Trung Quốc điều tra vụ rửa tiềnlớn nhất trong lịch sử: 13 tỷ đô la Hồng Kông

Thứ Ba, 23/04/2013, 15:08

Các chuyên gia ước tính rằng khoảng hàng chục tỷ USD đã được "rửa" tại Hồng Kông mỗi năm, phần lớn là các hoạt động có liên quan đến mua bán ma tuý từ giới tội phạm Hoa lục hoặc từ thiên đường cờ bạc Macau.

Hồng Kông, trung tâm "rửa tiền" của giới nhà giàu Trung Quốc

Luo Juncheng, đến từ tỉnh Quảng Đông, bỏ học từ khá sớm và kiếm sống bằng nghề giao hàng. Vào giữa năm 2009, lúc 19 tuổi, Luo đã mở một tài khoản tại Ngân hàng Chiyu thuộc hệ thống Ngân hàng Trung Quốc ở Hồng Kông. Trong vòng 8 tháng qua, Luo đã chuyển vào tài khoản của mình hơn 13 tỷ đô la Hồng Kông (HKD), gần 5.000 lần đặt cọc và thực hiện hơn 3.500 đợt giao dịch rút tiền, đây được xem là vụ "rửa tiền" lớn nhất trong lịch sử Ngân hàng Trung Quốc. Hiện tại Luo Juncheng đang chấp hành án phạt 10,5 năm tù vì tội chuyển tiền bất hợp pháp.

Nhưng trong vụ án này đã nổi lên những tranh luận nóng hổi: Luo đã làm như thế nào để có thể giao dịch thành công trong suốt nhiều tháng, và tại sao không hề có bất kỳ vụ bắt giữ nào khác khi mà chính ngay tại toà, Luo khai rằng hắn ta không hành động một mình? Vụ án của Luo đã khẳng định một điều rằng đang có nhiều hoạt động "rửa tiền" tại Hồng Kông bất chấp nơi này nổi tiếng với danh hiệu là trung tâm chuyển tiền của thế giới, cả hợp pháp và bất hợp pháp, hoạt động giao dịch được tiến hành bởi tầng lớp người Hoa giàu có.

Các chuyên gia ước tính rằng khoảng hàng chục tỷ USD đã được "rửa" tại Hồng Kông mỗi năm, phần lớn là các hoạt động có liên quan đến mua bán ma tuý từ giới tội phạm Hoa lục hoặc từ thiên đường cờ bạc Macau.

Một vụ khác có liên quan đến Lam Mei-ling, một người thuê nhà ở công cộng, mù chữ, 61 tuổi, đã bị tuyên mức án 10 năm tù vì vai trò của bà ta có tham gia vào một vụ "rửa tiền". Ông Steve Vickers, Giám đốc điều hành (CEO) của Steve Vickers and Associates, một tổ chức tư vấn và giảm thiểu rủi ro, bản thân ông cũng là một chuyên gia về rủi ro, cho biết: "Cả Lam và Luo đều chỉ là các bánh xe trong một cỗ máy "rửa  tiền" khổng lồ. Nó chỉ giống như việc sát hại 2 con gà trước mắt một con khỉ", đề cập đến một câu ngạn ngữ của người Hoa về trừng phạt kẻ yếu trước cái bóng quyền lực mạnh mẽ.

Hiện thời, Hồng Kông đã có quy định mới nhằm chấn chỉnh hoạt động "rửa tiền" và các ngân hàng đã "đi đêm" làm điều đó, theo đó Pháp lệnh chống rửa tiền (AMLO) đã đi vào hoạt động có hiệu lực cách đây 1 năm. Trước khi ban hành AMLO, chính quyền đã không có sức mạnh để khởi động các thủ tục tố tụng hình sự chống lại các ngân hàng đã làm ngơ hoặc hỗ trợ cho các hoạt động "rửa tiền". Một thực tế rằng  chính quyền Hồng Kông đang theo đuổi mục đích cá nhân hơn là các tổ chức tài chính.

Pháp lệnh chống rửa tiền 

Việc truy tố thành công cho đến nay mới chỉ chống lại những cá nhân như Luo Juncheng - nhân vật thuộc đáy của chuỗi "rửa tiền" - mặc dù Carson Yeung, nhà tài phiệt và là chủ nhân của câu lạc bộ bóng đá Anh Birmingham City, sẽ ra toà vào cuối tháng 4/2013. "Có vẻ như các khoản tiền lớn hơn đang được chuyển đổi trong hoạt động "rửa tiền", dẫn lời ông Thẩm phán Esther Toh, người cũng đã tuyên mức án trong vụ rửa tiền "siêu khủng" của Luo.

Nữ phát ngôn viên của Ngân hàng Trung Quốc (chi nhánh Hồng Kông) trong một thông cáo qua email đã từ chối đưa ra các lời nhận xét đến các cá nhân liên quan, đồng thời khẳng định Chiyu Bank đã "tuân thủ tất cả các luật và quy định có liên quan của Hồng Kông". Đơn vị tình báo tài chính (JFIU) và Cơ quan tiền tệ Hồng Kông (HKMA) cũng yên lặng trước các vụ việc, và hứa sẽ điều tra nghiêm túc về "rửa tiền", các giao dịch đáng ngờ và các kiểm soát thất bại.

Năm 2009, một gã người Phi, từng sử dụng nhiều tên giả và hộ chiếu khác nhau, đã bị tuyên mức án 38 tháng tù vì đã "rửa" 10 triệu HKD thông qua 4 tài khoản ngân hàng. Phạm nhân Lam Mei-ling đã "rửa" hơn 6,8 tỷ HKD thông qua 9 ngân hàng trong khoảng thời gian 2002 - 2005, đã bị ghi âm khoảng 39.500 người chuyển khoản. Mỗi tháng Lam đã nhận 4.500 HKD từ "nghề" của mình.

Dữ liệu chính xác về số tiền "rửa" hàng năm ở Hồng Kông xem ra khá hiếm, song Tổ chức Liêm chính tài chính toàn cầu (GFI) đặt trụ sở chính ở Washington (Mỹ) đã ước tính rằng khoảng 2,83 ngàn tỷ USD đã chảy một cách bất hợp pháp ra khỏi đất nước Trung Quốc từ năm 2005-2011, với người nhận lớn nhất là Hồng Kông. Trong năm 2011, GFI ước tính rằng, tổng lượng ngoại tệ phi pháp chảy ra khỏi Trung Quốc là 602,9 tỷ USD, trong đó 10% (tức 60 tỷ USD) là tiền mặt. Xét trên các nguồn tiền đầu tư đã cho ra một con số giật mình rằng khoảng 22 tỷ USD là tiền từ các ngân quỹ phi pháp của người Trung Quốc đã chảy ra khỏi đất nước bằng tiền mặt mỗi năm

Thanh Hải (theo SCMP)
.
.
.