Thế giới ngầm tàn bạo tại Nhật Bản

Thứ Tư, 22/05/2013, 15:33

Những gã côn đồ vẫn thường quăng lựu đạn - mà theo tiếng lóng của bọn Yakuza là "quả dứa" - bay vào các trụ sở "kẻ thù không đội trời chung" của chúng, hoặc chọi thẳng vào nhà các giám đốc công ty đã từ chối lời đề nghị "tống tiền" từ tội phạm có tổ chức.

Tình hình căng thẳng đến mức vào năm ngoái 2012, Cảnh sát quận Fukuoka thậm chí đã trở thành đơn vị đi đầu ở Nhật Bản treo mức tiền thưởng 1.200 USD cho các công dân báo cáo những kẻ tình nghi đang sở hữu các chất nổ…

Chính phủ Nhật Bản và các chế tài trấn áp tội phạm có tổ chức

Kitakyushu, Nhật Bản. Rõ ràng thần kinh đang bị đe dọa chuyện gì đó khi chủ tịch một công ty xây dựng địa phương đã yêu cầu chúng tôi hạ thấp giọng ngay tại bàn ăn trưa. Ông nói: "Mọi người chú ý nghe nhé, khu phố nơi chúng ta đang ăn bữa trưa này là lãnh địa của một trong những phe nhóm đặc biệt bạo lực của "Yakuza", thế giới ngầm tội phạm quyền lực nhất ở Nhật Bản". Hàng tháng, những cuộc thương lượng với các ông trùm hạng trung và những vụ tống tiền đã trở thành nhiệm vụ thường trực ở đây.

Vị CEO của công ty xây dựng, bản thân ông ta cũng là một nhà đàm phán có liên kết với Yakuza trong hoạt động làm ăn mờ ám của họ trong suốt hơn 40 năm, lên tiếng thừa nhận: "Yakuza đã thò tay vào tất cả các lĩnh vực của ngành công nghiệp, và làm việc với chúng chỉ là một phần của hoạt động kinh doanh trong thành phố này". Vừa thừa nhận xong, vị CEO lại thở dài, than vãn: "Nhưng thời thế đang thay đổi. Chúng tôi sử dụng các mối quan hệ để hợp tác hài hoà với các ông trùm. Chúng là những nhà làm luật, ở đây xài "luật rừng", họ luôn tìm cách yêu cầu chúng tôi lì xì tiền để bôi trơn các giấy phép và hợp đồng làm ăn, nhưng nội bộ Yakuza cũng bằng mặt mà không bằng lòng, họ choảng nhau chí tử. Giờ đây chúng đã vượt khỏi tầm kiểm soát của chính phủ".

Khi phải đối diện với chiếc nồi chiến lợi phẩm đang bị co hẹp lại, 5 nghiệp đoàn mafia Yakuza đang lên kế hoạch tiến hành một cuộc chiến băng đảng dữ dội tại quận miền duyên hải Fukuoka. Nó là một khu vực suy nhược nằm trên hòn đảo cực Nam của Nhật Bản - một hòn đảo tên gọi là Kyushu - nơi đang có một tập hợp các nhóm tội phạm có tổ chức lớn nhất Nhật Bản, theo báo cáo của chính phủ Nhật. Những cuộc thanh trừng đẫm máu đôi khi đã gây tổn thất cho cả cảnh sát và dân cư vô tội ở địa phương.

Những gã côn đồ vẫn thường quăng lựu đạn - mà theo tiếng lóng của bọn Yakuza là "quả dứa" - bay vào các trụ sở "kẻ thù không đội trời chung" của chúng, hoặc chọi thẳng vào nhà các giám đốc công ty đã từ chối lời đề nghị "tống tiền" từ tội phạm có tổ chức. Tình hình căng thẳng đến mức vào năm ngoái 2012, Cảnh sát quận Fukuoka thậm chí đã trở thành đơn vị đi đầu ở Nhật Bản treo mức tiền thưởng 1.200 USD cho các công dân báo cáo những kẻ tình nghi đang sở hữu các chất nổ.

Riêng ở quận Fukuoka, nhân lực của Yakuza đã vào khoảng 5.000 tên, cho thấy một thực tế rằng đội quân "du thủ du thực" này đã giảm sút đáng kể sau khi chúng sẵn sàng dời đi nơi khác vì các quan chức đang tìm cách trấn áp sự hiện diện của chúng. Thị trưởng thành phố Kitakyushu và gia đình ông đã nhận những lời đe dọa dọa giết chết, một tay súng đi xe gắn máy đã bắn và làm bị thương một thám tử về hưu, và mấy gã giang hồ đã thẳng tay bắn chết một lãnh đạo công ty xây dựng ngay trước mặt vợ của nạn nhân.

Cách đây 3 năm, các cuộc tấn công ngày một trở nên cam go hơn, khi chịu không thấu, chính quyền địa phương đã tuyên chiến với Yakuza và đặt ra một số hạn chế hoạt động đối với chúng - cùng với thế phát triển của luật pháp Nhật Bản trong chiến dịch chống lại Yakuza. Tháng 10/2011, Nhật Bản đã lần đầu tiên thông qua luật cấm Yakuza thanh toán lẫn nhau. Ở Fukuoka, cảnh sát đã áp dụng các biện pháp đặc biệt nhằm ngăn chặn các thành viên băng đảng tụ tập thành nhóm gồm từ 5 tên trở lên ở những nơi công cộng; bắt đầu từ tháng 6/2012, bọn Yakuza bị cấm tham gia hoạt động ở các quận thương mại.

