Thái Lan: Thưởng tiền để nhổ tận gốc tham nhũng trong ngành cảnh sát giao thông?

Thứ Bảy, 08/11/2014, 13:30

Như ở hầu hết thủ đô của các nước Đông Nam Á, việc điều khiển phương tiện giao thông ở Bangkok thường khiến người dân phát dễ nảy sinh tức giận. Chẳng hạn,  thường xảy ra tình trạng tắc đường, đặc biệt trên cao tốc, thậm chí người tham gia giao thông còn phải tránh cả… chó. Khi mùa mưa đến, những tuyến đường quá tải dễ dàng trở thành kênh chứa đầy nước, bùn, đất hôi hám. Góp phần vào bức xúc chung: cảnh sát giao thông thường chặn tài xế lại để  "làm luật" rồi xin ít "lộ phí".

Chính phủ  thông qua chính sách làm "trong sạch" đội ngũ Cảnh sát giao thông…

Cảnh sát giao thông Thái Lan bây giờ đang được động viên kiên quyết nói không với nạn hối lộ để lấy lại sự yêu mến từ nhân dân, đồng thời nhận ra nạn tham nhũng đang làm xói mòn luật pháp và đạo đức xã hội. Công tác cải cách đạo đức gắn liền với một chính sách mới: cảnh sát từ chối nhận hối lộ có thể được thưởng 300 USD.

Một cuộc khảo sát trong tháng 6 cho thấy, 90% người được hỏi mong muốn ngành cảnh sát cần phải cải cách. Chỉ huy trưởng mới của lực lượng cảnh sát do chính phủ quân sự bổ nhiệm tuyên bố: Chương trình thưởng 300 USD có thể giúp "nhổ tận gốc nền văn hóa thâm căn cố đế đang gây phiền phức cho xã hội Thái Lan".

Cảnh sát giao thông Thái Lan ngày càng được trang bị công cụ, thiết bị hỗ trợ hiện đại để vừa tuần tra, kiểm soát, điều tiết giao thông, vừa chống lại nạn hối lộ.

Đã có dấu hiệu tích cực. Chẳng hạn, trong thời gian vừa qua, cảnh sát giao thông Bangkok kiên quyết ngăn chặn hành vi tiêu cực và bắt giữ 2 người đàn ông đưa hối lộ sau khi vi phạm luật giao thông.

Trong tuần qua, người dân Thái Lan cảnh báo nhau trên mạng xã hội: Không nên hối lộ cảnh sát. Tất cả họ đều có camera bí mật theo dõi (được ngụy trang trên gọng kính, bút viết hoặc khuy áo ngực, đó là một chính sách rất cứng rắn".

Lương thấp buộc cảnh sát giao thông Thái Lan phải "kiếm thêm thu nhập"?

Đã hàng thập kỷ, cảnh sát Thái Lan thường nói "chuyện tình cảm" với tài xế để "phạt nguội". Báo chí nước này thường xuyên đưa tin phản ánh về những vụ bê bối có liên quan đến cán bộ cảnh sát "giúp đỡ" các đối tượng buôn lậu, hộp đêm, tụ điểm cờ bạc và nhiều hơn thế". Bà Pasuk Phongpaichit, một tiến sĩ kinh tế chuyên nghiên cứu thị trường chợ đen, tác giả đã viết một cuốn sách về cảnh sát Thái Lan có tựa: Hoạt động cấp giấy phép lái xe bất hợp pháp chỉ để đổi lấy lệ phí định kỳ hoặc tiền thuế phi chính thức.

Người dân Thái Lan ngày càng phải "va chạm" với cảnh sát tuần tra trên đường, cụ thể điều tiết giao thông hoặc dừng xe và kiểm tra hành chính. Cảnh sát giao thông Thái Lan ít khi rượt theo những người điều khiển phương tiện cơ giới vượt đèn đỏ như ở Mỹ. Họ đơn giản chỉ đứng chốt kiểm soát giao thông ven đường và dừng tài xế lại khi vi phạm luật dù chỉ lỗi nhỏ. Tình huống này có thể dẫn đến một trong 2 cách "xử lý". Tài xế có thể được mời vào trạm (có thể khi đó đúng lúc chiều muộn, trời dần vào tối)  ký vào biên bản và nộp phạt. Hoặc tài xế kín đáo "dúi" tiền đút lót vào tay cán bộ cảnh sát qua cửa kính buồng lái để được tiếp tục hành trình.

Cảnh sát giao thông mới vào ngành ở Thái Lan chỉ nhận được mức lương 4000.000 đồng/tháng. Mức lương đó thấp hơn một nhân viên thu ngân mới làm việc cho siêu thị 711 ở Bangkok đến hơn 1000.000 đồng. Do đó, "lương" chính của một tân sĩ quan cảnh sát hình thành từ các khoản "bồi dưỡng" nhỏ và nguồn thu nhập ngầm khác.

Dù mức lương quá thấp, không thể đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống, nhưng người dân Thái Lan chưa muốn tăng lương cho lực lượng cảnh sát thông qua tiền thuế cho đến khi chính phủ đương nhiệm hoàn thành lời hứa với nhân dân loại bỏ tận gốc tham nhũng và tiêu cực.

Vấn nạn tham nhũng ở Thái Lan tương tự như nhiều quốc gia khác. Theo báo cáo năm 2012 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, nạn tham nhũng trong ngành cảnh sát trên thế giới đang ngày càng phổ biến.

Đối với Thái Lan, tình trạng đó có thể tồi tệ hơn. Tổ chức Minh bạch Quốc tế xếp hạng tham nhũng của Thái Lan: 102/177 quốc gia được khảo sát trên toàn cầu. Thứ hạng đó kém Ấn Độ, nhưng có một chút khả quan hơn Mexico.

Theo Luật Thái Lan, những người phạm tội hối lộ quan chức nhà nước có thể phải chịu án 5 năm tù, trong khi quan chức nhận hối lộ có thể bị phạt tù chung thân.

Phạm Trúc
.
.
.