Sợ bị “khử”, tướng cảnh sát Thái Lan đào tẩu

Thứ Ba, 20/09/2016, 12:00
Vì tố cáo cấp trên tiếp tay cho bọn buôn người, sợ bị khử nên cựu thiếu tướng cảnh sát Thái Lan Paween Pongsirin phải đào tẩu đến Úc xin tỵ nạn chính trị.Paween dùng visa du lịch để trốn qua Úc, nơi gia đình có người thân định cư. Ông giải thích: ông từng phụ trách điều tra nạn buôn người, nhưng ông phải bỏ trốn, sau khi phát hiện các sĩ quan cấp cao của quân đội và cảnh sát Thái Lan dính líu hoạt động trái phép này. Ông còn nói họ muốn ông bị giết nên mới “thuyên chuyển công tác” ông đến một vùng bất ổn.


Sĩ quan cảnh sát nào bao che bọn buôn người ?

Thái Lan khẳng định đã có những nỗ lực đáng kể để ngăn chặn nạn buôn người. như hơn 100 người, gồm một tướng quân đội, đã bị buộc các tội danh buôn người, sau khi 30 ngôi mộ được tìm thấy ở một nhà tù trong rừng gần biên giới Malaysia,hồi tháng 5-2015.Nhiều xác được khai quật, được cho là người Rohingya, một cộng đồng Hồi giáo thiểu số đã ráng bỏ trốn khỏi Myanmar trên những chiếc tàu đánh cá. Họ đến Thái Lan trên đường tìm đến Malaysia. Số xác khác là người Bangladesh muốn di cư tìm việc làm hoặc xin tỵ nạn.

Bọn buôn người nhốt tất cả những người này ở những trại dã chiến ở biên giới Thái -Malaysia, đòi người thân của họ nộp tiền chuộc thì mới thả họ. Những người sống sót kể nhiều người bị bỏ đói, bị hiếp dâm, bị đánh đập và bị giết dã man nếu người nhà không nộp tiền chuộc.

Tướng Paween được giao nhiệm vụ điều tra vụ phát hiện kinh hoàng này. Lúc đó, sự chỉ định ông được mô tả là Thái Lan “quyết xử lý nghiêm” vấn nạn buôn người. Nhóm điều tra của ông phát hiện một đường dây buôn người lớn, nhưng ông nói: ông bị “trên” gây sức ép là “chớ nên quá nhiệt tình truy lùng thủ phạm”.

Paween nói “ông theo đuổi chứng cứ”. Nhưng tướng Paween phải xin xuất ngũ hồi tháng 11-2014, sau khi ông bị thuyên chuyển đến một vùng sâu vùng xâu xa nhiều bất ổn ở miền nam Thái Lan.  Ông giải thích việc chuyển công tác này thực chất là ép ông, bọn buôn người mà ông truy lùng rất có ảnh hưởng ở vùng này, và “cảnh sát cấp cao” của vùng cũng dính líu vụ buôn người.

Paween báo cáo với cấp trên rằng ông sợ mạng sống bị đe dọa nếu ông được cử đến đó, nhưng sự phản đối của ông bị phớt lờ. Nhóm điều tra của ông bị giải tán chỉ sau 5 tháng hoạt động, dù ông nhấn mạnh nhiệm vụ chưa hoàn thành.  Khi được hỏi ai chặn cuộc điều tra, ông nói: “Những người có tầm ảnh hưởng trong hoạt động buôn người. Có một số sĩ quan cảnh sát và quân đội xấu xa làm chuyện này. Đáng tiếc, là những kẻ xấu này lại đang nắm quyền lực”.

Ông Paween không điểm tên các sĩ quan cấp cao mà ông cho là đồng lõa của hoạt động buôn người ở Thái Lan, nhưng nói các trại lao động trong rừng cần được giám sát kỹ lưỡng. Theo báo Guardian, có nhiều quan chức chính phủ Thái Lan cần bị truy tố, gồm những người ở vị trí cao. 

Ông Paween nói: “Buôn người là một mạng lưới lớn, có sự dính líu của  nhiều chính khách, cảnh sát và quân đội Thái Lan.  Một kẻ có thể giam giữ hàng trăm người mà không bị bắt suốt nhiều năm, thì kẻ đó không phải là dân thường. Khi tôi xem xét những vụ việc, tôi đã luôn bị cảnh báo về điều này. Và những người có ảnh hưởng muốn thuyên chuyển tôi đến miền nam là vì họ muốn giết tôi”.

