Vì sao "chiến dịch chống khủng bố" trường kỳ của Trung Quốc ngày càng rơi vào bế tắc?

Thứ Ba, 02/09/2014, 10:30

Trong khi cần thiết phải có các chính sách khả thi để diệt trừ chủ nghĩa khủng bố, nhiều người dân Trung Quốc cảm thấy "cách giải quyết mạnh tay của chính quyền bằng những biện pháp cực cứng rắn cũng như biện pháp đặc biệt đang dẫn đến sai lầm và làn sóng li khai ở Tân Cương ngày càng trào ngược để đối đấu với chính quyền Trung Quốc.

Gần 100 người chết vì vụ tấn công khùng bố đẫm máu

Chiều ngày 3/8, trong một cuộc họp báo, chính quyền tỉnh Tân Cương cho các cơ quan thông tấn trong nước và quốc tế biết tổng số người thiệt mạng vì vụ tấn công đẫm máu bằng dao vào tuần trước đã lên đến gần 100 người.

Báo chí Trung Quốc đưa tin "các băng đảng có vũ trang" đã tấn công tàn bạo một số đồn cảnh sát và trụ sở công quyền, sau đó quay ra truy sát thường dân bằng dìu và dao, chặn nhiều ngả đường và ép người Muslim Duy Ngô Nhĩ phải "vâng phục" tham gia bạo loạn.

"Đây là vụ tấn công đẫm máu có sự liên kết với các tổ chức khủng bố trong nước và ở nước ngoài tổ chức, có chủ ý, được lập kế hoạch chi tiết và vô cùng tàn độc " trích tuyên bố của chính quyền Tân Cương.

Theo nguồn tin cảnh sát Trung Quốc, quần chúng nhân dân đã hỗ trợ lực lượng cảnh sát lần theo dấu vết các đối tượng khả nghi và vào hôm Thứ sáu (1/8) chúng đã bị phát hiện khi đang lẩn trốn trên một cánh đồng ngô ở xã Karakax.

Cảnh sát đã bắn chết 9 nghi phạm, bắt giữ một nghi phạm sau khi lùa cà bọn vào trong một căn nhà hoang. Bị dồn vào đường cùng, các đối tượng "khủng bố" quyết "mở đường máu" hòng trốn thoát bằng cách ném chất nổ vào những người dân đã giúp đỡ cảnh sát, rất may không có thương vong xảy ra.

Tháng thánh lễ chay Ramadan ở Tân Cương kết thúc trong máu và nước mắt

Khi tháng thánh lễ chay Ramadan kết thúc ở tỉnh Tân Cương vào đầu tuần trước, bạo lực vũ trang đã lan tràn khắp nhiều thị trấn, thôn, xóm, làng mạc và thành phố làm chết hàng chục người dân, trong đó có cả một Imam (lãnh đạo tinh thần của Islam giáo Tân Cương) trong một thánh đường lớn nhất Trung Quốc.

Lực lượng cảnh sát quân đội Trung Quốc chống khủng bố.

Ngay những giờ đầu trong buổi sáng Thứ hai (28/7), một nhóm phần tử cực đoan Di Ngô Nhĩ đã vác rìu và dao phối hợp với nhau để thực hiện một vụ tấn công nhắm vào các cơ quan chính quyền địa phương, đồn cảnh sát và phương tiện giao thông đi lại trên đường ở thị trấn Elixhu.

Sau đó vào hôm thứ Tư (30/7), khi ông Juma Tayier, người ngâm vịnh thiên kinh Quran (Ulm) hướng dẫn tín đồ Islam cầu nguyện trong thánh đường Id Kah Mosque ở thành phố miền Tây Kashgar trở về nhà sau buổi cầu kinh sáng, đã bị 3 đối tượng nam đâm chết vì "hợp tác với Đảng cộng sản", cảnh sát Tân Cương đã tiêu diệt 2 trong 3 tên khủng bố.

Ngày 1/8, các phần tử cực đoan Duy Ngô Nhĩ tiếp tục gây ra tấn công đẫm máu ở khu vực Tây Bắc tỉnh Tân Cương. Tân Cương, một tỉnh có trữ lượng dầu mỏ và khoáng sản lớn đã trở thành một phần đất của Trung Quốc kể từ năm 1949. Nơi đây là quê hương của người Muslim Duy Ngô Nhĩ nói hệ ngôn ngữ Đột Quyết (Turk), đã hàng thập kỷ qua những thành phần cực hữu luôn tìm mọi cách đối đấu và tố cáo chính quyền Bắc Kinh vi phạm nhân quyền cũng như đối xử bất công bằng với người dân tộc thiểu số.

Làn sóng tấn công bạo lực bằng vũ khí ở Tân Cương nói riêng và trên đất nước nói chung ngày càng khiến cho an ninh nội địa Trung Quốc bất ổn.

Trung Quốc mắc sai lầm về mặt chính sách để đối phó với "vấn đề" Tân Cương?

Do đó, trọng tâm "chiến dịch chống khủng bố" trường kỳ của Trung Quốc chủ yếu tập trung vào cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ, những người bị tình nghi dung túng cho các phần tử tôn giáo cực đoan được Al Qaeda hậu thuẫn và Phong trào Vâng mệnh Thiên chúa Đông Turkestan. Trong số 37 người thiệt mạng trong vụ tấn công xảy ra ngày 28/7  có đến 35 người Hán theo tín ngưỡng dân gian Trung Hoa.

Theo nhận xét của tờ Thông tín viên Á châu các nhóm Muslim Duy Ngô Nhĩ cực đoan bất tuân và cực lực phản đối chính sách hoạt động văn hóa, tôn giáo mà chính phủ Trung Quốc áp dụng ở Tân Cương, sinh viên, công chức theo Islam giáo bị hạn chế đến thánh đường, thực hành thánh lễ chay Ramandan. Đặc biệt, cấm trẻ em dưới 18 tuổi học giáo lý, cấm phụ nữ mang khăn che mặt, làm lễ và giảng Kinh Quran nơi công cộng nếu không được sự "cho phép"của chính quyền sẽ có thể đối mặt với án hình sự (?!)

Trong khi cần thiết phải có các chính sách khả thi để diệt trừ chủ nghĩa khủng bố, nhiều người dân Trung Quốc cảm thấy "cách giải quyết mạnh tay của chính quyền bằng những biện pháp cực cứng rắn cũng như biện pháp đặc biệt đang dẫn đến sai lầm và làn sóng li khai ở Tân Cương ngày càng trào ngược để đối đấu với chính quyền Trung Quốc.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng tuyên bố cứng rắn sẽ "chủ động tấn công phủ đầu các nhóm khủng bố ở Tân Cương, trong tháng 7 vừa qua, Bắc Kinh đã kết án 400 bị cáo phạm tham gia các "hoạt động khủng bố."

Tình trạng "bất ổn" ở Tân Cương được cho là bắt nguồn từ "nguyên nhân" sau: vào đầu thập niên 1990 Thế kỷ XX, nhân khẩu học Tân Cương bắt đầu thay đổi cùng với sự thúc đẩy phát triển kinh tế trong khu vực này. Sự di cư của người lao động dân tộc Hán đến Tân Cương được phối hợp chặt chẽ với nỗ lực của chính phủ nhằm "đồng hóa" bản sắc văn hóa Duy Ngô Nhĩ. Các cuộc biểu tình lớn bắt đầu nổ ra vào năm 1997, Trung Quốc đã xử tử 30 phần tử "li khai" kích động bạo lực trên toàn tỉnh Tân Cương

Phạm Hữu Tùng
.
.
.