Sự cố hạt nhân ở Palimares – Tây Ban Nha

Thứ Tư, 15/07/2020, 10:29
Vụ rò rỉ phóng xạ hạt nhân ở nhà máy điện Chernobyl thực sự là một mối nguy hiểm lâu dài và sâu rộng nhưng có một vụ tai nạn hạt nhân gần như có thể vượt xa cả Chernobyl, một quốc gia có thể bị phá hủy và một lục địa bị ảnh hưởng… Nhưng may mắn là đã không xảy ra thảm họa.


Phi công lái máy bay ném bom chiến lược B-52 của quân đội Mỹ đã thả 4 quả bom hydro xuống Tây Ban Nha. Bom hydro mạnh đến mức nào? Để so sánh ta có thể thấy một quả bom hydro mạnh gấp 1.250 lần quả bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima Nhật Bản trong Thế chiến II.

Chính xác mà nói, nếu một quả bom hydro phát nổ, nó sẽ hủy diệt tất cả sự sống. Mọi người hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu bốn quả bom hydro phát nổ cùng một lúc? Người ta ước tính rằng toàn bộ Tây Ban Nha sẽ biến mất ngay lập tức.

Hiện trường vụ chiếc máy bay B-52 chở bom bị rơi.

Nhưng hậu quả này không phải là do phi công của không quân Mỹ, thậm chí cả nước Mỹ, Tây Ban Nha và tất cả các quốc gia trên thế giới không muốn thấy hậu quả này. 

Vì sao lại nói như vậy? Vì đây không phải là một cuộc chiến tranh thế giới cũng không phải là cuộc chiến tranh giống như mà Mỹ từng dùng bom nguyên từ ném xuống quốc đảo Nhật Bản mà là một sự cố hạt nhân đáng sợ nhất - Vụ tai nạn bom hydro Palimares Tây Ban Nha.

Tai nạn hạt nhân này đã xảy ra như thế nào?

Vào ngày 17 tháng 1 năm 1966, các phi công máy bay ném bom B-52 của Hoa Kỳ đang thực hiện các cuộc tập trận ném bom ở Tây Âu, trong đó có một chiếc máy bay B-52 mang theo bốn quả bom hydro. Lúc 10:10 sáng một máy bay tiếp dầu KC-135 đến tiến hành tiếp dầu cho chiếc máy bay B-52. Hai máy bay bay ở độ cao 9.300m, duy trì tốc độ ở 600km/h cách nhau 50m trên bầu trời vùng Palimares.  

Đột nhiên, chiếc máy bay ném bom B-52 đi chệch khỏi đường bay và va vào chiếc máy bay tiếp dầu KC-135 làm cho một động cơ của chiếc B-52 phát nổ và bốc cháy dữ dội, ngọn lửa rất nhanh lan ra cánh máy bay. 

Phi công chiếc B-52 vội thả bỏ thùng nhiên liệu dự phòng và tăng tốc độ để tránh xa chiếc máy bay tiếp dầu nhưng đã quá muộn, đám cháy vẫn không khống chế được và máy bay có thể bốc cháy bất cứ lúc nào. Trong tình huống vô cùng cấp bách, các phi công đã bắt buộc phải ném bỏ 4 quả bom hydro bởi vì nếu toàn bộ máy bay bốc cháy, bốn quả bom bị kích nổ thì sẽ là thảm họa vô cùng lớn.

Một quả bom rơi trên mặt đất.

Sau khi ném bỏ bốn quả bom, các phi công kích hoạt thiết bị nhảy dù và vài giây sau các phi công được phóng ra khỏi ca bin và máy bay bị nổ tung ngay sau đó, những mảnh vỡ của máy bay rơi lả tả suýt trúng cả các phi công đang lơ lửng trong không trung.

Các phi công sau đó đều hạ cánh an toàn và được tàu biển đến cứu. 

Sau vụ tai nạn, các cơ quan quân sự Hoa Kỳ đã tiến hành các biện pháp cứu hộ khẩn cấp. Ngay hôm đó, các chuyên gia và nhân viên cứu hộ đã bay đến Palimares và lao vào cuộc chiến đấu khẩn trương và vô cùng căng thẳng.

Đây là cuộc chiến đấu chạy đua với tử thần, vị chỉ huy quân đội Mỹ nói rằng kết quả có hai sự lựa chọn: "Hoặc là phải chết hoặc là phải tìm thấy những quả bom".

Đây là một sự cố bom hạt nhân, từ chuyên nghiệp gọi là "gãy kiếm." Sức mạnh của bốn quả bom hydro này đủ sức phá hủy toàn bộ nước Tây Ban Nha nên tất cả các chuyên gia tinh hoa về bom hạt nhân của Mỹ đều được điều đến Tây Ban Nha.  


