Sóng gió chính trường Anh

Thứ Bảy, 12/05/2018, 10:17
Bộ trưởng Nội vụ Anh Amber Rudd đã từ chức sau khi từ chối ra điều trần trước Quốc hội Anh trong ngày 30-4 liên quan đến bê bối đối xử với nhiều công dân gốc Caribbean bị xếp nhầm vào danh sách nhập cư bất hợp pháp.


Hai tuần qua, nhiều bộ trưởng trong nội các Anh đã phải liên tục giải thích về việc tại sao một số con cháu của những người nhập cư Caribbean hồi thập niên 60 thế kỷ trước, còn được gọi là “thế hệ Windrush”, lại bị xem là người nhập cư bất hợp pháp.

Vụ bê bối này đã phủ bóng lên Hội nghị thượng đỉnh Khối thịnh vượng chung vừa qua tại London và làm dấy lên nghi vấn về quãng thời gian bà May còn làm Bộ trưởng Nội vụ trước khi trở thành Thủ tướng Anh năm 2016. 

Bản thân Bộ trưởng Nội vụ Rudd cũng liên tục đối mặt với lời kêu gọi từ chức từ phía Công đảng đối lập và nhiều đảng nhỏ khác sau khi bà có các tuyên bố mâu thuẫn về việc Bộ Nội vụ không đặt mục tiêu trục xuất người nhập cư bất hợp pháp.

Việc từ chức của bà Rudd đã khiến chính phủ của Thủ tướng Theresa May rơi vào một cuộc khủng hoảng khác. Đây là lần từ chức thứ 5 của một bộ trưởng nội các trong Nghị viện 10 tháng tuổi này: Hơn 20% nội các thứ hai của bà May đã từ bỏ công việc của họ kể từ tháng 6-2017.

Bộ trưởng Nội vụ Anh Amber Rudd.

Bà Rudd là một trong những ngôi sao đang lên của đảng Bảo thủ, và là một trong số rất ít đảng viên Bảo thủ đã vượt qua cuộc bầu cử gần nhất với danh tiếng vẫn còn nguyên vẹn. Việc từ chức của bà Rudd là một cú đánh cho tương lai của đảng. Bà cùng với Philip Hammond và Thủ tướng May được gọi là những “người gìn giữ” hàng đầu của nội các. Vì vậy, việc bà Rudd từ chức đe dọa sẽ làm nghiêng thế cân bằng quyền lực trong cả nội các.

Nội các Brexiteers (những người ủng hộ Brexit - gồm: Michael Gove, Boris Johnson, Liam Fox và David Davis) đã mất đi một đối thủ gai góc và giàu kinh nghiệm. Những người tự do đã mất cơ hội tốt nhất để thay thế bà May bằng một người ủng hộ Brexit tự do. Người kế nhiệm bà Rudd, Sajid Javid, cựu Bộ trưởng về nhà ở, cộng đồng và chính quyền địa phương, thiếu sự cam kết như của những “Người gìn giữ”.

Việc từ chức là một cú đánh lớn đối với bà May, người vừa lấy lại được chút ít uy tín sau khi thành công trong việc xử lý vụ ngộ độc của cựu điệp viên Nga ở Salisbury. Bà Rudd được báo Economist ví như một bức tường lửa giữa bà May và các chính sách mà bà theo đuổi khi làm Bộ trưởng Nội vụ. Bà Rudd không đồng ý với bà May hoàn toàn: Bà thường xuyên chiến đấu với thủ tướng trong nội các về câu hỏi liệu học sinh có nên được đưa vào các mục tiêu di cư hay không. Nhưng bà rõ ràng đã cố gắng để làm hài lòng cấp trên của mình, như lá thư khoe khoang về việc gia tăng sự trục xuất của người nhập cư bất hợp pháp lên 10%.

Việc loại bỏ bức tường lửa của bà May khiến cho cá nhân bà phải chịu “tiếp xúc” với cơn bão lửa là vụ bê bối Windrush. Bà phải tự bảo vệ chính sách của mình thay vì có thể đẩy trách nhiệm lên người kế nhiệm của bà Rudd. 

Bà May cần phải chứng minh rằng có một sự khác biệt giữa vụ bê bối Windrush và những người nhập cư bất hợp pháp đang vi phạm pháp luật ở Anh. 

Bà cũng cần phải đối đầu với các nhà phê bình với câu hỏi liệu Anh nên nhắm mắt làm ngơ cho những người nhập cư bất hợp pháp - và ngừng thi hành luật đơn giản vì thỉnh thoảng có thể rất khó khăn.

Việc từ chức cũng là một cú đánh lớn đối với những người còn lại, những người thường coi bất cứ điều gì làm hại bà May như một món quà từ thiên đàng. Bà Rudd là giọng nói thẳng thắn nhất trong nội các tranh luận về việc Anh ở lại trong liên minh thuế quan EU. 

Bà cũng là cầu nối thực sự duy nhất giữa những người còn lại và bà May, người đã phần lớn bị bỏ rơi kể từ cuộc bầu. Sự thay đổi này trong cán cân quyền lực đối với những người Brexiteer vào thời điểm khi nước Anh quyết định liệu có nên ở lại trong liên minh hải quan hay không cũng là một bất lợi.

Anh Kiệt
.
.
.