bất kể thiết bị nào khi được mua ở quanh căn cứ hay ở bên ngoài thì cũng phải đảm bảo tốt vấn đề về an ninh".

Thiết bị của Huawei bị nghi có tác động xấu đến an ninh quốc gia.

Được biết, tháng 2 vừa qua, Giám đốc Cơ quan tình báo quốc gia Mỹ cùng với người đứng đầu Cơ quan tình báo Trung ương Mỹ (CIA), Cục Điều tra Liên bang Mỹ (CIA), Cơ quan an ninh quốc gia, Cơ quan tình báo quốc phòng, Cơ quan tình báo không gian địa lý quốc gia đã phải ra điều trần trước Ủy ban Thượng viện xung quanh việc người Mỹ không nên sử dụng các sản phẩm của hãng Huawei vì rủi ro an ninh quốc gia. 

Chưa hết, Giám đốc FBI Christopher Wray còn chứng thực rằng các sản phẩm của Huawei cung cấp khả năng sửa đổi hoặc lấy cắp thông tin một cách độc hại và có thể tiến hành hoạt động gián điệp mà không bị phát hiện. Ông Christopher Wray nhấn mạnh: "Chúng tôi rất lo ngại về những rủi ro cho phép bất kỳ công ty hoặc tổ chức nào được chia sẻ hoạt động trong lĩnh vực viễn thông quốc phòng".

Đài CNN của Mỹ cho hay, Huaweit cũng là một nhà sản xuất modem Internet di động cá nhân, còn được gọi là "pucks" nổi tiếng. Trong vài năm trở lại đây, thiết bị modem này cũng đã được bán cho quân đội Mỹ tại một cơ sở liên minh gần Irbil, thủ phủ của vùng người Kurd ở Iraq. 

Một số binh sĩ có thể đã mua các thiết bị tương tự do Công ty viễn thông ZTE của Trung Quốc sản xuất và sau đó những người này đã bị phạt vì vi phạm các quy định. Theo Hãng AP, Huawei là một công ty tư nhân được khởi xướng bởi một cựu sĩ quan quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. 

Các quan chức tình báo Mỹ tin rằng công ty có quan hệ rất gần gũi với chính phủ Trung Quốc nhưng người phát ngôn của Huawei đã nhiều lần phủ nhận tuyên bố rằng thiết bị của họ gây ra bất kỳ rủi ro bảo mật nào. Hiện các thiết bị của Huawei được sử dụng khá phổ biến khắp châu Âu. 

Tuy vậy, Huawei vẫn trở thành mục tiêu của nhiều quy định và luật tại Mỹ nhằm giải quyết các vấn đề an ninh quốc gia, như luật năm 2013 yêu cầu các cơ quan thực thi pháp luật liên bang ký vào các giao dịch mua nhất định bởi các cơ quan chính phủ với các sản phẩm Huawei. 

Các quy định mới do Ủy ban Truyền thông Liên bang đề xuất sẽ cấm các công ty viễn thông của Mỹ nhận trợ cấp từ việc mua sản phẩm từ các công ty nước ngoài có mối quan tâm về an ninh. 

Khánh Chi
.
.
.