Lịch sử “đen” trong Nhà Trắng

Vĩ nhân cũng bó tay - Kỳ 2

Thứ Tư, 03/05/2017, 14:14
Abraham Lincoln nổi tiếng với việc bãi bỏ chế độ nô lệ ở Mỹ, nhưng thật ra điều đó chỉ có tính ước lệ, và người ta cho rằng ông bị ám sát cũng bởi điều này.


Abraham Lincoln không thể thay đổi

Sau khi Tổng thống Abraham Lincoln bãi bỏ chế độ nô lệ vào năm 1863, bạn cũng không nhận thấy sự khác biệt nhiều trong Nhà Trắng. Tất cả các công việc tầm thường trong Nhà Trắng tiếp tục do những người Mỹ gốc Phi thực hiện.

Cho rằng hầu hết người da đen không thể làm việc gì ngoài làm tôi tớ hoặc lao động chân tay. Woodrow Wilson, người lôi Mỹ vào Thế chiến I, gọi người Mỹ gốc Phi là “chủng tộc dốt nát và thấp kém”. Năm 1915, ông thậm chí còn tổ chức một buổi chiếu phim “The Birth Of A Nation” (một bộ phim phân biệt chủng tộc cực đoan) ngay trong Nhà Trắng. Bộ phim miêu tả Ku Klux Klan (hội phân biệt chủng tộc) như những anh hùng.

Trong những năm 1920, Herbert Hoover và vợ ông, Lou, cũng dùng những người hầu da đen phục vụ phòng ăn cho mình, và buộc họ đều có tầm vóc như nhau. Mặc dù Lou một lần mời nghị sĩ da đen duy nhất đến uống trà, nhưng chồng bà luôn từ chối chụp ảnh với người da đen.

Alonzo Fields phục vụ 4 vị Tổng thống, từ Hoover đến Eisenhower, ông là người da đen đầu tiên làm quản gia ở Nhà Trắng.  Khi đến Nhà Trắng vào năm 1931, ông phát hiện ra có phòng ăn riêng biệt cho nhân viên da trắng và da đen. Vì là một người miền Bắc, chưa bao giờ gặp phải sự phân biệt, ông vô cùng thất vọng với kinh nghiệm đầu tiên của mình tại Nhà Trắng. 

“Chúng tôi đều làm việc cùng nhau nhưng chúng tôi không thể ăn cùng nhau... Ở đây trong Nhà Trắng! Đây là nhà của các nền dân chủ trên thế giới, và tôi đủ tốt để xử lý thực phẩm của Tổng thống nhưng tôi không thể ăn với sự giúp đỡ của người da trắng”, ông viết.

Alonzo Fields. 

Eleanor Roosevelt, phu nhân của Franklin D. Roosevelt, vào ở Nhà Trắng năm 1933, bà đã chọn tất cả người hầu là da đen. Những nhân viên Nhà Trắng đã thuyết phục bà rằng người da đen đơn giản là ít có khả năng phát tán tin đồn bởi họ không thể hiểu được những gì đang được nói. Người giúp việc Nhà Trắng Lillian Rogers Parks đã viết: “Điều đó khiến chúng tôi phải làm giả như mình không hiểu hết những gì họ nói. Chúng tôi đã học cách hành động ngớ ngẩn như là một phần của công việc”.

Kennedy không chấp nhận hôn nhân liên chủng tộc

John F.Kennedy cũng thoải mái tương tự, nhưng Preston Bruce cho biết vẫn có sự phân biệt chủng tộc trong Kennedy. Khi nghệ sĩ da đen Sammy Davis Jr đưa người vợ Thụy Điển tóc vàng của mình, May Britt, đến Nhà Trắng. Kennedy sợ một bức ảnh sẽ khiến nhiều người Mỹ phản đối hôn nhân hỗn hợp chủng tộc bị sốc, nên rít lên với một người hầu: “Đưa họ ra khỏi đây”.

Jack và Jackie Kennedy gặp gỡ nhân viên Nhà Trắng.

Phim “Butler” dựa trên cuộc đời của Eugene Allen, một quản gia Nhà Trắng, người qua đời ở tuổi 90 vào năm 2010. Ông lớn lên trong một ngôi nhà gỗ ở Virginia vào lúc hôn nhân liên chủng tộc bị cấm, người da đen và người da trắng không thể ngồi chung trong các rạp chiếu phim và nhà hàng. Ngay cả khi ông bắt đầu làm việc tại Nhà Trắng vào năm 1952, Allen đã phải sử dụng cánh cửa dành cho người da đen. Phục vụ tất cả các tổng thống từ Harry Truman đến Ronald Reagan, lương khởi điểm của ông chỉ 2.400 USD/năm và làm việc 6 ngày/tuần.

Trong những năm đó, những người đàn ông tại Phòng Bầu dục và thậm chí cả trợ lý điều hành của họ luôn là người da trắng, còn  trong nhà bếp và gác ở cửa luôn là người da đen. Allen cho biết ông đã giúp làm dịu thần kinh của Lyndon Johnson trước các cuộc biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam bằng vô số ly sữa và Scotch. Gerald Ford thích trò chuyện với ông về golf.

Sau 34 năm phục vụ người da trắng, Allen đã vui mừng khôn xiết khi Barack Obama đắc cử. Khi Allen chết, (cựu) Tổng thống Obama nói rằng cuộc sống của ông “đại diện cho một phần quan trọng của câu chuyện Mỹ”. Mãi cho đến gần đây người da đen mới được làm những vị trí cao ở trong nước. Tướng Colin Powell, Ngoại trưởng dưới thời George W. Bush là người Mỹ gốc Phi đầu tiên có một công việc thực sự cao cấp của chính phủ.

Quang Long
.
.
.