“Thùng xăng bay” KC-135

Thứ Tư, 22/08/2018, 16:59
Từ ngày 26 đến 29 tháng này, Pháp cho biết sẽ triển khai đội hình bay gồm 3 chiến đấu cơ Rafale, một máy bay vận tải A400M, một máy bay tiếp dầu KC-135 và một máy bay A310 ghé thăm Việt Nam.


Được biết đây là lần đầu tiên máy bay tiếp dầu KC-135 thuộc biên chế quân đội Pháp tới Việt Nam. Phía Pháp dự kiến gặp các cơ quan địa phương, họp đội hình bay, bay trình diễn và đón tiếp công chúng.

Mang 90 tấn nhiên liệu

Các thành viên đội bay của Pháp và Việt Nam cũng có kế hoạch gặp gỡ, theo Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam. Hoạt động này nằm trong khuôn khổ chiến dịch PEGASE (Triển khai Đội hình không quân tầm cỡ tại Đông Nam Á) ở châu Á - Thái Bình Dương, diễn ra sau đợt diễn tập Pitch-Black từ ngày 27-7 tới ngày 17-8 của Pháp tại Australia. 

Ngoài Việt Nam, Không quân Pháp còn ghé thăm Indonesia, Malaysia, Singapore và Ấn Độ. Pháp huy động đến 100 thành viên đội bay cho chiến dịch, dẫn đầu bởi tướng Patrick Charaix.

Đây là lần đầu tiên đội hình máy bay này của Pháp đến Việt Nam, diễn ra trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 5 năm quan hệ đối tác chiến lược. Việc điều tới 3 chiến đấu cơ Rafale đi quãng đường xa nên Pháp bố trí hẳn một máy bay tiếp dầu KC-135 cũng là điều dễ hiểu.

Boeing KC-135 Stratotanker là một loại máy bay tiếp nhiên liệu trên không của Không quân Mỹ được phát triển từ mẫu thử Boeing 367-80. Đây được coi là “thùng xăng bay” của khối NATO. KC-135 là một trong những máy bay chính trong lực lượng tiếp nhiên liệu trên không của Mỹ cũng như các nước thành viên của khối NATO. 

KC-135 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 31-8-1956 và được trang bị cho Không quân Mỹ vào tháng 6-1957. Kể từ khi ra đời đến nay, KC-135 đã được hiện đại hóa nhiều lần với các biến thể như: KC-135A, NKC-135A-B-C-D-E, NKC-135E, KC-135Q, KC-135R, KC-135R, KC-135T và EC-135Y.

Đã có hơn 800 chiếc KC-135 cùng các biến thể được chế tạo và đi vào phục vụ trong không quân các nước. KC-135 có chiều dài 45m, sải cánh 39m và chiều cao 12m. KC-135 cùng lúc có thể tiếp dầu cho 3 chiến đấu cơ. KC-135 có khối lượng cất cánh 44,6 tấn, khối lượng cất cánh tối đa lên tới 146 tấn. Mỗi chiếc KC-135 có thể mang theo khoảng 90 tấn nhiên liệu. Tốc độ chuyển nhiên liệu lên tới 4.500 lít/phút.

Để cơ động, KC-135 trang bị 4 động cơ CFM-56, mỗi động cơ sản sinh lực đẩy lên tới 96kN. 4 động cơ cực khỏe này cho vận tốc cực đại 933km/h, tốc độ bay hành trình 853km/h. Tầm bay của KC-135 lên tới 17.000km, trần bay 15.200 m. KC-135 có thể tiếp dầu cho máy bay chiến thuật, máy bay ném bom chiến lược và máy bay vận tải. Với việc trang bị KC-135, sức mạnh không quân của Pháp được nâng lên một tầm cao mới, đủ sức tác chiến trong những điều kiện chiến trường xa xôi.

Thay thế KC-135

Từ năm 1993 đến 2003, số lượng công việc bảo dưỡng kho KC-135 tăng gấp đôi, và chi phí đại tu cho mỗi máy bay tăng gấp 3 lần. Năm 1996, nó có giá 8.400 đô la mỗi giờ bay cho KC-135 và vào năm 2002, số tiền này đã tăng lên 11.000 đô la. Ước tính 15 năm của Không quân Mỹ dự kiến tăng trưởng chi phí đáng kể thông qua năm tài chính 2017. 

Chi phí hoạt động và hỗ trợ đội tàu KC-135 được ước tính tăng từ 2,2 tỷ đô la trong năm tài chính 2003 lên 5,1 tỷ đô la trong năm tài chính 2017, tăng hơn 130%, đại diện cho tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 6,2%.

Năm 2006, đội bay KC-135E bay trung bình hàng năm 350 giờ trên mỗi máy bay và đội bay KC-135R bay trung bình hàng năm 710 giờ mỗi máy bay. Đội bay KC-135 hiện đang tăng gấp đôi kế hoạch bay hàng năm để đáp ứng các yêu cầu tiếp nhiên liệu trên không, và kết quả là chi phí sử dụng và duy trì cao hơn dự báo.

Tháng 1-2007, Không quân Mỹ đã chính thức ra mắt chương trình KC-X. KC-X là giai đoạn đầu tiên trong 3 chương trình mua lại nhằm thay thế cho đội tàu KC-135. Tháng 2-2010, Không quân Mỹ đã khởi động lại cuộc thi KC-X với việc đưa ra yêu cầu sửa đổi đề xuất. Sau khi đánh giá hồ sơ dự thầu, Không quân Mỹ đã chọn thiết kế tàu chở dầu 767 của Boeing, với chỉ định quân sự KC-46, thay thế vào tháng 2-2011.

Hồng Định
.
.
.