Vụ bê bối nhà thầu Lầu Năm Góc bán vũ khí cho Trung Quốc

Thứ Sáu, 20/07/2012, 15:28

Trong vòng 6 năm, Mỹ thăm dò và khám phá ra rằng Pratt & Whitney, một nhà cung cấp phần cứng quân sự của Mỹ đã bán phần mềm và máy móc cho phía Trung Quốc nhằm trang bị các loại máy bay tấn công hiện đại nhất cho nước này. Dưới đây là bài điều tra tư liệu toàn cảnh về chuyện này.

Vụ bê bối "Bắt cá 2 tay" của các nhà thầu quốc phòng

Nhà sản xuất động cơ máy bay hàng đầu Canada Pratt & Whitney đã khép lại một cuộc thăm dò kéo dài 6 năm của Mỹ trong tuần qua bằng cách thừa nhận rằng hãng này đã giúp Trung Quốc sản xuất ra loại máy bay trực thăng tấn công hiện đại đầu tiên, hãng đã vi phạm nghiêm trọng luật xuất khẩu của Mỹ và đã nhận một khoản tiền phạt trị giá nhiều triệu USD. "Trường hợp này là một minh chứng rõ ràng nhất về việc xuất khẩu công nghệ nhạy cảm làm giảm các lợi thế quân sự hiện đang sở hữu của chúng tôi", dẫn lời của ông John Morton, Giám đốc Cơ quan thừa hành Hải quan và Di dân Mỹ (ICE) nói trong một tuyên bố vào ngày 28/6/2012.

Lầu Năm Góc đã trao hơn 1,67 tỷ USD trong các hợp đồng với Pratt và các chi nhánh của họ, theo tin từ Hệ thống Dữ liệu đấu thầu liên bang (FPDS). Và kể từ khi Pratt & Whitney bắt đầu giao dịch với Trung Quốc từ tháng 9/2000, hãng này đã nhận được 2,27 tỷ USD từ Bộ Quốc phòng Mỹ.

Nữ trợ lý Tổng chưởng lý, bà Lisa Monaco, tuyên bố hành động "bắt cá 2 tay" của hãng Pratt & Whitney đã làm "tổn hại tới an ninh quốc gia Mỹ vì lợi nhuận và sau đó nói dối với chính phủ".

Nước cờ thâm hiểm của Trung Quốc bị lật tẩy

Về phần mình, hãng Pratt & Whitney đã thừa nhận rằng một số quan chức trong chính phủ Canada đã nhận thức ngay từ đầu rằng làm việc với Trung Quốc chỉ đơn giản là mục đích quân sự. Thiết bị mà phía Pratt & Whitney bán cho Trung Quốc là loại trực thăng hiện đại nhất được ghi ký hiệu là Z10. Mỹ đã có lệnh cấm vận xuất khẩu quân sự cho Trung Quốc kể từ khi xảy ra sự kiện Thiên An Môn vào năm 1989.

Nhưng Pratt & Whitney đã nói cho chính phủ Canada rằng bởi vì động cơ đã được phê duyệt cho xuất khẩu dân sự nên không cần đến giấy phép đặc biệt cho máy bay quân sự. Song chính quyền Canada không đồng ý và yêu cầu Pratt & Whitney phải có giấy phép. Sau khi Pratt & Whitney tiết lộ tin này cho Trung Quốc, tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc (CAIC) đột nhiên hé lộ cho Pratt & Whitney biết rằng họ đang bắt đầu phát triển một phiên bản dân sự của loại máy bay trực thăng quân sự mang ký hiệu Z10C, nó sẽ được dùng cho tham quan, khách VIP doanh nhân và các nhiệm vụ tìm kiếm, cứu hộ. Ban quản lý Pratt & Whitney tỏ ra hoài nghi về chương trình trực thăng dân sự "trên trời rơi xuống" của Trung Quốc, theo lời khai của United Technologies tại toà.

Chính quyền Canada sau khi nghe nói đến một loại máy bay trực thăng song song với Z10 là Z10C của Trung Quốc, đã chấp thuận xuất khẩu 10 động cơ. Hai công ty con của hãng là Pratt & Whitney là United Technologies và Hamilton Sundstrand bắt đầu viết các phần mềm cần thiết để kiểm soát động cơ mà không hề biết rằng nó được dùng để trang bị cho trực thăng quân sự.

Từ tháng 1/2002 đến tháng 10/2003, chi nhánh Hamilton Sundstrand đã xuất khẩu 12 phiên bản phần mềm cho Pratt & Whitney, và sau đó chuyển cho phía Trung Quốc để sử dụng cho việc phát triển ra các mô hình trực thăng Z10.

Khi động cơ và phần mềm được gửi tới Trung Quốc vào tháng 3/2003, đại diện của Pratt & Whitney khi quan sát các trực thăng "dân sự" của nước này đã tỏ ý hoài nghi: "Nơi nào để trực thăng 10 chỗ?" ý là trực thăng chở khách. Chiếc trực thăng mà họ nhìn thấy chỉ có 2 chổ ngồi song song - giống như khoang của trực thăng chiến đấu - và các mô hình vũ khí trên thân máy bay. Theo các công tố viên liên bang - sau khi phỏng vấn các kỹ sư - các quan chức Trung Quốc đã nở nụ cười chế giễu: "Nó luôn là trực thăng chiến đấu!"

Dù Mỹ giận tím mặt song không có chế tài để áp đặt hãng Pratt & Whitney  và "đại gia" này vẫn tiếp tục hoàn thiện dự án của mình. Cuối cùng vào tháng 2/2004, chi nhánh Hamilton Sundstrand cũng té bổ ngửa khi nhận ra ông khách Trung Quốc dùng phần mềm của họ trong mục đích máy bay quân sự, Hamilton lập tức dừng sản xuất trong vòng một tuần.

Cho mãi đến tháng 6/2005, Pratt & Whitney vẫn nuôi hy vọng về các hợp đồng xuất khẩu trực thăng "dân sự" cho phía Trung Quốc. Đầu năm 2006, tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc (CAIC) đã nói với Pratt & Whitney rằng nước này đã chấm dứt việc phát triển máy bay trực thăng dân sự cỡ nhỏ và thay vào đó Trung Quốc sẽ chế tạo loại trực thăng dân sự cỡ lớn, cần nhiều động cơ do Pratt & Whitney chế tạo.

Theo tuyên bố của Bộ Tư pháp Mỹ, lô hàng đầu tiên của loại trực thăng tấn công Z10 đã được chuyển giao cho Giải phóng quân nhân dân Trung Quốc vào 2 năm 2009 và 2010. Phát ngôn viên John Moran của UTC, một công ty với doanh số bán hàng năm 2011 đạt tới 58 tỷ USD, cũng cho hay rằng UTC đã thành lập một "Hội đồng xuất khẩu" mới nhằm kiểm tra nội bộ các lô hàng vũ khí và hiện tại

Thanh Hải (theo Center for Public Integrity)
.
.
.