Cho đến nay, đã có 153 trát bắt được ban, 88 người phải hầu tòa, gồm một tướng quân đội cấp cao bị cho là “trùm” đường dây buôn người, một số sĩ quan, chính khách và doanh nhân. Tòa  tuyên  88 bị cáo bỏ đói các nạn nhân, không chăm sóc y tế đối với nạn nhân bị bệnh, và đẩy họ vào vùng núi để họ chết ở đó”. Phiên tòa xử 88 kẻ bị buộc tội buôn người vẫn tiếp tục, nhưng việc lấy lời khai của khoảng 500 nhân chứng, khiến vụ xét xử có thể kéo dài 2 năm.

Paween lo ngại: các phiên xử sắp tới sẽ bị dàn xếp, nhiều người bị buộc tội sẽ không bị kết án.  Lẽ ra ông là một nhân chứng chính, nhưng ông hiểu rõ nhiều nhân chứng sẽ sợ bị đe dọa nên không dám trình chứng cứ. Ông nói: “Tôi rất buồn, quá bất công khi những kẻ đó không bị trừng phạt”. 

Paween không biết chính phủ Thái Lan sẽ phản ứng thế nào, trước việc ông xin tỵ nạn chính trị. Ông nói rất buồn vì phải rời bỏ quê hương và không thể tiếp tục làm việc. Ông cũng cảm thấy sự trớ trêu: là người muốn giúp người tỵ nạn nhưng rồi ông lại phải xin tỵ nạn. Ông nói, rằng khó truy đuổi những kẻ dính líu, nhưng ông “phải làm nhiệm vụ của mình. Tôi không nghĩ về những việc này. Nay tôi nhận ra nó quá nguy hiểm.  Tôi muốn giúp những người lâm rắc rối, không nghĩ lợi riêng nhưng nay chính tôi bị rắc rối. Tôi tin sẽ có nơi an toàn cho tôi sống và giúp tôi”. 

Cảnh sát “phản ứng giật mình”

Tư lệnh cảnh sát hoàng gia Thái Lan  Jakthip Chaijinda nói một nhóm pháp lý đang xem xét bình luận của Paween có là vu khống hay không. Ở Thái, vu khống là một tội hình sự. Tướng Jakthip nói: “Tôi không biết lý do ông ấy phải ra đi và nói chuyện này, nhưng lẽ ra ông ấy không nên đề cập chuyện này, vì nó gây tổn thất uy tín quốc gia”.  Ông cũng nói Paween là sĩ quan duy nhất nói lên việc ông ấy bị đe dọa mạng sống. Và việc thuyên chuyển Paween không phải là sự trù dập của chỉ huy cảnh sát. Nhưng nhóm pháp lý cũng được ông ra lệnh xác minh ai là  “những người có ảnh hưởng”, như Paween đã nói.

Tướng  Chakthip giải thích, sự thuyên chuyển vì Paween biết rõ chuyện buôn người, nên ông thích hợp với một vị trí công tác mới là phó giám đốc sở cảnh sát tỉnh số 8 (quản lý miền nam Thái Lan). Ông còn nói cấp trên mới của Paween  cũng không muốn Paween đến làm việc.

Hiện trường khai quật xương cốt người tỵ nạn bị giết

Thiếu tướng Tesa Siriwato, chỉ huy Đồn cảnh sát tỉnh số 8, nói Paween từng là cấp dưới của ông nhưng “vô kỷ luật, bất tuân lệnh cấp trên”. Ông còn nói Paween chỉ nới công bố một nửa sự thật, khiến nước ngoài đánh giá thấp uy tín Thái Lan, vì những gì Paween đã nói với giới truyền thông Úc có thể khiến hàng ngàn cảnh sát trẻ toàn Thái Lan nản chí.

Đại tá Winthai Suvari, người phát ngôn của quân đội Thái Lan và Hội đồng quốc gia vì trật tự hòa bình (NCPO, tức chính phủ) nói cấp trên của Paween và cảnh sát đều có các biện pháp giúp bảo vệ ông khỏi những sự dọa giết. Nhưng ông cho rằng có sự bất mãn cá nhân trong vụ việc này. Ông khẳng định chính phủ đang quyết liệt xử lý nạn buôn người, nhiều quan chức đã bị truy tố.

