USS Ronald Reagan Siêu hàng không mẫu hạm

Thứ Ba, 14/11/2017, 14:38
Tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ đã cập cảng Busan, Hàn Quốc sau cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn, theo công bố của Hải quân Mỹ ngày 22-10 vừa qua.


USS Ronald Reagan (C\VN-76) là một siêu hàng không mẫu hạm thuộc lớp tàu sân bay Nimitz chạy bằng lò phản ứng hạt nhân  năng lượng hạt nhân. Nó là chiến hạm thứ 9 của lớp Nimitz được đóng và được đặt theo tên của Ronald Reagan, Tổng thống Mỹ thứ 40 tại vị từ năm 1981-1989. Xuất xưởng vào năm 2001, nó là con tàu đầu tiên được đặt theo tên của một vị cựu Tổng thống còn sống.

Tính đến tháng 5-2012, USS Ronald Reagan là một phần của Nhóm tác chiến tàu sân bay 9 (CSG-9) của Hải quân Mỹ và được điều hành bởi Tư lệnh Không quân Hải quân Thái Bình Dương. Tháng 1-2014, Hải quân Mỹ thông báo rằng, USS Ronald Reagan sẽ thay thế USS George Washington trở thành soái hạm của Nhóm tác chiến tàu sân bay 5 và lệnh tấn công thông qua Căn cứ Hải quân Yokosuka (Nhật Bản), như là một phần của Đệ thất Hạm đội Mỹ.

Siêu hàng không mẫu hạm là những tàu sân bay có trọng lượng rẽ nước từ 64.000 tấn trở lên. Trong khi cả thế giới hiện chẳng có lấy một chiếc siêu mẫu hạm nào, Mỹ lại sở hữu tới 10 chiếc siêu mẫu hạm thuộc lớp Nimitz (3 chiếc) và Nimitz cải tiến (7 chiếc), gọi chung là lớp Nimitz. Đây là lớp tàu sân bay uy lực nhất trên thế giới hiện nay.

Tàu sân bay Nimitz có tổng chiều dài 333m và trọng lượng rẽ nước từ 102.000-106.000 tấn); bề ngang ở mực nước 41m và chỗ rộng nhất của sàn bay từ 77,76-78,41m; thủy thủ đoàn có thể lên đến 3.200 người (không kể không đoàn gồm 2.480 người). 

Tất cả 10 tàu lớp Nimitz đều được đóng trong giai đoạn 1968-2006 tại Công ty Newport News, Virginia, trong ụ khô lớn nhất Bán cầu Tây - ụ khô số 12, dài 662m. Kể từ USS Theodore Roosevelt, tất cả các tàu đều được đóng theo cấu trúc mô-đun hóa (USS George H.W Bush được lắp từ 161 "siêu mô-đun").

Hiện nay, Pháp là nước duy nhất ngoài Mỹ sở hữu tàu sân bay chạy năng lượng hạt nhân. Trong khi đó, tất cả tàu lớp Nimitz của Mỹ (10 chiếc) đều được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân A4W. Các lò hạt nhân cung cấp năng lượng cho 4 cánh quạt, giúp tàu có thể đạt tốc độ tối đa trên 30 hải lý/giờ (56km/h) và công suất tối đa 260.000bhp (190MW). 

Nhờ sử dụng năng lượng hạt nhân, những tàu này có khả năng hoạt động liên tục trong 20 năm mà không cần phải nạp nhiên liệu, và dự tính sẽ phục vụ trong 50 năm.

Hệ thống vũ khí của tàu lớp Nimitz có khả năng chống lại chiến hạm,  máy bay và tên lửa địch. Chúng bao gồm 3-4 bệ phóng tên lửa RIM-7 Sea Sparrow để chống máy bay và tên lửa chống hạm, 3-4 pháo Phalanx CIWS 20mm. Ngoài ra, các tàu c̣n được trang bị mới RIM-116 RAM. 

Tất cả các tàu đều phải trải qua kỳ kiểm tra kỹ thuật toàn diện và nạp nhiên liệu (RCOH). Về khả năng tấn công, các tàu Nimitz có thể mang tối đa 100 máy bay và có nhiều hệ thống phóng tên lửa đối không và pháo pḥng thủ gần.

Nổi bật và tối tân nhất trong các tàu thuộc lớp Nimitz là tàu sân bay hạt nhân USS George H.W.Bush. Đây là con tàu lớp Nimitz cuối cùng của Mỹ. Do chế tạo muộn, nó đã sử dụng công nghệ năng lượng nguyên tử tiên tiến hơn, mức độ hiện đại hóa cao hơn. Tàu sân bay Bush đã được cải tiến mang tính thực chất và đã áp dụng nhiều công nghệ mới. 

Chẳng hạn, đã sử dụng hệ thống vệ sinh chân không trên biển mới, hệ thống phân phối nhiên liệu mới (cho máy bay), còn có một lượng lớn hệ thống điều khiển và vật liệu đường ống mới. Những cải tiến này sẽ làm giảm chi phí cho tuổi thọ tàu sân bay. USS George H.W.Bush được cho là chiến hạm đắt nhất thế giới hiện nay đang hoạt động, với giá trị khoảng 6,2 tỷ USD.

Vĩnh Ðông
.
.
.