Thương chiến Nhật Bản – Hàn Quốc

Thứ Bảy, 20/07/2019, 10:26
Bằng cách hạn chế xuất khẩu các vật liệu hóa học quan trọng sang Hàn Quốc, Nhật Bản đã gây ra tác hại không thể khắc phục đối với ngành công nghiệp điện tử toàn cầu, với tổn thất không hề nhỏ.


Để biện minh cho cuộc "đụng độ" với Hàn Quốc, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố "an ninh quốc gia" là lý do chính thức để hạn chế xuất khẩu hóa chất do Nhật Bản sản xuất sang Hàn Quốc.

Những vật liệu này - khí hydro florua, polyimide fluoride và chất quang dẫn - rất cần thiết cho sản xuất chip, và những hạn chế sẽ tấn công các công ty điện tử Hàn Quốc là nhà cung cấp quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, bao gồm Samsung, SK Hynix và LG. Chính phủ Nhật Bản cho đến nay không đưa ra bằng chứng nào cho thấy Hàn Quốc đang sử dụng các vật liệu bị hạn chế cho các ứng dụng quân sự.

Đối với nhiều người trong ngành công nghiệp điện tử toàn cầu, cuộc chiến thương mại vừa bùng nổ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc dường như đã nổ ra từ hư không. Hầu hết các chuyên gia tin rằng đây là một tranh chấp không có thật bắt đầu từ mối hận thù có nguồn gốc từ Thế chiến II. Trong nhiều thập kỷ, người Hàn Quốc đã thúc đẩy việc buộc Nhật Bản phải bồi thường việc sử dụng lao động cưỡng bức và nô lệ tình dục trong thời gian Nhật Bản chiếm đóng Hàn Quốc. Nhiều người ở Hàn Quốc tin rằng Nhật không sẵn lòng thừa nhận hoàn toàn các hoạt động sai trái thời chiến của đất nước.

Vào ngày 4-7, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành các hạn chế xuất khẩu đối với Hàn Quốc. Các quy định mới do chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe đặt ra yêu cầu các nhà cung cấp nguyên liệu của Nhật Bản phải có giấy phép xuất khẩu trước khi vận chuyển các nguyên liệu thô này sang Hàn Quốc. Quá trình mới được áp đặt này được cho là sẽ kéo dài một khoản thời gian kiểm tra khoảng 90 ngày. 

Theo dữ liệu năm 2018 từ Hiệp hội Thương mại Hàn Quốc, nước này đã nhập từ Nhật Bản 84,5% polyimide fluoride (giá trị nhập khẩu là 19.720.000 USD); 93,2% chất quang dẫn (298.890.000 đô la Mỹ) và 41,9% hydro florua (66.850.000 đô la). Như vậy, dường như thiệt hại đối với các công ty Hàn Quốc sẽ lớn hơn trong việc cắt giảm polyimide fluoride và các chất phát quang.

Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu này sẽ gây khó khăn cho không chỉ các công ty Hàn Quốc mà cả các công ty Nhật Bản. Phản ứng dữ dội cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến Chính phủ Nhật Bản và có thể làm giảm khả năng cạnh tranh của Nhật Bản. Polyimide fluoride là một vật liệu EL hữu cơ. Nếu không có nguồn nguyên liệu, hai đại gia Hàn Quốc - LG Electronics, nhà sản xuất TV EL hữu cơ và Samsung Electronics, nhà sản xuất tấm EL hữu cơ cho điện thoại thông minh - sẽ bị ảnh hưởng sâu sắc.

Trong khi đó, các chất quang dẫn là những nguyên liệu được sử dụng cho in thạch bản EUV, một công nghệ sản xuất chất bán dẫn rất tiên tiến chỉ được đưa vào sản xuất hàng loạt trong năm nay. Điều này sẽ có khả năng ảnh hưởng đến các chất bán dẫn logic tiên tiến của Samsung. Nó cũng có thể tác động đến DRAM 16nm, sản phẩm sắp được sản xuất. Cả Samsung và SK Hynix sẽ cảm thấy đau. 

Theo các chuyên gia, Samsung đang vận hành một nhà máy bán dẫn dựa trên hệ thống sản xuất trực tiếp thời gian thực của Toyota, tức giữ cho các bộ phận, linh kiện và vật liệu của nó ở mức tối thiểu. Samsung dường như chỉ trữ hàng quang học EUV để sản xuất khoảng một tháng. Điều tương tự cũng áp dụng cho việc cung cấp hydro florua.

Hầu hết các chất bán dẫn logic tiên tiến được cho là bộ xử lý ứng dụng (AP) cho điện thoại thông minh Galaxy của Samsung. Samsung đã xuất xưởng 292,3 triệu điện thoại thông minh trong năm 2018 - nhiều nhất trên thế giới. Tất cả các thiết bị này phải được trang bị các AP hàng đầu được chế tạo bằng thiết bị EUV. Nhưng chỉ với hàng tồn kho trong một tháng của EUV, việc sản xuất AP hàng đầu sẽ chậm lại, do đó hạn chế lượng điện thoại thông minh. 

Quan trọng hơn, nếu EUV đã sử dụng chế tạo DRAM tiên tiến, thì thiệt hại sẽ lớn hơn nhiều so với sự chậm lại của Galaxy. Điều này là do Samsung và SK Hynix là hai nhà lãnh đạo toàn cầu trong thị trường DRAM. Trong quý đầu tiên của doanh số DRAM toàn cầu năm 2019, Samsung đã chiếm 42,7% thị phần, tiếp theo là SK Hynix với 29,9%, hoặc tổng thị phần 72,6%.

Giả sử rằng EUV đã được sử dụng để chế tạo DRAM tiên tiến, việc thiếu hụt EUV sẽ hạn chế sản xuất của họ. Đổi lại, điều đó sẽ cản trở sản xuất điện thoại thông minh. Khoảng 1,4 tỷ điện thoại thông minh đã được xuất xưởng trong năm 2018, cùng với 300 triệu PC, 150 triệu máy tính bảng và khoảng 11,75 triệu máy chủ. Do sự nghẹt thở về nguồn cung này, Apple, HP, Dell và các hãng khác sẽ phàn nàn với chính phủ Nhật Bản. Rốt cuộc, chính Nhật Bản sẽ gây ra sự thiếu hụt với những hạn chế xuất khẩu. Ngành công nghiệp điện tử toàn cầu sẽ giận dữ với Nhật Bản.

Nam Tiên
.
.
.