Kẻ chống lại nước Mỹ được cựu điệp viên Nga xinh đẹp cầu hôn

Thứ Năm, 18/07/2013, 16:19

Người đẹp tóc đỏ Anna Chapman vừa dùng trang mạng xã hội Twitter để ngỏ lời cầu hôn Edward Snowden, người đang bị truy nã vì làm hé lộ chương trình theo dõi tuyệt mật của chính phủ Mỹ.

Là con gái một nhà ngoại giao Nga, Chapman từng thu hút sự quan tâm của thế giới khi cô bị lộ là thành viên của một đường dây gián điệp Nga vào mùa hè năm 2010. Cô thừa nhận là một điệp viên nước ngoài và bị trục xuất về Nga cùng 9 người khác trong một cuộc trao đổi điệp viên Nga - Mỹ. Tại Mỹ, Chapman có vỏ bọc là một nhân viên bất động sản ở thành phố New York.

Kể từ khi trở về nước, Chapman trở thành người nổi tiếng, với tư cách một người mẫu và gương mặt quảng bá cho một ngân hàng Moscow.

Edward Snowden, cựu nhân viên Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), người tiết lộ chương trình giám sát bí mật của chính phủ nước này, đã ở trong khu vực quá cảnh của sân bay quốc tế Sheremetyevo ở Moscow từ hôm 23/6. Theo tổ chức Wikileaks, anh này đã gửi đơn xin tị nạn tới 21 quốc gia nhưng hiện nhiều nước Mỹ Latinh ủng hộ cựu nhân viên CIA cư trú nhất.

Snowden - mẫu người hùng cho Hollywood. Người hùng đơn độc trốn chạy thế lực hùng mạnh nhất thế giới trong cuộc săn đuổi đậm màu sắc gián điệp ở quy mô toàn cầu - câu chuyện về Edward Snowden có những đặc điểm hoàn hảo cho một cuốn tiểu thuyết có thể dựng thành phim.

Phần kết hiện giờ vẫn chưa rõ ra sao cho câu chuyện đậm màu sắc Jason Bourne (cựu điệp viên CIA bị truy đuổi trong loạt phim ăn khách của Hollywood) này. Với những người ủng hộ Snowden, việc anh vạch mặt chương trình thu thập thông tin bí mật của Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) là hành động của một người hùng. Với chính quyền Mỹ, chuyên viên công nghệ thông tin 30 tuổi này lại là kẻ phản bội tổ quốc.

Snowden nhận được nhiều sự thông cảm trên toàn thế giới, nhưng ở Washington, tốt đẹp nhất thì anh bị coi là một kẻ ngu ngốc đã phạm sai lầm chết người, còn xấu nhất thì anh là kẻ phản bội tổ quốc, phục vụ cho kẻ thù.

Cho tới giờ, kịch bản của cuốn phim đã có nhiều tình tiết hết sức kịch tính, bắt đầu với quyết định của Snowden bỏ cô bạn gái làm nghề múa cột ở Hawaii để sang Hong Kong vào tháng 5, bắt đầu cuộc đời trốn chạy.

Giống như những người khác theo dõi vụ việc, Duns hy vọng một cuốn phim hoặc sách về Snowden sẽ sớm ra mắt. Tuy nhiên, chúng đều có thể sẽ bị NSA kiểm duyệt bởi lẽ tổ chức này bí mật và quyền lực tới mức từng được gọi là "No Such Agency" (Không có cơ quan nào như thế, một kiểu chơi chữ tên viết tắt của NSA: National Security Ageny: Cơ quan An ninh quốc gia).

NSA từng được đưa lên phim, nổi tiếng nhất có lẽ là trong tác phẩm ăn khách năm 1998 "Enemy of the State," với sự tham gia của các tài tử Will Smith và Gene Hackman. Được làm trước những vụ tấn công 11/9/2001, bộ phim tiết lộ phần nào quy mô của cỗ máy do thám khổng lồ NSA, với những tình tiết cho thấy, tổ chức này sẽ không từ thủ đoạn nào để mở rộng quyền lực và che giấu những bí mật.

Snowden ngày 17/6 cũng nói rằng, chính quyền Mỹ "sẽ sát hại tôi," nhưng tôi quyết không nhượng bộ. "Sự thật sẽ đến, và không thể ngăn cản", anh nói với các độc giả của báo Anh Guardian, một tuyên bố có thể lấy làm slogan cho cuốn phim tương lai của Hollywood. Cốt truyện thì đã có sẵn.

Để tăng thêm phần điện ảnh, báo Mỹ New York Times dẫn lời một chuyên gia nói, trong tủ lạnh nên có rất nhiều rượu martini, lựa chọn ưa thích của điệp viên màn ảnh huyền thoại James Bond.

Với tất cả những chi tiết đó, bất cứ bộ phim nào muốn phản ánh lại trung thực hành trình của Snowden sẽ cần một ngân sách khổng lồ với các điểm quay Hawaii, Hong Kong, Nga, chưa kể những bối cảnh ở Washington, Bắc Kinh, Cuba và Nam Mỹ.

Giống như Tom Hanks trong phim "The Terminal", Snowden giờ mắc kẹt ở sân bay Moscow, nơi anh tính toán bước đi tiếp theo của mình sau khi một loạt đơn xin tị nạn được gửi đi và chỉ nhận được những cái lắc đầu hoặc thái độ lãnh đạm.

Trong khi đó Nhà Trắng đang giận dữ và sử dụng mọi kênh có thể để quyết đưa cho bằng được con người 30 tuổi này về đất Mỹ với tội danh vi phạm luật chống gián điệp.

"Câu chuyện có rất nhiều phiên bản kịch tính, có lẽ vì những nhân tố xấu-tốt, thiện-ác quá mơ hồ"- giáo sư Robert Thompson, một học giả về văn hóa đại chúng tại đại học Syracuse, bang New York, bình luận.

"Tôi tưởng tượng một bộ phim sẽ mô tả hình ảnh Snowden không phải người hùng nhưng cũng không phải tội đồ, một câu chuyện Mỹ hết sức hiện đại"- ông nói

Trường Minh (tổng hợp)
.
.
.