Một quả bom được vớt lên từ đáy biển trong vụ tai nạn.

Công việc tìm ra điểm rơi của bốn quả bom trở thành nhiệm vụ cấp bách nhất vì những quả bom này có thể phát nổ bất cứ lúc nào.

Thông qua các tính toán chuẩn xác và chuyên nghiệp cùng với nhiều lần mô phỏng quá trình phi công ném các quả bom, cuối cùng đã có được những số liệu có uy tín và chỉ mấy ngày sau đội quân tìm kiếm đã tìm được ba quả bom rơi ở ba địa điểm khác nhau, may mắn là ba quả bom này đã được những chiếc dù bảo hộ nên hạ cánh an toàn xuống mặt đất.

Việc tìm thấy ba quả bom hydro rơi trên mặt đất không mất nhiều công sức bởi vì nó rơi xuống đất là điều hiển nhiên. Công nghệ chụp ảnh trên không của quân đội Mỹ có thể tìm ra dấu vết của một con chuột ở độ cao 10.000m và cuộc tìm kiếm ba quả bom rơi trên mặt đất chỉ mất có 7 ngày.

Quả bom hydro cuối cùng đã rơi ở đâu?

Việc tìm kiếm quả bom cuối cùng giống như trò chơi "trốn tìm" với quân đội Mỹ. Những nơi cần tìm đã tìm hết cả, trên mặt đất không thấy nên khả năng là nó đã rơi xuống biển, các chuyên gia phân tích cao cấp của quân đội Mỹ nói như vậy.

Điều này là rất khó khăn, ngày đó công nghệ kỹ thuật của quân đội Mỹ không tiên tiến như bây giờ, tìm kiếm quả bom ở dưới đáy biển thật đúng là "mò kim đáy biển". 

"Dù có khó khăn như đi lên trời cũng phải tìm, nếu không tìm thấy quả bom này người dân Tây Ban Nha sẽ chửi cả nước Mỹ". Chỉ huy quân đội Mỹ nói như vậy.

Máy tính quân sự của Hoa Kỳ đã chia mặt đất Palimares thành 1.000 khu vực và mỗi khu vực được một chuyên gia chỉ huy tìm kiếm. Mỗi người có một trách nhiệm riêng, phân tầng, phân khu trách nhiệm và cuối cùng chốt hơn 200 mục tiêu dưới nước bị nghi ngờ.

Khi tập trung tìm kiếm 200 khu vực trong vùng biển, quân đội Hoa Kỳ đã sử dụng một số lượng lớn tàu ngầm và thợ lặn chuyên nghiệp. Cuối cùng, quả bom hydro thứ tư cũng được tìm thấy ở độ sâu 700m dưới đáy biển, quả bom hydro này được chiếc dù phủ kín nên đã gây khó khăn cho công việc tìm kiếm.

Sau hơn 3 giờ trục vớt, quân đội Mỹ đã vớt được quả bom lên trên tàu, thế là 79 ngày từ khi xảy ra sự cố, quả bom thứ tư và là quả bom cuối cùng đã "trở về" an toàn. (cũng có dư luận nói rằng quả bom rơi xuống biển đã không được tìm thấy, người Mỹ đã lừa người Tây Ban Nha nhưng ai mà biết được đâu là thật, đâu là giả?). 

Có bao nhiêu quả bom hạt nhân đã mất tích?

Khi biết tin này có lẽ nhiều người sẽ khó ngủ vì lo sợ rằng một ngày nào đó trái đất sẽ bị hủy diệt. Vậy bạn có biết trên trái đất có bao nhiêu quả bom hạt nhân đã bị mất tích không? Có ít nhất 42 quả bom hạt nhân đã bị mất tích.

Đây là một thông tin rất đáng lo ngại: 42 quả bom hạt nhân có thể hủy diệt trái đất N lần?

Theo như tin tức trong 42 quả bom đã mất tích thì Mỹ mất 11 quả, Liên Xô (cũ) mất 31 quả. Các quốc gia này vì muốn thống trị thế giới đã thực hành các cuộc tập bắn đạn thật nhưng một khi kỹ thuật chưa thành thục nên đã xảy ra sự cố và những quả bom bị rơi xuống biển sâu.

Nếu một ngày nào đó ở khu vực biển sâu bỗng nhiên phát sinh một vụ nổ thì ta không nên bất ngờ.

Ngay từ bây giờ chúng ta hãy yêu hòa bình và tránh thật xa chiến tranh!

Nguyễn Đình Thiêm (Theo "Xinhuanet.com")
.
.
.