Vào tháng 12/2011, Ủy ban an toàn công cộng trên đảo Kyushu đã xác định rằng  Kudo-kai nằm trong số 5 nghiệp đoàn Yakuza là "đặc biệt nguy hiểm", thu hút các bằng chứng cho thấy tập đoàn này đã đứng đằng sau nhiều vụ quăng lựu đạn. Hai tổ chức tội phạm khác là Dojin-kai và Kyushu-Seido-Kai, được xếp hạng là "ít hiếu chiến hơn" đã dỡ bỏ khỏi tầm ngắm vào tháng 6/2012. Nó là một dấu hiệu pháp lý cho thấy chính phủ Nhật đang tranh thủ tìm kiếm sự mở rộng của pháp luật nhằm điều tra và bắt giữ các ông chủ "chóp bu".

Ông Tetsuya Nishida, chỉ huy cảnh sát thuộc Phòng tội phạm có tổ chức, giải thích: "Tổ chức Kudo-kai là đặc biệt xấu xa. Chúng không ngại làm bị thương dân chúng, xộc thẳng vào các công ty xây dựng và nhà hàng để lấy bất kỳ thứ gì mà chúng muốn". Về việc này, tổ chức Kudo-kai đã không phản hổi đề nghị được phỏng vấn mà chúng tôi (phóng viên) đã gửi bằng email đến tổng hành dinh của chúng. Cuộc chiến băng đảng tại Fukuoka đã nổ ra tại một thời điểm khi những khu vực khác ở Nhật Bản, sự hiếu chiến của Yakuza đang giảm xuống.

Trong vài năm qua, 3 tổ chức tội phạm ngầm lớn nhất Nhật Bản bao gồm Yamaguchi-gumi với khoảng 55.000 thành viên, đã củng cố lại quyền lực và không tham gia vào các cuộc tranh đấu. Ông Jake Adelstein, tác giả của quyển sách ăn khách "Thói xấu ở Tokyo: Cảnh sát Nhật đánh phóng viên Mỹ", đã tuyên bố.

Khổ lắm, không thể chống được Yakuza?

Tác giả Jake Adelstein khẳng định: "Các cuộc cạnh tranh khốc liệt làm cho giao tranh trở nên ác liệt hơn. Tuy vậy, các băng đảng ở Tokyo không dùng đến cái trò choảng lựu đạn vào nhau". Nhìn chung thế giới ngầm tội phạm vẫn giữ một tầm hoạt động yên tĩnh và mạnh mẽ trong thế giới kinh doanh ở Nhật Bản, còn các chuyên gia đang bất đồng với quan điểm liệu đến chừng nào các nhà làm luật mới đập tan hoàn toàn Yakuza. Cuộc nghiên cứu vào tháng 11/2012 của Văn phòng cảnh sát quốc gia Nhật Bản (NPA), tuyên bố cứ 1 trong 5 công ty là trả tiền mua an toàn từ Yakuza, NPA cũng đang là cơ quan đặt ra việc thực thi pháp luật.

Các 'bố già" cũng nhận được sự mê hoặc từ các fan cuồng nhiệt. Trong nhiều năm qua, Yakuza đã nhận được sự tôn kính của một bộ phận "đệ tử lưu linh", những người hạn chế thương vong cho dân thường còn để mặc cho các tay anh chị phân tài cao thấp. Cũng tương tự như văn hoá Pop của Mỹ, luôn thích thú với các câu chuyện về chàng cao bồi và tên cướp biển, Yakuza được tôn vinh trên các tạp chí hâm mộ, trong sách hoạt hoạ, phim hành động ở Nhật Bản. 

Nhưng không giống như thế giới ngầm tại Mỹ, đôi khi Yakuza lại hoạt động công khai mà không cần cảnh sát phải giám sát, theo dõi. Bằng chứng điển hình là địa chỉ của tổng hành dinh nghiệp đoàn Kudo-kai, một khu nhà có tường kiên cố bao bọc ở thành phố Kitakyushu, đã được công khai ngay trên mạng Internet, và đôi khi tổ chức tội phạm này cũng cung cấp một số cuộc phỏng vấn cho các nhà báo. NPA thừa nhận rằng nhờ Hiến pháp sửa đổi mà các thành viên của Kudo-kai có thể tự do hội họp trong Quốc hội Nhật Bản. Nhưng sự kiềm chế đang ngày một rõ ràng hơn ở Fukuoka, nơi đây bọn  Kudo-kai đã kiện ngược cảnh sát địa phương đã dán nhãn "nguy hiểm" cho chúng. Chúng tuyên bố nó đã vi phạm quyền tự do phát biểu.

Với việc vướng phải các vấn đề pháp lý như thế này khiến cho dân cư ở Fukuoka hoài nghi rằng công cuộc chiến đấu chống lại Yakuza sẽ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Vị CEO công ty xây dựng kết luận với chúng tôi: "Nói cho cùng, cảnh sát chỉ đơn giản là không đủ mạnh để trấn áp Yakuza". Ông chủ này khẳng định rằng sẽ không bao giờ xoá tắt được sự hiện diện đám đông mỗi khi Yakuza "có nhu cầu"

Nguyễn Thanh Hải (theo Global Post)
.
.
.