Trong bài xã luận, Bangkok Post còn viết: cách chính quyền xử lý những cáo buộc của Paween sẽ là “bài thuốc thử” cho cánh quân ðội từng lật ðổ chính phủ dân cử nãm 2014, về việc “thực thi quyền lực và “ðóng ðinh” những nhân vật có tầm ảnh hýởng dính líu vụ buôn ngýời và các ðýờng dây buôn lậu khác”.

Báo nêu những lời dọa kiện Paween của týớng tý lệnh cảnh sát Jakthip là “phản ứng giật mình”, và nói những tố cáo của Paween-rằng đồng nghiệp muốn giết ông chết vì vạch trần tham nhũng-là “một vấn nạn nghiêm trọng”.  Các bình luận tương tự cũng xuất hiện trên giới truyền thông Thái Lan.

Tướng cảnh sát trốn ra nước ngoài làm mất uy tín quốc gia

Việc tướng Paween xin tỵ nạn chính trị sẽ gây khó xử cho chính phủ Úc, vốn đã lập quan hệ thân cận với các tướng quân đội từng lật đổ chính phủ dân cử Thái Lan hồi năm 2014.

Chính phủ Thái Lan  hiện gồm nhiều tướng quân đội, hồi tháng 7-2015 bị Mỹ xếp vào danh sách đen trong một báo cáo nêu Thái Lan hai năm liên tiếp không nỗ lực chống nô lệ thời hiện đại.

Bộ Ngoại giao Thái Lan  nhấn mạnh, rằng Thái Lan “đạt nhiều tiến bộ cụ thể” trong việc chống buôn người. Nhưng các tổ chức nhân quyền khẳng định: Thái Lan luôn nhắm mắt làm ngơ, trước việc nhiều sĩ quan của các lực lượng an ninh dính líu hoạt động buôn người.

Cựu tướng Prayuth Chan-ocha nay là Thủ tướng Thái Lan, đã kêu gọi Paween trở về nước, hứa sẽ trừng trị những “nhân vật có ảnh hưởng” dọa giết Paween: “Hãy cho tôi biết ai dọa ông.Mặc kệ họ to thế nào, tôi sẽ trừng phạt họ”. Ông khẳng định Paween trốn ra nước ngoài làm đất nước mất uy tín: “Tôi muốn hỏi ông ấy có còn yêu tổ quốc ? Ông ấy chào đời ở mảnh đất này, tại sao ông ấy lại muốn làm người xa lạ với quê hương ?”. 

Người phát ngôn cảnh sát  cho biết:lực lượng đang điều tra các cáo buộc của Paween, sẵn sàng trao đổi với ông, nhưng Paween cần chuyển đơn tố cáo lên cấp trên để điều tra. Họ cũng nói ông có thể làm chứng qua video trực tuyến nối từ Melbourne với phiên tòa xử 88 bị cáo.

Trước đó, báo Bangkok Post dũng cảm lên án những lời cảnh sát dọa kiện Paween. Báo yêu cầu điều tra rốt ráo những tố cáo của ông, và phải cho phép ông trở về Thái Lan an toàn. Báo nêu thay vì dọa ông tội vu khống, chính quyền Thái Lan  phải xem chuyện triệt phá các tổ chức buôn người là trọng tâm hàng đầu, để người dân còn tin tưởng “vào cơ quan bảo vệ pháp luật, sửa chữa những tổn thất mà nạn buôn người trái phép đã gây ra với uy tín quốc gia”. 

Chuyện buôn người cực kỳ nhạy cảm với chính quyền Thái Lan.Một nhà báo Thái cùng một biên tập viên Úc hồi năm ngoái đã bị kiện tội vu khống, do họ đã đưa tin rằng các sĩ quan hải quân Thái Lan dính líu chuyện buôn người Rohinggya.

Hồi tháng 9-2016, một phiên tòa tuyên hai nhà báo này vô tội,sau khi bị các tổ chức nhân quyền và ủng hộ tự do báo chí lên án.

Vĩnh Thụy (theo Guardian)
.
.
.