Tony Blair Không cần Brexit, Anh vẫn kiểm soát được việc nhập cư

Chủ Nhật, 01/10/2017, 15:59
Cựu Thủ tướng Anh Tonny Blair đã trở lại chính trường sau một thập niên vắng bóng. Ông nghĩ mình có một số ý tưởng thu hút được sự ủng hộ của mọi người. Ngày 10-9 vừa qua, ông Blair tuyên bố Anh có thể giải quyết vấn đề hạn chế nhập cư mà không cần có Brexit.


Không cần tới “búa tạ” Brexit?

Ông Tony Blair đã có được ý thức mới về sứ mệnh của mình. Cụ thể, ông sẽ chống lại Brexit. Trong các cuộc hội đàm, ông đưa ra các phương án can thiệp dự định với những lựa chọn cho người di cư từ EU. Phát biểu trên chương trình The Andrew Marr Show của Đài BBC1, ông Tony Blair nói: Sức ép từ hậu quả của việc di dân từ EU đó chính là vấn đề việc làm, tiền lương, và Anh có đủ quyền lực để giải quyết những vấn đề này thông qua luật pháp của mình.

Ông Tony Blair cũng gợi ý với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về ý nghĩa của phong trào tự do đang dần thay đổi, nên cần có chỉ thị để trấn áp người di cư, bằng cách hãy nhắm thẳng vào việc cắt giảm tiền công lao động. Ông cho rằng, nếu muốn đối phó với những điều trên, Anh vẫn có thể giải quyết trực tiếp mà không cần đến “chiếc búa tạ” là thông qua Brexit để phá hủy luồng di cư từ EU.

Ông Tony Blair phát biểu trước khi Quốc hội chuẩn bị cho cuộc trưng cầu về dự luật rút quân của EU. Ông kêu gọi các chính trị gia hãy quan tâm, suy nghĩ về Brexit trong thời cuộc, vì những hoài nghi về nó: Brexit là một sự phân tâm chứ không phải là một giải pháp hay cho những vấn đề mà Anh đang phải đối mặt. Vì thế, cần đưa ra các giải pháp mới đối với những vấn đề mà cộng đồng đang gặp phải, chứ không nên thực hiện Brexit.

Đề xuất của cựu Thủ tướng

Theo ông Tony Blair, những người di cư cần chứng minh được rằng họ có một công việc và được kiểm chứng, trước khi họ muốn đến Anh. Và cảnh báo, họ sẽ mất quyền thuê nhà hoặc yêu cầu bồi thường lợi ích nếu họ không có quyền ở lại Anh. Giống như những người nhập cư không phải là người châu Âu, họ sẽ phải trả học phí cao hơn tại các trường học ở Anh.

Một số nước EU như Bỉ - quốc gia có chế độ di cư khá “khắc nghiệt”. Họ có các quy định hiện hành về việc di chuyển của dân cư với đòi hỏi những đăng ký nghiêm ngặt. Đề xuất của ông Tony Blair cho thấy những người lao động có trình độ thấp sẽ không được phép ở lại Anh quá 2 năm.

Ông Tony Blair cũng đề nghị Anh có thể đàm phán về việc ngăn chặn tức thời việc nhập cư với phần còn lại của EU, bởi những tác động không tốt của sự gia tăng nhanh chóng người nhập cư.

Ông Tony Blair phủ nhận Chính phủ Anh đã thất bại trong việc nhận ra tiềm năng tác động của di cư. Ông đặc biệt nhấn mạnh rằng tâm trí của các cử tri đã bị thay đổi bởi chi phí của cuộc khủng hoảng tài chính và 7 năm thắt lưng buộc bụng. Cũng như trong năm nay, khủng hoảng tài chính với những hậu quả khủng khiếp.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon, xuất hiện trên trang báo Marr ngày 10-9 bác bỏ lập luận của Tony Blair, nói rằng cách tiếp cận của Tony Blair mâu thuẫn với cách tiếp cận của chính phủ. Bây giờ thì đã hơi trễ. Anh quyết định rời khỏi EU và cần phải làm quen với điều đó. Nhưng ông Tony Blair lại muốn làm ngược lại.

Ý tưởng của Tony Blair dường như không khả quan và khó được giải quyết. Và  ông Blair đã bỏ lỡ cách duy nhất để ngăn chặn sự lạm dụng lao động di cư của các “ông chủ tham lam” đó là giảm giá nhân công, sẽ có thể điều chỉnh được thị trường lao động sau Brexit.

Hải Ngô (Theo theguardian.com)
.
.
.