Trung Quốc bắt giữ đường dây trộm mắt người chết ở bệnh viện

Thứ Năm, 29/11/2018, 15:32
"Một quả bóng bằng vải được đặt trong mắt trái của anh ấy, bên mắt phải vẫn còn đặt dụng cụ phẫu thuật để mở rộng hốc mắt. Đôi mắt đã bị lấy đi", em gái người quá cố chia sẻ trên mạng xã hội WeChat. "Tôi thấy rất buồn. Đó là hành động đáng sợ" - Xinhua ngày 2-11 cho hay.


Có câu kết của nhân viên bệnh viện

Người nhà bệnh nhân cho biết khi thấy thi thể người thân tại nhà xác bệnh viện bị lấy mất mắt khiến cảnh sát vào cuộc điều tra và phát hiện ra đường dây buôn bán nội tạng. Người đàn ông vừa qua đời tại bệnh viện Nhân dân Ninh Hương ở tỉnh Hồ Nam, miền trung Trung Quốc. Sau khi người nhà tới nhà xác bệnh viện để gặp thân nhân lần cuối, họ phát hiện đôi mắt của ông không còn, South China Morning Post đưa tin.

Cảnh sát đã bắt 4 người với cáo buộc ăn trộm và hủy hoại xác chết. Một số người trong đó là nhân viên nhà xác bệnh viện. Ba trong 4 nghi phạm đã bay tới thành phố Thiệu Dương, cách Ninh Hương 240 km. "Điều tra ban đầu cho thấy các nghi phạm này có thể câu kết với nhau để bán nội tạng người", một nguồn tin cảnh sát cho hay. 

Bệnh viện đã tiến hành thương lượng với thân nhân người quá cố vể việc bồi thường. Mỗi năm, có khoảng 300.000 bệnh nhân chờ được cấy ghép ở Trung Quốc, trong khi chỉ có khoảng 10.000 ca được thực hiện vì tình trạng thiếu nội tạng hiến tặng thích hợp, theo People's Daily.  

Vào năm 2015, 2.776 người trên khắp Trung Quốc đã hiến tạng sau khi họ qua đời. Con số này đã tăng lên 4.080 vào năm 2016 và 5.135 vào năm 2017. Theo giới chuyên gia Bắc Kinh, hàng năm có khoảng 300.000 bệnh nhân Trung Quốc cần phải thay thận, nhưng Chính phủ chỉ đáp ứng được hơn 12.000 người. Do số cung quá lớn, nên tất yếu nảy sinh bùng nổ thị trường buôn bán nội tạng chợ đen. Giá cả tùy từng trường hợp, từ 30.000 USD đến trên 50.000 USD.

Cảnh sát triệt đường dây mua bán tạng người.

Thâm nhập đường dây mua bán thận

Đa số người bán thận từ nông thôn nghèo của Trung Quốc lên tỉnh, thành kiếm việc làm nhưng không được, đành phải bán thận để sinh sống. Cũng có cò mồi mua thận từ Pakistan, Ấn Độ... sang bán tại Trung Quốc. Cũng có thanh niên bán thận để lấy tiền ăn chơi, hít heroin. 

Nhằm ngăn chặn tệ nạn này, mới đây, lần thứ tư Cảnh sát Trung Quốc mở chiến dịch truy bắt bọn mua bán nội tạng bất hợp pháp. Chiến dịch truy quét của Công an Trung Quốc lần đầu tiên được phát động vào đầu tháng 1-2013 sau vụ một nam học sinh 17 tuổi bán thận để kiếm 3.500 euro mua iPhone và iPad! 

Khi iPad trở thành mốt phổ biến trong giới thanh thiếu niên thế giới, trên các trang mạng Trung Quốc xuất hiện không ít các rao vặt "Hãy bán một quả thận để mua iPad", và kiểu quảng cáo gây sốc này tác động mạnh vào thị hiếu của thanh thiếu niên, nên đương nhiên có nhiều người tìm mọi cách để có tiền mua iPad! Vào lúc đó, tính mạng cậu này đang trong tình trạng nguy kịch do hậu quả của lần phẫu thuật. 

Sau ba tháng trời chữa trị, cuối cùng cậu ta bị liệt một nửa người.  Kẻ đăng tin cho biết sẽ trả khoảng 4.000 USD cho một quả thận và việc cắt lấy thận diễn ra trong vòng 10 ngày. Giới cò mồi yêu cầu người muốn bán gan, thận phải có chiều cao trên 1,7 m, cân nặng trên 75kg, tuổi dưới 30, sức khỏe tốt, chức năng gan, thận tốt, tất cả những tiêu chí này đều phải được xác minh bằng phiếu khám sức khỏe của bệnh viện, có xét nghiệm vi-rút viêm gan siêu vi B, ảnh màu 4×6 mới chụp.

Thông thường, để chiêu dụ những kẻ cần tiền, bọn cò mồi hứa bao ăn, ở trong thời gian chờ đợi, chịu chi phí kiểm tra sức khỏe và các phụ phí. Nhiều mục rao vặt còn "khuyến mại" thêm tiền tàu xe đi về, tiền tiêu vặt trong thời gian chờ bán nội tạng, "phong bì" hậu tạ không dưới 200 USD của bên mua...  
Có nhiều nhà báo nổi tiếng trên thế giới đã đến Trung Quốc điều tra về tệ nạn mua bán nội tạng. 

Sau vài lần làm quen, một nam thanh niên bán thận đồng ý nói chuyện với phóng viên với điều kiện ẩn danh. Vén áo phông lên, anh chỉ cho tôi thấy vết sẹo dài nơi nội tạng của anh đã được lấy ra. Người thanh niên 21 tuổi nói anh bán thận với giá 7.000 USD để trả nợ chơi cờ bạc. Anh mô tả lại thế giới tối tăm, bí mật nơi những người buôn bán nội tạng làm việc sau khi sắp xếp vụ trao đổi qua mạng. 

"Lúc đầu tôi được mang tới bệnh viện để lấy mẫu máu và khám sức khỏe," - cậu ta nói với nhà báo - "Sau đó tôi đợi ở khách sạn trong vài tuần cho tới khi những người buôn bán tìm được người mua phù hợp. 

Nguyễn Minh
.
.
.